Săn mây đẹp quên lối về ở núi Lảo Thẩn, Lào Cai

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

Cao 2.860m, đỉnh Lảo Thẩn vẫn được gọi bằng một cái tên thân thuộc là nóc nhà của Y Tý đại ngàn. Hành trình leo ngọn núi này không quá khó nhưng vẫn là một trải nghiệm rất thú vị trước vẻ đẹp hùng vĩ, mơ mộng, phiêu bồng như một cuộc lãng du.

 

Cao 2.860m, đỉnh Lảo Thẩn vẫn được gọi bằng một cái tên thân thuộc là nóc nhà của Y Tý đại ngàn. Hành trình leo ngọn núi này không quá khó nhưng vẫn là một trải nghiệm rất thú vị trước vẻ đẹp hùng vĩ, mơ mộng, phiêu bồng như một cuộc lãng du.
Cao 2.860m, đỉnh Lảo Thẩn vẫn được gọi bằng một cái tên thân thuộc là nóc nhà của Y Tý đại ngàn. Hành trình leo ngọn núi này không quá khó nhưng vẫn là một trải nghiệm rất thú vị trước vẻ đẹp hùng vĩ, mơ mộng, phiêu bồng như một cuộc lãng du.




Hành trình leo đỉnh Lảo Thẩn bắt đầu từ bản Phìn Hồ nhưng trước đó, du khách phải đi xe máy khoảng 7km từ trung tâm Y Tý qua một con đường đất khá gập ghềnh. Tổng đoạn đường phải leo từ Phìn Hồ lên đỉnh Lảo Thẩn cả hai chiều lên và xuống là 16km. Đường khá dốc nhưng không quá khó, chỉ cần du khách có sức khỏe ổn định và tinh thần tốt là leo thoải mái, hòa mình trong vẻ đẹp của những khu rừng thưa, bãi cây bụi, đồi cỏ dại. Trên ngọn núi này không có rừng rậm mà toàn là cây bụi nhỏ, trải rộng như một thảo nguyên bát ngát.

 

 Lảo Thẩn trong một chiều nắng rực rỡ làm tăng thêm cõi mộng ảo của khu vực này.
Lảo Thẩn trong một chiều nắng rực rỡ làm tăng thêm cõi mộng ảo của khu vực này.



Lảo Thẩn trong một chiều nắng rực rỡ, những ánh nắng chiều xuyên mây tạo nên vạt ray sáng lung linh, huyền ảo. Trước khoảnh khắc hiếm có của thiên nhiên, mỗi du khách đều có thể tận hưởng, và ngắm nhìn những vạt nắng chiều làm khung cảnh trở nên rực rỡ.

Từng mảng sáng trên nền trời xanh ngắt, cỏ úa vàng vương vấn cùng bước chân lữ khách. Những cây rừng khô cằn còn sót lại cắt hình trên nền trời, hòa cùng gió thốc giữa không gian kỳ vĩ, tĩnh lặng tạo nên vẻ đẹp đầy liêu trai và cổ kính. Cảm giác về miền biên viễn, nỗi hoang liêu, tịch mịch thật rõ rệt.


 

Buổi tối buông xuống sẽ đến nhanh hơn trên núi Lảo Thẩn.
Buổi tối buông xuống sẽ đến nhanh hơn trên núi Lảo Thẩn.



Khoảnh khắc cuối ngày luôn là sự thăng hoa của vẻ đẹp hoàng hôn. Chiều dần buông, nắng chói lòa, lấp lánh ánh vàng rồi khuất núi. Tất cả chìm vào cái tĩnh vắng, bình yên, nguyên sơ như mộng của núi đồi. Sương chiều bao trùm tạo nên nét hư ảo trên những dãy núi điệp trùng.

Tuy nhiên, Lảo Thẩn hấp dẫn nhất là vẻ đẹp của bình minh trên biển mây đại ngàn. Vì thế, du khách nên bắt đầu leo lên đỉnh núi từ khoảng 4h30 sáng. Mất gần một tiếng để lên đỉnh, chờ ánh sáng đầu tiên của hừng đông và mặt trời dần lên. Phụ thuộc vào thời tiết mà du khách có thể gặp may hay không vì gió lớn có thể sẽ che khuất biển mây và mặt trời. Nếu may mắn, du khách cũng có thể tranh thủ từng khoảnh khắc để chụp biển mây ló ra từ những đợt mù liên tiếp kéo tới trong những cơn gió lạnh run rẩy.


 

Các cô gái dân tộc thường xuyên lên và xuống núi Lảo Thẩn để làm việc và sinh sống.
Các cô gái dân tộc thường xuyên lên và xuống núi Lảo Thẩn để làm việc và sinh sống.



Gặp bình minh trên biển mây Lảo Thẩn cũng cần có sự may mắn. Tuy nhiên, dẫu không gặp biển mây thì cung đường trekking đầy mây bay, hoa nở cũng đủ làm say đắm lòng người. Mây vờn, ôm núi, núi mờ trong mây gợi lên nét bảng lảng, quyến rũ đặc biệt của núi rừng Tây Bắc.

Lảo Thẩn hấp dẫn đặc biệt với những du khách thích chụp ảnh. Trên chặng đường trekking tuy ngắn nhưng có rất nhiều điểm chụp ảnh đẹp, ấn tượng đặc biệt mà các du khách trẻ vẫn gọi là "các view sống ảo". Một tảng đá, con đường mòn, hay bất cứ một vùng hoa cỏ nào cũng đủ cho du khách bức ảnh có một không hai. 


 

Trung tâm Y Tý luôn nhộn nhịp và tấp nập, thường xuyên diễn ra các lễ hội của người dân tộc bản địa.
Trung tâm Y Tý luôn nhộn nhịp và tấp nập, thường xuyên diễn ra các lễ hội của người dân tộc bản địa.


Như tất cả các ngọn núi khác, Lảo Thẩn gắn với đời sống, con người, nhất là đồng bào dân tộc H’Mông. Núi rừng hùng vĩ, hiểm trở, cheo leo chính là nơi lý tưởng để họ sống. Dọc đường du khách sẽ gặp rất nhiều người lên núi thu hoạch cây thuốc đã trồng từ đầu mùa, hay những đứa trẻ đi kiếm củi. Những chiếc gùi nặng như gồng gánh cả cuộc đời mưu sinh nhọc nhằn.

Song chính những con người ấy, đang lặng lẽ giữ gìn vẻ đẹp thuần phác, trong trẻo, mơ mộng, để mỗi lần đến và về, du khách vẫn muốn quay trở lại, ở lâu hơn để cùng ngắm, cảm  nhận và tận hưởng nhiều hơn không gian, cảnh đẹp và cuộc sống miền sơn cước.

Tuấn Đạt (LĐO)
 

Có thể bạn quan tâm

Đi du lịch trước Tết, cảm nhận sắc Xuân sớm

Đi du lịch trước Tết, cảm nhận sắc Xuân sớm

Với mong muốn mang đến cho du khách trải nghiệm đặc biệt, chứng kiến không khí chuẩn bị đón Tết Nguyên đán Quý Mão ở các đô thị hay vùng quê, nhiều doanh nghiệp dịch vụ lữ hành, điểm đến ở Nam Bộ đã sớm hoàn thiện sản phẩm, khai thác chùm tour, tuyến du lịch đón Xuân sớm.