Sâm Việt giữa muôn vàn khó khăn: Mua sâm ở Lai Châu, thượng vàng hạ cám

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
0:00 / 0:00
0:00
  • Nam miền Bắc
  • Nữ miền Bắc
  • Nữ miền Nam
  • Nam miền Nam
Sâm Ngọc Linh, Lai Châu của Việt Nam được coi như 'quốc bảo', nhưng hiện tình trạng mua bán sâm dỏm, sâm lậu, nhiều quy định bất hợp lý... vô hình trung đẩy loại thảo dược có giá trị kinh tế cao này đối mặt muôn vàn khó khăn.

Điều đó có thể dẫn đến thực tế khó đạt được mục tiêu của "Chương trình phát triển sâm Việt Nam đến năm 2030..." do Thủ tướng đã "đặt hàng".

Đại lý, HTX "tiếp tay" cho sâm dỏm

Trong vai người có nhu cầu tìm mua nguyên liệu sâm Lai Châu (SLC) để ngâm rượu, phát triển thương hiệu SLC ở Hà Nội, PV Thanh Niên đến một cửa hàng ở tỉnh Lai Châu có tên là H.B.P trên đường Lê Duẩn (P.Tân Phong, TP.Lai Châu).

PV Thanh Niên xem cây sâm được bà B. quảng cáo là sâm rừng (sâm tự nhiên) tại cửa hàng

PV Thanh Niên xem cây sâm được bà B. quảng cáo là sâm rừng (sâm tự nhiên) tại cửa hàng

Ở đây, đập vào mắt chúng tôi là những bình rượu sâm, tam thất... khổng lồ được chủ cửa hàng trưng bày, với giá hàng chục, thậm chí cả trăm triệu đồng. Tiếp đón chúng tôi là một phụ nữ trung niên tên N.T.B.

Sau 15 phút trò chuyện, chúng tôi bắt đầu đề cập đến giá của từng loại SLC mà cửa hàng đang bán. Bà B. cho biết vườn sâm của công ty được trồng tại núi Pu Si Lung (H.Mường Tè, tỉnh Điện Biên), nếu mua với số lượng lớn thì có thể được chiết khấu 30%.

Bà B. cũng giới thiệu, với loại sâm trồng có tuổi đời từ 7 - 9 năm (không cần hình thức đẹp) thì giá khoảng 15 triệu đồng/kg, loại đẹp hơn khoảng 25 triệu đồng/kg, nếu mua chúng tôi sẽ được dẫn đến tận nhà dân chọn từng củ. Tuy nhiên, 2 loại sâm này không có phiếu xuất và hóa đơn. Còn chất lượng tương tự mà là "hàng công ty", có giấy tờ đầy đủ, được niêm yết thì giá từ 55 - 73 triệu đồng/kg.

Bà B. cầm số tiền 1,5 triệu đồng bán sâm lậu

Bà B. cầm số tiền 1,5 triệu đồng bán sâm lậu

Do không có giấy tờ xuất xứ nên chúng tôi từ chối mua thì bất ngờ bà B. chủ động giới thiệu về một loại sâm xấu, rẻ tiền hơn. Nói xong, bà B. bấm điện thoại gọi cho một ai đó, nói: "Mang cho cô hàng rẻ, cô đang có khách Hà Nội lên, đem ra luôn đi, hàng rẻ hôm qua đăng ý".

Khoảng 15 phút sau, một người đàn ông đi xe máy tới cửa hàng, tay cầm theo 1 túi ni lông màu đen chứa hàng chục ký "sâm nhập". Bà B. cho biết lô "sâm nhập" này có giá 1,5 triệu đồng/kg. Tiếp đó, bà B. mang thêm từ trong kho ra một loại SLC có tuổi đời 7 năm khác với giá 7 triệu đồng/kg để chúng tôi lựa chọn. Cầm trên tay củ sâm bụ bẫm, vỏ bóng nhẫy, chúng tôi hỏi về giấy tờ chứng minh nguồn gốc xuất xứ thì bà B. bảo "làm gì có". "Sâm nhập" ở đây là SLC nhập lậu từ Trung Quốc (TQ) nên không có giấy tờ. Loại sâm này được bón phân kích thích nên dù tuổi đời chỉ 1 - 2 năm nhưng củ rất to, nếu dùng để ngâm rượu thì màu nước ra đỏ hơn so với SLC chuẩn và cũng ít chất saponin hơn.

Tiếp tục tìm đến một hợp tác xã (HTX) sâm trên đường Điện Biên Phủ (P.Tân Phong, TP.Lai Châu), chúng tôi được biết cơ sở này do ông T.T.N là người đại diện pháp luật. Để nâng tầm giá trị cũng như thương hiệu của HTX, bên trong cửa hàng trưng bày rất nhiều bình rượu sâm, được giới thiệu có bình chứa SLC tự nhiên 80 năm, có khách từng trả 5 tỉ đồng, tam thất lớn với giá hàng chục đến hàng trăm triệu đồng.

Thấy chúng tôi ngỏ ý muốn mua số lượng lớn, nam nhân viên liền gọi điện cho ông N. đến cơ sở. Sau khi thăm dò, ông N. giới thiệu bản thân là người nhiều sâm nhất Lai Châu với những vườn trồng sâm rộng hàng chục héc ta, nhưng cũng chưa có mã vùng trồng (yếu tố quan trọng nhất trong việc chứng minh sâm chính hiệu).

Bà B. giới thiệu sâm nhập lậu tại cửa hàng

Bà B. giới thiệu sâm nhập lậu tại cửa hàng

Thấy chúng tôi không hào hứng với sản phẩm sâm trồng tại vườn, ông N. cho biết: "Nếu mua sâm rẻ mà cần giấy tờ thì vẫn viết được, nhưng phải viết hóa đơn giá cao để "qua mặt" cơ quan chức năng". Ông này còn khoe rằng có thể thu gom SLC của người dân được khoảng 50 - 100 kg, loại sâm này có tuổi đời trên 6 năm, với giá từ 60 - 70 triệu đồng/kg.

Khi chúng tôi nói mức giá trên thì "không mua nổi", ông N. tiếp tục gợi ý hàng sâm tự nhiên được chia thành nhiều phân khúc đắt, trung bình và rẻ, sâm trồng của bà con cũng vậy. Hàng sâm trồng giá rẻ khoảng 10 - 12 triệu đồng/kg, rẻ hơn nữa là sâm nhập của TQ do người dân lấy về vùi lại (trồng lại ở Điện Biên để giảm chất kích thích - PV), có giá 4 - 5 triệu đồng/kg. Những loại sâm rẻ này đều không có giấy tờ.

Nhập từ Trung Quốc về trồng thì… mới có lãi!

Sau màn quảng cáo về các loại SLC từ "thượng vàng" đến "hạ cám", ông N. dẫn chúng tôi đến một "kho hàng" cách HTX vài cây số, là nhà của một hộ dân người bản địa. Bước vào trong, chỉ tay vào 3 túi sâm ước lượng khoảng 30 kg dưới nền nhà, ông N. giới thiệu đây là sâm vùi giá 5 triệu đồng/kg, không giấy tờ. Để tạo thêm sự tin tưởng, người dân còn khẳng định 3 túi sâm này được chính họ trồng từ hạt tại vườn.

Tại một nhà dân cách trụ sở HTX vài cây số, ông N. giới thiệu sâm nhập lậu từ Trung Quốc

Tại một nhà dân cách trụ sở HTX vài cây số, ông N. giới thiệu sâm nhập lậu từ Trung Quốc

Khi nghe chúng tôi bắt bẻ về mẫu mã của 3 túi sâm, ông N. mới thừa nhận đây là sâm được người dân nhập lậu từ TQ, rồi mang đi trồng lại để bán kiếm lợi nhuận.

"Bà con trồng nhỏ lẻ nên tôi hỗ trợ kết nối. Vậy nên khi gọi mỗi người mang 1 túi sang. Tôi chỉ kết nối để kiếm chút hoa hồng thôi. Chỗ kinh doanh nên tôi chia sẻ thật, người dân nhập sâm từ TQ về trồng thì mới có lãi", ông N. phân bua.

Trước đó, tại cửa hàng H.B.P, sau khi chúng tôi bỏ ra 1,5 triệu đồng để mua 5 lạng sâm lậu và 1 củ sâm trồng được quảng cáo có tuổi đời 7 năm, bà B. còn khẳng định nếu muốn lấy "sâm nhập" để ngâm rượu thì bao nhiêu cũng có, kể cả chuyển từ Lai Châu về Hà Nội sẽ được ship tận nơi. Có lẽ do cảm thấy chột dạ nên sau khi giao dịch hoàn tất, bà B. bồi thêm câu bà "chỉ lấy hộ" loại sâm rẻ này thôi...

Rõ ràng, dù đang làm chủ cơ sở, tổ chức kinh doanh sâm chính hiệu nhưng thay vì bảo vệ "quốc bảo", bà B. và ông N. lại đang tiếp tay cho sâm lậu.

(còn tiếp)

Có thể xử lý hình sự

Trả lời Thanh Niên, ông Nguyễn Văn Biển, Chi cục trưởng Chi cục Kiểm lâm tỉnh Lai Châu (Sở NN-PTNT tỉnh Lai Châu), cho biết những năm qua, khi thấy giá trị cao của giống SLC, địa phương đã ban hành chương trình bảo tồn bảo vệ và phát triển loại "quốc bảo" này.

Ông Nguyễn Văn Biển

Ông Nguyễn Văn Biển

Số liệu thống kê thể hiện, từ ngày 1.1.2022 - 15.6.2024, Chi cục Kiểm lâm tỉnh Lai Châu và kiểm lâm các huyện đã phát hiện và xử lý vi phạm hành chính 22 vụ, với tổng khối lượng 400 kg củ, thân, lá… sâm. Tổng số tiền xử phạt là 154 triệu đồng.

"Những năm trước đây, tình trạng này còn nhức nhối. Gần đây, tỉnh chỉ đạo rất quyết liệt, các cơ quan, đơn vị làm rất căng vấn đề này nên việc buôn bán, giao dịch sâm lậu, sâm không có nguồn gốc, xuất xứ đã có phần thuyên giảm", ông Biển nhìn nhận.

Đáng chú ý, từ hình ảnh do chúng tôi cung cấp, cùng với việc quan sát trực tiếp túi sâm chúng tôi mua ở cửa hàng H.B.P và hình ảnh giới thiệu sâm từ người của HTX, ông Biển khẳng định những củ sâm này đều là hàng nhập từ TQ.

"Nếu cá nhân, tổ chức mượn danh để làm trái quy định của pháp luật thì có thể thu hồi giấy phép, tùy theo mức độ vi phạm sẽ có xử lý hành chính hoặc hình sự", ông Biển nói.

Có thể bạn quan tâm

“Lá lành đùm lá rách”

“Lá lành đùm lá rách”

Các phần quà được đóng gói cẩn thận đã và đang được người dân trên địa bàn tỉnh gửi ra đồng bào các tỉnh miền Bắc bị ảnh hưởng của bão lũ. “Một miếng khi đói bằng một gói khi no”, ai nấy đều mong muốn chia sẻ, cùng đồng bào miền Bắc vượt qua những khó khăn, đau thương.
Di sản của một vị tướng

Di sản của một vị tướng

Hôm qua 12-9-2024, chuyến xe đưa Thiếu tướng Lê Phi Long đi và không về. Chuyến xe đó từng có trong hình dung thấp thỏm của các con ông từ 60 năm trước. Khi ấy, Đại tá Lê Trung Dũng (con trai tướng Long) còn là một đứa trẻ...
Đêm không ngủ ở Làng Nủ

Đêm không ngủ ở Làng Nủ

1 giờ 40 phút ngày 13-9, Hoàng Văn Quyển gọi giật đánh thức tôi dậy. Ngoài trời đang mưa rất to. "Mình di chuyển sang nhà bố em thôi anh. Đang nguy hiểm lắm" - Quyển đưa chiếc áo mưa, rồi cùng vợ và tôi mang theo những thứ cần thiết rồi rời khỏi nhà.
'Đê' mắm giữ bờ

'Đê' mắm giữ bờ

Tháng 7, tháng 8 âm lịch là thời điểm trái mắm già rụng, người dân Cà Mau thường lượm về trồng, sử dụng lưới mành và cọc để giữ trái không bị cuốn trôi. Sau khoảng một năm, cây mắm bắt đầu phát huy hiệu quả trong việc giữ đất.
Kỳ 1: Nỗi lo từ... 'khúc ruột' miền Trung

Kỳ 1: Nỗi lo từ... 'khúc ruột' miền Trung

Thời gian qua, thực hiện chỉ đạo của Bộ Công an, Công an các đơn vị, địa phương, trong đó nòng cốt là lực lượng Cảnh sát phòng, chống tội phạm về môi trường (Bộ Công an) tăng cường công tác phòng ngừa, phát hiện, xử lý tội phạm, vi phạm pháp luật.
Thầy tôi

Thầy tôi

Tôi vẫn nhớ như in lời thầy Linh “Phải chấm dấu chấm trên chữ I”, và cố giữ lấy sự ngay thẳng tâm hồn. Cái dấu chấm ấy ngày nay ít còn ai viết, nhưng giọng thầy Linh của tôi vẫn mãi là lời dặn ân cần.

Dành tình thương cho học trò vùng khó - Kỳ 2: Người cha đặc biệt của trò nghèo

Mang chữ đến vùng khó Gia Lai- Kỳ 2: Những người cha đặc biệt của trò nghèo

(GLO)- Không chỉ mang tri thức đến với học sinh, nhiều giáo viên còn chăm lo các em từ bữa ăn sáng, suất học bổng đến hỗ trợ sinh kế, xây dựng nhà ở. Mỗi thầy giáo như một người cha đặc biệt, trở thành điểm tựa yêu thương để trò nghèo kiên trì bám lớp, bám trường.
Tội ác trong một mái ấm

Tội ác trong một mái ấm

Trong khi công tác bảo trợ trẻ mồ côi cũng như các chương trình chăm sóc bảo vệ trẻ em ở TP.HCM ngày càng được xã hội quan tâm và hầu hết mái ấm tình thương đều đóng góp tích cực vào hoạt động ý nghĩa này, thì vẫn có nơi đã, đang diễn ra những hành vi vô nhân tính.
Dưới lớp tro tàn Tân Lập

Dưới lớp tro tàn Tân Lập

(GLO)- Những phát hiện mới về Tân Lập gần đây cho phép khẳng định nơi này từng là một làng quê trù phú của người Việt. Hành động bức tử, xóa sổ Tân Lập (nay thuộc xã Đăk Hlơ, huyện Kbang) của giặc Pháp hồi tháng 3-1947 chỉ có tác dụng nhất thời.