'Rác quảng cáo' đô thị  

Theo dõi Báo Gia Lai trênGoogle News

Suốt nhiều năm qua, trong khi các địa phương nỗ lực phát triển đô thị văn minh, văn hóa thì tình trạng 'rác quảng cáo' ở một số thành phố lớn vẫn 'sống cùng năm tháng'.

Cứ thế, người dân ở nhiều TP, không chỉ riêng gì TP.HCM, đã quá quen với việc nhan nhản những quảng cáo được in, dán trên các cột điện, bờ tường. Nội dung quảng cáo thì thượng vàng hạ cám, từ trị yếu sinh lý, thông cống, khoan cắt bê tông cho đến… rao bán bất động sản. Sự tồn tại của các loại “rác quảng cáo” như vậy không chỉ làm mất mỹ quan đô thị mà còn là nơi khởi nguồn của những chiêu trò dụ dỗ ẩn chứa nhiều rủi ro cho không ít người, điển hình là quảng cáo cho vay nóng, vay qua mạng… gần đây cũng đã xuất hiện ở một số nơi công cộng.

Bao năm qua, mỗi khi dư luận bức xúc với thực trạng trên thì các cơ quan chức năng lại đưa ra các chiến dịch xử lý, dọn dẹp cùng nhiều giải pháp có vẻ rất khả thi như khóa các số điện thoại liên quan “rác quảng cáo”... Thế nhưng, thực tế như đã nói, sau bao chiến dịch thì “rác quảng cáo” vẫn nhởn nhơ tồn tại. Thậm chí, có người còn nói vui rằng đó là “đặc sản” mà không dễ có ở nhiều đô thị trên thế giới, nhiều người khi nhắc đến thì chỉ biết lắc đầu kiểu: “chán chẳng muốn nói nữa”.

Trong khi đó, các cơ quan chức năng cũng luôn đưa ra những khó khăn để giải thích cho sự tồn tại của “đặc sản” trên, như: Các đối tượng thường lén lút làm ban đêm, buổi trưa vắng người, thao tác nhanh, kín… nên khó phát hiện. Nhưng liệu các đối tượng thao tác có nhanh hơn những kẻ cướp giật, có kín hơn những kẻ trộm cắp? Thế mà, đối tượng cướp giật, trộm cắp vẫn liên tục bị bắt, còn những đối tượng dán, vẽ “rác quảng cáo” thì lâu nay bị xử lý thế nào? Bao nhiêu trường hợp đã bị xử lý? Bao nhiêu số điện thoại liên quan “rác quảng cáo” đã bị khóa? Càng khó hiểu hơn, khi nhiều mẫu quảng cáo như vậy xuất hiện trải dài ở nhiều vị trí trên một tuyến đường, tức là hành vi lặp đi lặp lại chứ không phải chỉ thoáng qua một lần rồi xong.

Việc quản lý một đô thị, nhất là những đô thị lớn như TP.HCM, thì chắc chắn không dễ dàng và có vô vàn khó khăn, nhưng điều đó chẳng đồng nghĩa với việc năm này qua năm kia vẫn không thể giải quyết những tồn tại như “rác quảng cáo”. Sau bao năm, các cơ quan chức năng cần xắn tay áo vào giải quyết triệt để, bởi khi còn những thứ “đặc sản” như vậy thì khó có thể nói chuyện đô thị văn minh.

Theo PHÁT TIẾN (TNO)

Có thể bạn quan tâm

Cái gì mới mà hay thì phải làm!

Cái gì mới mà hay thì phải làm!

Trong báo cáo của Chính phủ trình Quốc hội tại kỳ họp thứ 8, Thủ tướng Chính phủ đã nhấn mạnh: đổi mới mạnh mẽ tư duy, cách nghĩ, cách làm như lời Chủ tịch Hồ Chí Minh từng căn dặn Cái gì cũ mà xấu thì phải bỏ. Cái gì cũ mà không xấu, nhưng phiền phức thì phải sửa đổi cho hợp lý.

Dứt khoát khi làm luật

Dứt khoát khi làm luật

Trong chuyến đi mới đây, trước khi máy bay hạ cánh để quá cảnh Đài Loan, người viết được nghe phi hành đoàn chuyến bay nhắc nhở hành khách không được mang thuốc lá điện tử vào vùng lãnh thổ này, vì chính quyền sở tại cấm thuốc lá điện tử.

Lan tỏa Không gian văn hóa Hồ Chí Minh

Lan tỏa Không gian văn hóa Hồ Chí Minh

Buổi sinh hoạt ngoại khóa của khối lớp 4 Trường Tiểu học Đinh Tiên Hoàng (TP Thủ Đức, TPHCM) mới đây trong Không gian văn hóa Hồ Chí Minh được xây dựng theo mô hình không gian mở tại khu phố 8 (phường Hiệp Phú, TP Thủ Đức) diễn ra sôi nổi.

Hiệu quả thực hành nghề nghiệp

Hiệu quả thực hành nghề nghiệp

Nếu có dịp nào đó chuyện trò với những sinh viên từng trải nghiệm thực tế ở doanh nghiệp trong một kỳ thực tập hoặc một trong những buổi học theo mô hình "học phần doanh nghiệp", chắc chắn sẽ có nhiều vấn đề đáng để suy nghĩ cả về phía nhà trường lẫn về phía doanh nghiệp.