Tiếp tục làm mới động lực tăng trưởng truyền thống

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

(GLO)- Chỉ còn hơn 1 tháng rưỡi nữa là kết thúc năm 2024. Những chỉ số của nền kinh tế trong tháng 10 và 10 tháng qua vừa được Tổng cục Thống kê công bố cho thấy kinh tế đã có nhiều chuyển biến tích cực.

gn108.png
Ảnh minh hoạ. Nguồn: Internet

Đó là cơ sở để kỳ vọng kết thúc năm nay, chúng ta sẽ đạt và vượt các mục tiêu đặt ra, hoàn thành bức tranh tổng thể kinh tế Việt Nam với nhiều gam màu sáng trên cơ sở tiếp tục làm mới các động lực tăng trưởng truyền thống.

Là một trong các trụ cột tăng trưởng chính của nền kinh tế, 10 tháng qua, xuất khẩu tiếp tục đạt được những kết quả quan trọng. Kim ngạch sơ bộ đạt gần 336 tỷ USD, tăng 14,9% so với cùng kỳ năm trước. Trong đó, khu vực kinh tế trong nước vươn lên mạnh mẽ với mức tăng trưởng xuất khẩu hơn 20%.

Nguồn lực nội sinh của nền kinh tế đang dần được củng cố, nâng cao. Chỉ số sản xuất công nghiệp ước tăng 8,3% so với cùng kỳ năm trước với sự đóng góp lớn của công nghiệp chế biến chế tạo. Vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài thực hiện tăng hơn 8% so với cùng kỳ năm ngoái. Đầu tư nước ngoài có xu hướng tăng lên, đặc biệt là nhiều dự án lớn ở các lĩnh vực bán dẫn, năng lượng được đầu tư mới và tăng vốn. 10 tháng qua, khách quốc tế đến Việt Nam đạt 14,1 triệu lượt, tăng 41,3% so với cùng kỳ năm trước. Bình quân 10 tháng năm 2024, chỉ số giá tiêu dùng CPI tăng 3,78% so với cùng kỳ năm ngoái; lạm phát cơ bản tăng 2,69%.

Đó là những điểm sáng của nền kinh tế đất nước trong hơn 3/4 chặng đường của năm 2024. Những con số thống kê ấy đã cho thấy mục tiêu “ưu tiên tăng trưởng, ổn định vĩ mô, kiểm soát lạm phát” mà Chính phủ đặt ra đang dần được hiện thực hóa.

Tại kỳ họp thứ 8 Quốc hội khóa XV, Ủy ban Kinh tế của Quốc hội nhận định: Vượt qua khó khăn, thách thức, kinh tế-xã hội nước ta tiếp tục xu hướng phục hồi và phát triển, đạt được nhiều kết quả quan trọng, toàn diện trên tất cả các lĩnh vực. Qua các phiên thảo luận về tình hình kinh tế-xã hội, các đại biểu Quốc hội cũng thống nhất cao với nhận định này.

Còn hơn 1 tháng rưỡi nữa là kết thúc năm 2024. Để tăng tốc về đích đúng hẹn với kỳ vọng tăng trưởng kinh tế đạt trên 7%, Chính phủ xác định 3 động lực tăng trưởng truyền thống gồm xuất khẩu, đầu tư và tiêu dùng vẫn cần được tiếp sức để nền kinh tế nhanh chóng phục hồi trở lại như mức tăng cao của năm 2019, trước khi xảy ra đại dịch Covid-19.

Mặc dù trong bối cảnh còn nhiều rủi ro, xung đột địa chính trị làm ảnh hưởng trực tiếp đến chuỗi cung ứng, giá cước vận tải biển vẫn cao… nhưng Bộ Công thương nhận định xuất khẩu hàng hóa cuối năm có triển vọng tăng trưởng do các nhà bán lẻ toàn cầu tăng cường dự trữ hàng hóa cho các dịp lễ lớn, thị trường xuất khẩu thuộc các FTA tiếp tục có tác động tích cực, duy trì lợi thế của Việt Nam trong hoạt động thương mại, đầu tư. Để khai thác những cơ hội thị trường này cần sự năng động của doanh nghiệp cùng sự tiếp sức của cơ quan xúc tiến thương mại.

Những “điểm nghẽn” trong đầu tư công cũng cần được quyết liệt tháo gỡ để đầu tư công có tác động lan tỏa, dẫn dắt đầu tư tư, thu hút đầu tư toàn xã hội theo định hướng tăng trưởng xanh, bền vững. Chính phủ đang rất quyết tâm thúc đẩy việc giải ngân nguồn vốn quan trọng này, phấn đấu tỷ lệ giải ngân đạt 95% kế hoạch giao.

Làm mới các động lực tăng trưởng truyền thống, khai thác hiệu quả động lực tăng trưởng mới như kinh tế số vào tăng trưởng GDP, tốc độ tăng năng suất lao động, kinh tế xanh… là những định hướng đã được nhiều lần đề cập trong các nghị quyết của Quốc hội, Chính phủ. Với cộng đồng doanh nghiệp, cần tiếp tục tạo môi trường kinh doanh thuận lợi, minh bạch để củng cố niềm tin, giúp các doanh nghiệp lớn yên tâm đầu tư phát triển, vươn lên khẳng định vị thế, xây dựng thương hiệu quốc gia; doanh nghiệp nhỏ, siêu nhỏ, doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo có động lực gia nhập thị trường.

Tại phiên khai mạc kỳ họp thứ 8 Quốc hội khóa XV, Tổng Bí thư Tô Lâm đã yêu cầu tháo gỡ những “điểm nghẽn” của thể chế để mọi người dân, doanh nghiệp an tâm bỏ vốn làm ăn, làm giàu cho mình và đóng góp cho đất nước.

Với tinh thần “chỉ bàn làm, không bàn lùi”, sự quyết tâm của Chính phủ, sự chung sức, đồng lòng của các cấp, ngành, địa phương, cộng đồng doanh nghiệp và người dân, bức tranh kinh tế của đất nước trong năm nay hy vọng sẽ tiếp tục có thêm nhiều gam màu tươi sáng trong bối cảnh nhiều biến động của thế giới.

Có thể bạn quan tâm

Kiên định mục tiêu xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa

Kiên định mục tiêu xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa

Qua các kỳ đại hội, Ðảng ta luôn nghiêm túc nghiên cứu, tổng kết thực tiễn, đề ra những quan điểm chỉ đạo đúng đắn, phù hợp với yêu cầu, đòi hỏi của thực tiễn nhằm xây dựng, hoàn thiện mô hình nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa (XHCN) ở Việt Nam mang bản chất dân chủ, ưu việt, tốt đẹp.

Vươn mình phát triển và thịnh vượng

Vươn mình phát triển và thịnh vượng

Chủ tịch Hồ Chí Minh từng nói: “Dân ta có một lòng nồng nàn yêu nước. Đó là một truyền thống quý báu của ta”. Tinh thần ấy vẫn còn vẹn nguyên và trở thành nguồn cảm hứng để chúng ta vượt qua những biến chuyển khó lường của thế giới.

Mở rộng quyền lợi thẻ bảo hiểm y tế

Mở rộng quyền lợi thẻ bảo hiểm y tế

Những ngày đầu năm 2025, một số quy định mới về bảo hiểm y tế (BHYT) có hiệu lực như bệnh nhân có BHYT mắc một số bệnh nặng hiểm nghèo thì được vượt tuyến, tức không cần giấy chuyển viện; người bệnh có thẻ BHYT mua thuốc bên ngoài khi bệnh viện không có thuốc thì được quỹ BHYT thanh toán lại...

Chung tay cùng mọi nhà đón Tết

Chung tay cùng mọi nhà đón Tết

Khi Tết Nguyên đán Ất Tỵ đang đến gần, với tinh thần “không để ai bị bỏ lại phía sau”, nhiều chương trình ý nghĩa được thực hiện nhằm chăm lo hơn nữa cho các hộ nghèo, công nhân, người lao động… được đón cái Tết an vui, đầm ấm.

Giải bài toán tăng trưởng 2 con số

Giải bài toán tăng trưởng 2 con số

Năm 2024 là năm “lên ngôi” của logistics khi hoạt động ngành này đóng góp 25,4% vào mức tăng GRDP của TPHCM. Con số trên minh chứng cho sự phát triển của thương mại điện tử, từ đó thúc đẩy tăng trưởng của ngành vận tải - kho bãi với mức tăng 34,5% so với năm 2023 - tăng mạnh nhất trong các ngành.

Phát huy nguồn lực kiều bào trẻ

Phát huy nguồn lực kiều bào trẻ

Hiện có hơn 6 triệu người VN sinh sống, làm việc tại 130 quốc gia và vùng lãnh thổ. Trong nhiều thập niên qua, kiều bào không chỉ đóng góp tích cực cho cả quốc gia sở tại và VN mà còn trở thành cầu nối quan trọng, góp phần xây dựng hình ảnh, nâng cao vị thế của quê hương trên trường quốc tế.

Học từ thực tiễn

Học từ thực tiễn

Những ngày này học sinh đến trường thật vui. Các em được tham gia hoạt động chào đón Tết Nguyên đán nhưng thông qua sinh hoạt bên ngoài lớp học lại biết được nhiều điều từ cuộc sống, những thứ mà hằng ngày có khi không chạm tới được.