Chăm lo và phát huy vai trò người cao tuổi-không chỉ riêng trong Tháng Hành động

Theo dõi Báo Gia Lai trênGoogle News

(GLO)- Kế tiếp truyền thống “ăn quả nhớ người trồng cây, uống nước nhớ nguồn” của dân tộc Việt Nam, Đảng và Nhà nước ta luôn quan tâm đến công tác chăm sóc, bảo vệ và phát huy vai trò người cao tuổi (NCT) trong công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

Năm 2024, kỷ niệm lần thứ 34 Ngày Quốc tế NCT (1/10/1991 – 1/10/2024). Ngày 14-12-1990, tại Đại hội đồng Liên hợp Quốc (theo Nghị quyết số 45/106) đã chỉ định ngày 1-10 hàng năm là Ngày Quốc tế NCT, bắt đầu từ ngày 1-1-1991), Việt Nam là một trong số các nước đã hưởng ứng ngay từ những ngày đầu. Đảng, Nhà nước và toàn xã hội đã quan tâm đến Ngày Quốc tế NCT (1-10) hàng năm bằng những việc làm thiết thực; Chính phủ đã ban hành Quyết định số 544/QĐ-TTg, ngày 25-4-2015, lấy tháng 10 hàng năm là “Tháng hành động vì người cao tuổi Việt Nam”. Nhưng không phải vì thế mà công tác chăm lo và phát huy vai trò NCT chỉ có mỗi tháng 10 trong năm!

nguoi-cao-tuoi.jpg
Ban Đại diện Hội NCT tỉnh trao giấy chứng nhận cho NCT làm kinh tế giỏi cấp tỉnh giai đoạn 2018-2023. Ảnh: P.L

Kế tiếp truyền thống “ăn quả nhớ người trồng cây, uống nước nhớ nguồn” của dân tộc Việt Nam, hơn ba thập kỷ qua, Đảng và Nhà nước ta luôn quan tâm đến công tác chăm sóc, bảo vệ và phát huy vai trò NCT trong công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Đi đôi với việc tuyên truyền, vận động các tầng lớp nhân dân chung tay chăm sóc NCT, nhiều chính sách, chương trình hành động được đề ra và thực hiện thiết thực.

Đặc biệt là tổ chức thực hiện có hiệu quả những nội dung cam kết với Liên hợp quốc khi Việt Nam là một trong số các nước đã hưởng ứng ngay từ những ngày đầu Đại hội đồng Liên hợp quốc quyết định lấy ngày 1-10 hàng năm là Ngày Quốc tế NCT.

Đánh giá cao sự tăng thêm tuổi thọ ở nước ta là một thành tựu quan trọng của chế độ ưu việt xã hội chủ nghĩa. Đặc biệt là tạo các cơ hội cho NCT khai thác tiềm năng của họ để tham gia vào tất cả các mặt của đời sống. Cam kết loại bỏ mọi hình thức phân biệt đối xử bao gồm phân biệt vì lý do tuổi già. Thừa nhận NCT cũng phải được hưởng một cuộc sống đầy đủ, có sức khoẻ, được an toàn và tham gia tích cực vào đời sống kinh tế, xã hội, văn hoá và chính trị.

Khẳng định thế giới hiện đại đã đạt được sự giàu có, năng lực công nghệ chưa từng có và đang tạo ra các cơ hội phi thường đảm bảo cho con người đạt được một tuổi già mạnh khoẻ hơn, với cuộc sống đầy đủ hơn. Người cao tuổi có thể tham gia đầy đủ vào các hoạt động xã hội, có thể đóng góp có hiệu quả hơn cho cộng đồng của mình và cho sự phát triển của xã hội.

Tiềm năng của NCT là cơ sở vững chắc cho sự phát triển tương lai. Điều đó làm cho xã hội thêm tin cậy vào các kỹ năng, kinh nghiệm và trí tuệ ngày càng tăng của NCT, không chỉ giúp NCT có cuộc sống tốt hơn mà còn tham gia tích cực vào việc nâng cao cuộc sống của toàn xã hội.

Ngay từ những ngày đầu lập nước (1945), Bác Hồ và Chính phủ đã rất quan tâm đến việc chăm sóc, bảo vệ và phát huy vai trò của NCT trong công cuộc kháng chiến chống giặc ngoại xâm và xây dựng, bảo vệ Tổ quốc. Người nói: “Trách nhiệm của các vị phụ lão chúng ta đối với nhiệm vụ đất nước thật là trọng đại. Đất nước hưng thịnh do phụ lão gây dựng, đất nước tồn tại do phụ lão giúp sức. Nước mất phụ lão cứu. Nước suy sụp phụ lão phù trì. Nước nhà hưng, suy, tồn, vong, phụ lão đều gánh trách nhiệm rất nặng nề...”.

Trong suốt những năm lãnh đạo cuộc cách mạng giải phóng dân tộc, xây dựng đất nước, mặc dù bận trăm công nghìn việc, nhưng Người vẫn theo dõi và cổ vũ sự phấn đấu của NCT. Quan tâm và thấu hiểu sự cố gắng của NCT trong sự nghiệp cách mạng nên Người luôn kịp thời động viên, khích lệ. Như những câu thơ mà Người đã gửi tặng tới ba lão du kích Cao Bằng: Tuổi cao chí càng cao/ Múa gươm giết giặc ào ào gió thu/ Sẵn sàng tiêu diệt quân thù/ Tiếng thơm Việt Bắc ngàn thu lẫy lừng. (Thơ tặng ba lão du kích Cao Bằng - 1947).

Bác Hồ đã từng nói: “Người cao tuổi là của quý vô giá của dân tộc, của Nhà nước”. Người khẳng định: “Dẫu tóc đã bạc, mắt đã hoa, tay run, chân mỏi nhưng mỗi lời các cụ nói ra có ảnh hưởng đến hưng bang, mỗi hành động của phụ lão ảnh hưởng đến việc dựng nước và giữ nước... Đối với gia đình, Tổ quốc, phụ lão có trọng trách là bậc tôn trưởng. Đối với làng xóm, bà con, phụ lão có sự tín nhiệm lớn lao. Phụ lão hô, Nhân dân hưởng ứng. Phụ lão làm, Nhân dân làm theo”.

Và không phụ lòng mong mỏi của Người, NCT trong các tầng lớp, các dân tộc trên dải đất hình chữ S Việt Nam chúng ta đã không ngừng rèn luyện, đóng góp sức lực vào sự nghiệp cách mạng. Trong những năm kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ cứu nước, NCT đã tham gia nhiều lĩnh vực, góp sức lực và trí tuệ của mình cùng quân dân cả nước đánh giặc, như: đào hầm bí mật, nuôi giấu, bảo vệ cán bộ; cung cấp lương thực, thực phẩm cho cách mạng; che chở, giúp đỡ cán bộ nằm vùng; hoặc khi bị địch bắt, người cao tuổi đã kiên quyết bảo vệ cách mạng, nhất định không đầu hàng, khai báo, đóng góp nhiều kinh nghiệm hay, ý kiến tốt cho thế hệ trẻ, có những việc làm hữu ích phục vụ cách mạng, phục vụ Nhân dân...

Ngày nay, NCT không chỉ thực hiện mà còn trở thành tấm gương tuyên truyền có sức lan tỏa mạnh mẽ. Hơn lúc nào hết, NCT đã và đang có sức ảnh hưởng lớn đến thế hệ trẻ. Họ chính là lá cờ đầu dẫn dắt các thế hệ đi theo con đường xây dựng chủ nghĩa xã hội của đất nước. Rất nhiều bậc lão thành cách mạng khi đã nghỉ hưu vẫn có những đóng góp to lớn cho thế hệ kế thừa những kinh nghiệm quý báu trong vai trò cố vấn; tham gia ý kiến trong việc hoạch định đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước; đóng góp trong công cuộc giữ gìn và phát triển những giá trị về thuần phong mỹ tục.

Ở tỉnh ta, mới đây UBND tỉnh lại một lần nữa ban hành công văn yêu cầu các sở, ngành, địa phương thực hiện một số nội dung liên quan đến NCT trong Tháng Hành động vì NCT (tháng 10-2024 và thời gian tới). Theo đó, UBND tỉnh yêu cầu các sở, ban, ngành của tỉnh tăng cường các hoạt động thông tin tuyên truyền, phổ biến về Luật Người cao tuổi, các văn bản hướng dẫn thi hành Luật, Chương trình hành động quốc gia về NCT nhằm nâng cao nhận thức của các cấp ủy, chính quyền về vai trò, tầm quan trọng của công tác NCT, về chính sách, pháp luật đối với NCT; tạo sự chuyển biến tích cực về nhận thức, trách nhiệm của các cấp, các ngành, Mặt trận và các tổ chức chính trị-xã hội, toàn thể cán bộ, đảng viên và người dân trong việc chăm sóc, giúp đỡ, phụng dưỡng và phát huy vai trò của NCT trong gia đình, cộng đồng.

Những năm qua, nhiều địa phương trong tỉnh đã tích cực phát huy vai trò của NCT trong các lĩnh vực đời sống xã hội; hàng năm có bình chọn, biểu dương NCT trong việc tham gia vào công tác xã hội, góp phần xây dựng, củng cố hệ thống chính trị. Việc xây dựng các câu lạc bộ (CLB), tổ tình nguyện viên dành cho NCT tại cơ sở như: CLB dưỡng sinh, CLB cờ vua, cờ tướng, CLB văn hóa-văn nghệ-thể thao… cũng như phong trào xây dựng cộng đồng thân thiện với NCT đang nhận được sự hưởng ứng tích cực và nhân rộng trong cộng đồng.

Người cao tuổi cũng ngày càng có ý thức về vai trò, vị trí của mình trong gia đình và xã hội, tích cực tham gia các hoạt động sản xuất kinh doanh, chăm sóc, dạy dỗ con cháu trong gia đình khi sức khỏe còn cho phép.

Tháng Hành động vì NCT (tháng 10) đã qua, nhưng người viết nghĩ rằng, việc chăm sóc, bảo vệ và phát huy vai trò NCT là việc làm thường xuyên, liên tục, phải được các cấp ủy, chính quyền, đoàn thể chính trị-xã hội quan tâm đúng mức; nhất là trong các văn kiện đại hội Đảng các cấp sắp tới cần đề cập đến nội dung liên quan đến NCT một cách nghiêm túc và cụ thể.

Trước mắt tỉnh cần chỉ đạo và đôn đốc, kiểm tra việc tổ chức đại hội các cấp Hội NCT tiến đến sớm tổ chức đại hội thành lập Hội NCT của tỉnh thay vì Ban đại diện như lâu nay để đi vào hoạt động ổn định, hiệu quả theo chỉ đạo của Trung ương!

Có thể bạn quan tâm

Ảnh minh hoạ. Nguồn: Internet

Cần chuẩn bị nguồn nhân lực quản lý, vận hành đường sắt tốc độ cao

(GLO)- Theo chương trình, tuần này, Quốc hội sẽ ra nghị quyết về việc đầu tư Dự án đường sắt tốc độ cao Bắc-Nam. Bên cạnh nguồn vốn, công việc cần được tiến hành song song là chuẩn bị nguồn nhân lực quản lý, vận hành công trình với số lượng dự kiến có thể hơn 14 ngàn người.

Cách để giữ sự tôn nghiêm của nghề giáo

Giữ sự tôn nghiêm của nghề giáo

Cần bảo vệ các thầy cô để giữ sự tôn nghiêm của nghề giáo, nhưng làm thế nào để đảm bảo cơ chế giám sát của xã hội, cơ chế bảo vệ tự thân của chính nhà giáo cả về năng lực chuyên môn cũng như đạo đức của nghề đặc biệt này ?

Cơ hội tinh giản thủ tục đầu tư

Cơ hội tinh giản thủ tục đầu tư

Mới đây, thừa ủy quyền của Thủ tướng Chính phủ, lãnh đạo Bộ GTVT đã trình Quốc hội quyết định chủ trương đầu tư Dự án đường sắt tốc độ cao trên trục Bắc - Nam (ĐSTĐC) với đề xuất “19 chính sách đặc thù, đặc biệt và giải pháp áp dụng cho dự án”.

Kỳ vọng sớm có ngành công nghiệp golf

Kỳ vọng sớm có ngành công nghiệp golf

Nằm trong khuôn khổ của Lễ hội Golf Việt Nam - Nha Trang 2024 “Trăm năm Golf Việt” được Báo Sài Gòn Giải Phóng tổ chức tại Khánh Hòa từ ngày 27-11, Hội thảo chuyên đề Phát triển bền vững ngành công nghiệp golf Việt dự kiến sẽ diễn ra.

Thiên chức nghề giáo

Thiên chức nghề giáo

Trong truyền thống văn hóa và đạo đức của người Việt, nghề giáo được xem là một thiên chức vì người thầy không đơn giản là truyền đạt tri thức mà còn định hình tương lai của học trò. Đó là lý lẽ của nhiều ẩn dụ sâu sắc tôn vinh thiên chức nghề giáo.

Nâng chuẩn an toàn giao thông

Nâng chuẩn an toàn giao thông

Mới đây, Việt Nam đã tổ chức lễ tưởng niệm nạn nhân tử vong do tai nạn giao thông năm 2024. Theo số liệu thống kê được thông tin tại buổi lễ, từ tháng 1 - 10, cả nước xảy ra 19.711 vụ tai nạn giao thông, làm chết 9.061 người, bị thương 14.685.

Khi nghệ sỹ vượt qua lằn ranh tối kị

Khi nghệ sỹ vượt qua lằn ranh tối kị

Khi thông tin Công an Thành phố Hồ Chí Minh khởi tố trên 1.000 bị can liên quan đường dây vận chuyển trái phép chất ma túy từ Pháp về Việt Nam, trong đó có cả người mẫu, diễn viên, ca sĩ và những người có ảnh hưởng trên mạng xã hội (KOL), dư luận đã giật mình.

Đưa lao động phi chính thức trở thành 'tài nguyên'

Đưa lao động phi chính thức trở thành 'tài nguyên'

Theo Công văn 1127 năm 2019 của Tổng cục Thống kê, khu vực phi chính thức bao gồm các cơ sở sản xuất kinh doanh phi nông, lâm nghiệp và thủy sản sản xuất ra sản phẩm (vật chất, dịch vụ) để bán, trao đổi và không phải đăng ký kinh doanh. Tuy nhiên, khái niệm này đã phần nào không còn sát với thực tế.