Tinh giản biên chế và loạt giải pháp

Theo dõi Báo Gia Lai trênGoogle News

Hệ thống chính trị ở nước ta là một chỉnh thể thống nhất, gồm 4 cấp từ trung ương đến cơ sở.

Hệ thống được vận hành theo cơ chế Đảng lãnh đạo, Nhà nước quản lý, nhân dân làm chủ.

Suốt quá trình lãnh đạo, Đảng ta luôn xem trọng việc nâng cao hiệu lực, hiệu quả của hệ thống chính trị, bởi nó có vai trò đặc biệt quan trọng đối với sự phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội và an ninh, quốc phòng của mỗi địa phương; là cầu nối đưa đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước đi vào đời sống xã hội một cách thiết thực, hiệu quả nhất.

Việc tinh gọn bộ máy hệ thống chính trị không chỉ tinh giản biên chế, nâng cao hiệu lực, hiệu quả hoạt động mà còn tạo được nhiều nguồn lực cho phát triển. Để tiếp tục tinh gọn bộ máy, giảm biên chế, giảm chi tiêu thường xuyên để dành nguồn lực đầu tư phát triển như lưu ý của Tổng Bí thư Tô Lâm, trong thời gian tới, cần đẩy mạnh hơn nữa sắp xếp các đơn vị cấp huyện, cấp xã; khuyến khích sáp nhập, tăng quy mô các đơn vị hành chính các cấp ở những nơi có đủ điều kiện; xem xét thí điểm tổ chức ở cấp tỉnh bảo đảm đúng quan điểm chỉ đạo của Đảng... để nâng cao năng lực quản lý, điều hành và tăng cường các nguồn lực cho địa phương.

Chú trọng khắc phục triệt để những chồng chéo, trùng lắp về chức năng, nhiệm vụ giữa các bộ, cơ quan ngang bộ; bảo đảm nguyên tắc một việc chỉ giao một cơ quan chủ trì thực hiện và chịu trách nhiệm được giao. Đẩy mạnh phân cấp, phân quyền, xác định rõ trách nhiệm giữa Chính phủ với các bộ, ngành và giữa Chính phủ, các bộ, ngành với chính quyền địa phương; thí điểm cơ chế tự chủ, tự chịu trách nhiệm về quản lý, sử dụng kinh phí quản lý, bảo đảm phù hợp, đồng bộ và thống nhất.

Dưới sự tác động mạnh mẽ của cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4, để quản trị Nhà nước hiệu lực, hiệu quả thì việc xây dựng và đi vào vận hành Chính phủ số, chính quyền số, trở thành yêu cầu cấp bách.

Do vậy, các cơ quan hành chính Nhà nước từ trung ương đến địa phương cần tăng cường ứng dụng tiến bộ khoa học - công nghệ, đổi mới phương thức làm việc, nâng cao năng lực quản lý, điều hành thông suốt, hiệu lực, hiệu quả của cơ quan hành chính các cấp; thúc đẩy chuyển đổi số một cách toàn diện để phát triển kinh tế số, xã hội số một cách thiết thực, hiệu quả. Bên cạnh đó, cần xây dựng được đội ngũ cán bộ, đảng viên có phẩm chất chính trị, năng lực tốt về chuyên môn nghiệp vụ, tận tụy, liêm chính, chí công vô tư; làm việc với tinh thần phụng sự đất nước, phục vụ nhân dân.

Theo TS TRƯƠNG ĐỨC THUẬN (NLĐO)

Có thể bạn quan tâm

Khôn lỏi !

Khôn lỏi !

Hành vi trồng cây, xây dựng tạm trong phạm vi dự án để chờ đền bù thể hiện sự khôn lỏi, cố tình trục lợi bất chính từ chính sách của nhà nước.

Chi tiêu đúng chỗ là đầu tư cho tương lai

Chi tiêu đúng chỗ là đầu tư cho tương lai

Một vấn đề bao trùm được các đại biểu Quốc hội quan tâm, trước hết là chúng ta nên triển khai quyết liệt, hiệu quả công cuộc cải cách thể chế - một trong 3 đột phá chiến lược nhằm giải quyết các thách thức phát triển, mở ra tiềm năng lớn hơn nữa.

Lãng phí khổng lồ từ quy hoạch treo

Lãng phí khổng lồ từ quy hoạch treo

Một bán đảo nằm ngay trung tâm thành phố lớn nhất cả nước, được ví như 'ngọc trong ngọc' nhưng treo 30 năm, lãng phí nếu quy ra tiền là bao nhiêu? Không ai có thể tính đúng tính đủ, nhưng chắc chắn đó là một con số khổng lồ.

Phục hồi và tăng tốc

Phục hồi và tăng tốc

Sau hơn 1 tháng bão số 3 (Yagi) đổ bộ, tàn phá các tỉnh phía Bắc, những hậu quả nặng nề đã được cơ quan chức năng thống kê với mức thiệt hại ước tính trên 81.500 tỷ đồng, tác động tiêu cực đáng kể đến tốc độ tăng trưởng GDP trong quý 3 và kéo theo cả năm 2024 sẽ giảm 0,15%.

Lấp đầy khoảng trống định giá đất

Lấp đầy khoảng trống định giá đất

Doanh nghiệp từ chối thẩm định giá khiến hàng ngàn dự án trị giá hàng triệu tỉ đồng bị tắc nghẽn là vấn đề nổi cộm lâu nay. Vấn đề này đã được đưa ra thảo luận tại nghị trường Quốc hội thế nhưng "khoảng trống thẩm định giá" đến nay vẫn chưa thể lấp đầy.