Bớt kiểm tra vô tội vạ, dân được nhờ

Theo dõi Báo Gia Lai trênGoogle News

Việc Sở TN-MT TP.HCM yêu cầu các chi nhánh văn phòng đăng ký đất đai không được kiểm tra hiện trạng công trình khi xử lý hồ sơ đăng ký biến động nhà đất nhận được sự ủng hộ của người dân.

Trước đó, Sở TN-MT nhận được phản ánh từ người dân rằng khi giải quyết thủ tục đăng ký biến động với nhà ở, công trình xây dựng gắn liền với đất đã được chứng nhận quyền sở hữu (sổ đỏ), một số chi nhánh văn phòng đăng ký đất đai vẫn yêu cầu kiểm tra hiện trạng công trình, nhà ở và từ chối giải quyết thủ tục. Đáng nói, yêu cầu này không đúng với quy định của pháp luật hiện hành, không đúng với chủ trương cải cách hành chính của Chính phủ cũng như chính quyền thành phố và gây phiền nhiễu cho người dân. Vì thế, Sở đã "tuýt còi".

Thực tế, việc "đòi kiểm tra" cả đúng luật và không đúng luật diễn ra trong rất nhiều lĩnh vực, ngành nghề. Không chỉ người dân mà với cộng đồng doanh nghiệp (DN) còn diễn ra nhiều hơn, phổ biến hơn. Có DN thừa nhận họ phải thành lập một bộ phận chỉ chuyên tiếp đoàn kiểm tra.

Thế nên hơn 7 năm trước, Chính phủ đã ra chỉ thị, trong đó, quy định nổi bật nhất là không được thanh tra, kiểm tra DN quá 1 lần/năm và chỉ thanh tra đột xuất khi phát hiện vi phạm. Thế nhưng vẫn không ăn thua. Vì chỉ cần mỗi cơ quan, ban ngành kiểm tra 1 lần/năm thôi thì DN cũng phải "tiếp khách" quanh năm.

Cuối năm 2023, Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu thủy sản VN (VASEP) thậm chí đã có công văn gửi Chính phủ và các bộ, ngành liên quan phản ánh về một trong những khó khăn mà DN ngành này gặp phải là tình trạng có quá nhiều đoàn thanh tra, kiểm tra mỗi năm. "Dù cùng một nội dung, một lĩnh vực nhưng lại có nhiều đơn vị thanh tra, kiểm tra khác nhau. Đặc biệt là lĩnh vực hải quan, thuế, môi trường... dẫn đến tình trạng trùng lặp, chồng chéo trong hoạt động thanh tra, kiểm tra", công văn nêu rõ.

Nhìn rộng hơn, các thủ tục, điều kiện kinh doanh chồng chéo, các loại "giấy phép con, giấy phép cháu"... vẫn đang bó buộc môi trường đầu tư của chúng ta. Bộ KH-ĐT năm ngoái cũng thừa nhận từ năm 2019 đến nay, cải cách môi trường đầu tư kinh doanh có dấu hiệu chững lại. Thậm chí một số bộ, ngành có xu hướng ban hành quy định để khôi phục những điều kiện kinh doanh (giấy phép con) từng bị bãi bỏ. Hay vấn đề nhức nhối hiện nay khiến nguồn cung bất động sản thiếu hụt, giá tăng cao cũng là do thủ tục cho một dự án mất quá nhiều thời gian, từ vài năm đến chục năm. Mà đã có điều kiện, có "giấy phép con, giấy phép cháu" thì phải có kiểm tra, cái này kéo theo cái khác, kéo trì tính hiệu quả của môi trường đầu tư.

Ở chiều ngược lại, rất nhiều vấn đề cần kiểm tra, giám sát thì chúng ta lại chưa sâu sát. Chẳng hạn như tiến độ thi công các dự án, đặc biệt là các dự án trọng điểm quốc gia. Hệ quả là nhiều dự án lưu cữu, kéo dài cả thập niên, vài thập niên, lãng phí không biết bao nhiêu nguồn lực của đất nước. Nhiều chung cư xây chui cả chục tầng, hệ thống PCCC chưa có vẫn đưa vào sử dụng; Các trung tâm đăng kiểm không đủ chất lượng dịch vụ vẫn hoạt động công khai bao nhiêu năm mới phát hiện... Tương tự, cái cần hậu kiểm thì lại tăng tiền kiểm, cái cần "luồng xanh" thì lại "bẻ" sang luồng vàng... Những cách hành xử, những hiện tượng như vậy, chỗ này chỗ kia vẫn còn rất nhiều.

Vì thế, cần hơn nữa người đứng đầu các cơ quan bộ, ngành... kiểm tra rà soát việc thực thi cơ chế, chính sách pháp luật khi đi vào cuộc sống để bớt phiền hà cho người dân, DN. Giống như việc Sở TN-MT TP.HCM "tuýt còi" các chi nhánh văn phòng đăng ký đất đai tự đòi kiểm tra hiện trạng công trình khi đăng ký biến động nhà đất, được người dân vô cùng hoan nghênh và điều này cũng sẽ giúp thị trường bất động sản, vốn chưa thực sự khỏe mạnh của TP thêm động lực phục hồi.

Theo Nguyên Khanh (TNO)

Có thể bạn quan tâm

Khi nghệ sỹ vượt qua lằn ranh tối kị

Khi nghệ sỹ vượt qua lằn ranh tối kị

Khi thông tin Công an Thành phố Hồ Chí Minh khởi tố trên 1.000 bị can liên quan đường dây vận chuyển trái phép chất ma túy từ Pháp về Việt Nam, trong đó có cả người mẫu, diễn viên, ca sĩ và những người có ảnh hưởng trên mạng xã hội (KOL), dư luận đã giật mình.

Đưa lao động phi chính thức trở thành 'tài nguyên'

Đưa lao động phi chính thức trở thành 'tài nguyên'

Theo Công văn 1127 năm 2019 của Tổng cục Thống kê, khu vực phi chính thức bao gồm các cơ sở sản xuất kinh doanh phi nông, lâm nghiệp và thủy sản sản xuất ra sản phẩm (vật chất, dịch vụ) để bán, trao đổi và không phải đăng ký kinh doanh. Tuy nhiên, khái niệm này đã phần nào không còn sát với thực tế.

Giá trị của liên hoan

Giá trị của liên hoan

Liên hoan Cải lương toàn quốc năm 2024 tổ chức tại TP Cần Thơ vừa khép lại. Bên cạnh những hồ hởi, vui vẻ, nhiều nỗi niềm của sân khấu cải lương truyền thống cũng đã bộc lộ trong mùa liên hoan năm nay.

'Lớp học đảo ngược' với ChatGPT

'Lớp học đảo ngược' với ChatGPT

Chẳng còn gì ngạc nhiên khi nghe chuyện học trò sử dụng ChatGPT và có thể là nhiều hỗ trợ AI khác nữa để "xử đẹp" các bài tập môn này môn kia. Nhưng cũng chẳng có lý do gì để đặt ra chuyện cấm dùng những hỗ trợ đó.

Cái gì mới mà hay thì phải làm!

Cái gì mới mà hay thì phải làm!

Trong báo cáo của Chính phủ trình Quốc hội tại kỳ họp thứ 8, Thủ tướng Chính phủ đã nhấn mạnh: đổi mới mạnh mẽ tư duy, cách nghĩ, cách làm như lời Chủ tịch Hồ Chí Minh từng căn dặn Cái gì cũ mà xấu thì phải bỏ. Cái gì cũ mà không xấu, nhưng phiền phức thì phải sửa đổi cho hợp lý.

Dứt khoát khi làm luật

Dứt khoát khi làm luật

Trong chuyến đi mới đây, trước khi máy bay hạ cánh để quá cảnh Đài Loan, người viết được nghe phi hành đoàn chuyến bay nhắc nhở hành khách không được mang thuốc lá điện tử vào vùng lãnh thổ này, vì chính quyền sở tại cấm thuốc lá điện tử.

Hiệu quả thực hành nghề nghiệp

Hiệu quả thực hành nghề nghiệp

Nếu có dịp nào đó chuyện trò với những sinh viên từng trải nghiệm thực tế ở doanh nghiệp trong một kỳ thực tập hoặc một trong những buổi học theo mô hình "học phần doanh nghiệp", chắc chắn sẽ có nhiều vấn đề đáng để suy nghĩ cả về phía nhà trường lẫn về phía doanh nghiệp.