Lấy đá ghè chân mình?

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

Tính đến nay tỉ lệ giải ngân chung của cả nước vẫn thấp hơn so với cùng kỳ năm 2023.

Liên tục có những chỉ đạo về việc triển khai các giải pháp đồng bộ để tháo gỡ vướng mắc nhằm thúc đẩy giải ngân vốn đầu tư công năm 2024 từ Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ mấy tháng gần đây. Dù vậy, tính đến nay tỉ lệ giải ngân chung của cả nước vẫn thấp hơn so với cùng kỳ năm 2023.

Theo Bộ Tài chính, tổng nguồn kế hoạch vốn đầu tư công năm 2024 là 806.300,8 tỉ đồng (ngân sách trung ương 280.125,7 tỉ đồng; ngân sách địa phương 526.175 tỉ đồng). Trong đó, riêng kế hoạch vốn ngân sách Nhà nước năm 2024 được Thủ tướng Chính phủ giao là 680.075,8 tỉ đồng.

Thế nhưng, đến hết tháng 10-2024, toàn quốc giải ngân ước đạt trên 355.616 tỉ đồng, tương đương 47,43% kế hoạch; đạt 52,29% kế hoạch Thủ tướng Chính phủ giao. Chỉ mới có 15 bộ, cơ quan trung ương và 41 địa phương có tỉ lệ ước giải ngân đạt trên mức bình quân chung của cả nước. Tức là còn tới 29 bộ, cơ quan trung ương và 22 địa phương giải ngân thấp hơn bình quân chung toàn quốc. Hai thành phố đầu tàu Hà Nội và TP HCM có kế hoạch vốn lớn nhưng tỉ lệ giải ngân đạt thấp (Hà Nội khoảng 45%, TP HCM khoảng 20% - số liệu của Bộ Tài chính).

Từ nay đến cuối năm, thời gian còn lại khá ít, làm sao đạt mục tiêu Chính phủ đưa ra là giải ngân phải đạt từ 95% kế hoạch vốn Thủ tướng Chính phủ giao?

Nguyên nhân gây tắc nghẽn không mới, vẫn là những vướng mắc cố hữu, đã được nhận diện, báo cáo và nỗ lực tháo gỡ liên tục trong nhiều năm qua mà vẫn chưa thể chấm dứt. Đó là giải phóng mặt bằng, đền bù, giao đất; quy hoạch sử dụng đất; nguồn cung ứng nguyên vật liệu; cơ chế chính sách (thủ tục chuyển đổi mục đích sử dụng rừng, đất trồng lúa; thiếu các định mức chi phí đối với các dự án không có cấu phần xây dựng; rắc rối các quy định về cơ chế đấu thầu, quản lý đầu tư công...); bất cập ở các khâu hoàn thiện thủ tục đầu tư công tác lập, phân bổ kế hoạch, quy trình giải ngân của các dự án ODA…

Bên trên được cho là những nguyên nhân khách quan, nói cách khác là… do cơ chế! Nhưng suy cho cùng, mọi cơ chế là do con người xây dựng và vận hành. Vậy tức là tự lấy đá ghè chân mình hay sao?

Phải thẳng thắn chỉ ra thực tế là khâu tổ chức thực hiện có vấn đề. Con người quyết định tất cả. Nhưng đã có cá nhân nào phụ trách/ chịu trách nhiệm các dự án/ công trình đầu tư công mà giải ngân ì ạch, chậm trễ hết năm này qua năm khác bị xử lý trách nhiệm thích đáng hay chưa? Phải có hình thức chế tài nghiêm khắc liên quan đến trách nhiệm người đứng đầu từng dự án/ công trình thì mới mong có chuyển biến, bứt phá.

Về "bài toán" cơ chế, cần sớm sửa đổi các luật, văn bản dưới luật đang gây tắc nghẽn giải ngân vốn đầu tư công. Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV đang thảo luận, cho ý kiến về Luật Đầu tư công (sửa đổi); ngoài ra còn một số luật liên quan khác cũng cần điều chỉnh những quy định bất cập, như: Luật Đầu tư, Luật Đầu tư theo phương thức đối tác công - tư, Luật Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Quy hoạch, Luật Đấu thầu, Luật Quản lý sử dụng tài sản công, Luật Ngân sách nhà nước...

Chậm giải ngân vốn đầu tư công chính là một dạng lãng phí nguồn lực, rất lớn.

Theo Y Qua (NLĐO)

Có thể bạn quan tâm

Chung tay cùng mọi nhà đón Tết

Chung tay cùng mọi nhà đón Tết

Khi Tết Nguyên đán Ất Tỵ đang đến gần, với tinh thần “không để ai bị bỏ lại phía sau”, nhiều chương trình ý nghĩa được thực hiện nhằm chăm lo hơn nữa cho các hộ nghèo, công nhân, người lao động… được đón cái Tết an vui, đầm ấm.

Giải bài toán tăng trưởng 2 con số

Giải bài toán tăng trưởng 2 con số

Năm 2024 là năm “lên ngôi” của logistics khi hoạt động ngành này đóng góp 25,4% vào mức tăng GRDP của TPHCM. Con số trên minh chứng cho sự phát triển của thương mại điện tử, từ đó thúc đẩy tăng trưởng của ngành vận tải - kho bãi với mức tăng 34,5% so với năm 2023 - tăng mạnh nhất trong các ngành.

Phát huy nguồn lực kiều bào trẻ

Phát huy nguồn lực kiều bào trẻ

Hiện có hơn 6 triệu người VN sinh sống, làm việc tại 130 quốc gia và vùng lãnh thổ. Trong nhiều thập niên qua, kiều bào không chỉ đóng góp tích cực cho cả quốc gia sở tại và VN mà còn trở thành cầu nối quan trọng, góp phần xây dựng hình ảnh, nâng cao vị thế của quê hương trên trường quốc tế.

Học từ thực tiễn

Học từ thực tiễn

Những ngày này học sinh đến trường thật vui. Các em được tham gia hoạt động chào đón Tết Nguyên đán nhưng thông qua sinh hoạt bên ngoài lớp học lại biết được nhiều điều từ cuộc sống, những thứ mà hằng ngày có khi không chạm tới được.

Tính mạng con người là trên hết

Tính mạng con người là trên hết

Can dự vào sức khỏe của ai đó là điều mà những người có lương tri tối thiểu đều hết sức cân nhắc và thận trọng về trách nhiệm đạo đức cũng như trách nhiệm pháp lý. Vậy cớ sao lại cứ để tình trạng cơ sở khám chữa bệnh hoạt động không phép và vận hành sai quy định?

Gỡ vướng trong cấp sổ hồng

Gỡ vướng trong cấp sổ hồng

Mặc dù cơ quan chức năng của TPHCM đã rất nỗ lực tháo gỡ nhưng vẫn còn đến 41.000 căn nhà hiện chưa được cấp giấy chủ quyền (sổ hồng). Đây là con số rất lớn, phản ánh việc cấp sổ hồng vẫn rất gian nan, đòi hỏi phải có quyết tâm cũng như bổ sung các quy định của pháp luật để xử lý rốt ráo.

Thước đo dân sinh

Thước đo dân sinh

Cuối năm 2024, tổng dư nợ tín dụng cho vay tiêu dùng trên địa bàn TPHCM đạt trên 1 triệu tỷ đồng, tăng 6,3% so với cuối năm 2023 và tăng 12% so với cùng kỳ. Trong đó tín dụng phục vụ đời sống bao gồm mua đồ dùng, trang thiết bị gia đình tăng trưởng cao nhất.

Việt Nam là điểm sáng về giảm nghèo của thế giới

Việt Nam là điểm sáng về giảm nghèo của thế giới

Với những kết quả đã đạt được, VN được cộng đồng quốc tế đánh giá là điểm sáng trên thế giới trong cuộc chiến chống đói nghèo và là một trong những quốc gia tiên phong trong tiếp cận và áp dụng phương pháp giảm nghèo đa chiều để thực hiện mục tiêu an sinh xã hội toàn dân và giảm nghèo bền vững.