Ra mắt Đại Nam thực lục - chính sử quan trọng nhất của nhà Nguyễn

Theo dõi Báo Gia Lai trênGoogle News
Ngày 2-6, tại Hà Nội, nhân kỷ niệm 60 năm ấn phẩm bằng tiếng Việt Đại Nam thực lục ra mắt đầu tiên (1962-2022), Viện Sử học phối hợp NXB Hà Nội và Công ty cổ phần Tri thức Văn hóa sách Việt Nam tổ chức ra mắt bộ sách lịch sử 10 tập này.
 
Viện Sử học phối hợp NXB Hà Nội và Công ty cổ phần Tri thức Văn hóa sách Việt Nam tổ chức ra mắt bộ sách lịch sử 10 tập
Viện Sử học phối hợp NXB Hà Nội và Công ty cổ phần Tri thức Văn hóa sách Việt Nam tổ chức ra mắt bộ sách lịch sử 10 tập
Theo PGS-TS Trần Đức Cường, Chủ tịch Hội Khoa học lịch sử Việt Nam, Đại Nam thực lục là bộ chính sử lớn nhất, quan trọng nhất của nhà Nguyễn, do Quốc sử quán triều Nguyễn biên soạn trong 88 năm; gồm 560 quyển, ghi chép thực về toàn bộ lịch sử Việt Nam thế kỷ XIX dưới sự trị vì của triều Nguyễn cũng như hơn 200 năm lịch sử Đàng Trong của các chúa Nguyễn.
Năm 1962, Viện Sử học bắt đầu cho công bố bản dịch bộ Đại Nam thực lục tập 1 do NXB Sử học xuất bản. Phải mất 16 năm, Viện Sử học mới thực hiện xong kế hoạch xuất bản 38 tập Đại Nam thực lục, một công trình dịch thuật đồ sộ được đông đảo độc giả đánh giá cao. Bộ sử này được nhà Nguyễn ghi chép từ năm 1821 đến 1909, từ triều Minh Mạng tới triều Duy Tân, cũng là một kỷ lục về thời gian và kỳ công tổ chức biên soạn.
Đại Nam thực lục cho biết, năm 1803, vua Gia Long cho tái lập đội Hoàng Sa và năm 1816 đưa thủy quân xác lập chủ quyền ở Hoàng Sa, chính thức hóa chủ quyền của nhà nước trung ương được thế giới lúc bấy giờ thừa nhận. Triều Minh Mạng đã cử nhiều cơ quan trung ương ra Hoàng Sa để làm nhiệm vụ khai thác và thực thi chủ quyền, là đỉnh cao về giải pháp khẳng định chủ quyền biển đảo Việt Nam.
Đại Nam thực lục cũng cho biết đầy đủ về nền kinh tế Việt Nam thế kỷ XIX, nổi bật là khai hoang lập ấp ở miền Nam và các vùng duyên hải miền Bắc. Triều Nguyễn thực hiện chính sách “trọng nông ức thương”, nhưng vẫn mở cửa Đà Nẵng cho tàu của phương Tây vào buôn bán, thuyền buôn của triều đình Huế đến trao đổi hàng hóa ở các nước Đông Nam Á…
Đại Nam thực lục được biên soạn từ nguồn tư liệu chính là các bản tấu của các cơ quan trung ương, địa phương, các đại thần gửi đến triều đình, được các vua Nguyễn phê duyệt bằng bút son gọi là “châu bản”, bản phó được nội các sao chép và chuyển cho Quốc sử quán để làm tư liệu biên soạn sách nên khá chuẩn xác về nhân vật, sự kiện và thể hiện tương đối đầy đủ, trung thực về chính sách, chủ trương của vương triều, quan điểm của các vua Nguyễn. Đây là nguồn sử liệu hàng đầu cho các nhà nghiên cứu, bạn đọc quan tâm đến lịch sử Việt Nam nói chung và lịch sử nhà Nguyễn nói riêng trong 330 năm (1558 đến 1888) đầy biến động của đất nước.
Theo MAI AN (SGGPO)

Có thể bạn quan tâm

Thơ Nguyễn Đình Phê: Gửi lại

Thơ Nguyễn Đình Phê: Gửi lại

(GLO)- Bài thơ "Gửi lại" của Nguyễn Đình Phê là một tác phẩm đầy hoài niệm, suy tư về thời gian, tình yêu và sự chia ly. Xoay quanh cảm giác tiếc nuối, luyến lưu một mối tình đã qua, những kỷ niệm khó quên, tác giả muốn gửi lại cho người yêu hay cho chính mình?

Tiến sĩ Lưu Hồng Sơn bên một bức tranh của họa sĩ Xu Man tại Bảo tàng tỉnh. Ảnh: P.D

Tranh Xu Man: Di sản tìm về

(GLO)- Từ chỗ chỉ sở hữu số lượng tác phẩm rất ít ỏi của họa sĩ Xu Man, hiện nay, Bảo tàng tỉnh Gia Lai đang có một bộ sưu tập dày dặn với tổng cộng 52 bức của người họa sĩ tài danh, nhiều nhất trong hệ thống bảo tàng cả nước.

Hình dung

Thơ Nguyễn Ngọc Hưng: Hình dung

(GLO)- Bài thơ "Hình dung" của Nguyễn Ngọc Hưng là một tác phẩm đẹp, đậm chất mộng mơ và lãng mạn. Nó thể hiện một tình yêu vĩnh cửu, dường như không thể chạm vào, nhưng vẫn mãnh liệt và đầy khắc khoải...

Tặng em nỗi nhớ ngược chiều

Thơ Từ Dạ Linh: Tặng em nỗi nhớ ngược chiều

(GLO)- "Tặng em nỗi nhớ ngược chiều" của Từ Dạ Linh mang vẻ đẹp mộc mạc, đầy hoài niệm về tuổi thơ, về những khoảnh khắc hồn nhiên mà người ta thường dễ dàng quên đi. Ẩn chứa trong đó cũng là nỗi nhớ, sự lưu luyến về tình yêu đầu đời với những xúc cảm tinh khôi, thuần khiết...

“Mùa xuân của mẹ”

“Mùa xuân của mẹ”

(GLO)- Đầu năm nay, tác giả Lê Thị Kim Sơn-Hội viên Hội Văn học Nghệ thuật tỉnh Gia Lai ra mắt tập truyện dành cho thiếu nhi “Cổ tích trưa” (Nhà xuất bản Kim Đồng) và mới đây là tập truyện ngắn “Mùa xuân của mẹ” (Nhà xuất bản Hồng Đức). 

Thơ Đại Dương: Em đi trên đồi hoa

Thơ Đại Dương: Em đi trên đồi hoa

(GLO)- "Em đi trên đồi hoa" của tác giả Đại Dương là sự hòa quyện giữa con người và cảnh sắc thiên nhiên tươi đẹp. Những câu thơ mang sắc thái vừa lãng mạn vừa thoáng gợi lên cảm giác tiếc nuối về thời gian trôi qua, để rồi "mắt hoa tròn ngấn lệ/rưng rưng vắt qua mùa"...

“Gia Lai trong tôi”

E-magazine“Gia Lai trong tôi”

(GLO)- Gia Lai trong bạn là những hình dung gì khi nhắc đến? Là khung cảnh thiên nhiên hùng vĩ, là nụ cười sơn nữ hay nét bản sắc văn hóa khó lẫn? Những câu trả lời sẽ được tìm thấy tại Triển lãm nhiếp ảnh năm 2024 với chủ đề “Gia Lai trong tôi”.

Thơ Nguyễn Đình Phê: Với Krông Pa

Thơ Nguyễn Đình Phê: Với Krông Pa

(GLO)- Bài thơ "Với Krông Pa" của Nguyễn Đình Phê mang đến một cái nhìn sâu sắc về mảnh đất và con người nơi đây. Không chỉ đưa người đọc đi qua những khung cảnh thiên nhiên tuyệt đẹp, tác giả còn gợi lên những câu chuyện lịch sử và cả hành trình đổi thay sau chiến tranh của vùng đất này.

Kết nối, tôn vinh bạn đọc yêu sách

E-magazineKết nối, tôn vinh bạn đọc yêu sách

(GLO)- Sáng 17-10, Thư viện tỉnh Gia Lai tổ chức chương trình “Kết nối bạn đọc yêu sách” với sự tham gia của hàng trăm học sinh thuộc các đơn vị trường học trên địa bàn TP. Pleiku, những người làm công tác thư viện ở cơ sở và bạn đọc tích cực của thư viện năm 2024.