Quỹ Hỗ trợ nông dân huyện Ia Grai: "Đòn bẩy" phát triển sản xuất

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

(GLO)- Hiện nay, nhiều nông dân ở huyện Ia Grai, Gia Lai đã tiếp cận nguồn vốn Quỹ Hỗ trợ nông dân để đầu tư phát triển sản xuất, nâng cao thu nhập. Việc hỗ trợ vốn sản xuất cũng là cách để các cấp Hội tập hợp hội viên thông qua những mô hình kinh tế tập thể.



Gia đình ông Puih Hnin là một trong 5 hộ thành viên của Tổ liên kết trồng và chăm sóc cà phê ở làng Jút 2, xã Ia Dêr. Theo ông Hnin, tháng 11-2018, mỗi hộ thành viên được vay 30 triệu đồng từ Quỹ Hỗ trợ nông dân huyện để đầu tư phát triển sản xuất. Với số vốn vay này cùng số tiền gia đình dành dụm được, ông Hnin đầu tư cải tạo lại vườn và trồng mới gần 300 cây cà phê. Ông và các thành viên trong tổ liên kết còn được tập huấn kỹ thuật trồng, chăm sóc cà phê. Sau 1 một năm, vườn cà phê của ông Hin đã phát triển xanh tốt.

 Từ nguồn vốn vay của Hội Nông dân huyện Ia Grai, ông Puih Hnin (xã Ia Dêr) đầu tư trồng mới cây cà phê. Ảnh: T.B
Từ nguồn vốn vay của Hội Nông dân huyện Ia Grai, ông Puih Hnin (xã Ia Dêr) đầu tư trồng mới cây cà phê. Ảnh: T.B



Không chỉ quan tâm hỗ trợ vốn cho hội viên, Hội Nông dân huyện Ia Grai còn thường xuyên khảo sát, hướng dẫn các hộ vay sử dụng vốn đúng mục đích. Qua khảo sát, hầu hết các hộ đều sản xuất ổn định, có khả năng hoàn trả vốn. Bà Ksor Kríu-Chủ tịch Hội Nông dân xã Ia Dêr-chia sẻ: 30 triệu đồng là nguồn vốn không nhỏ đối với hộ đồng bào dân tộc thiểu số. Nguồn vốn được giải ngân nhanh chóng giúp hội viên thuận lợi trong việc mua phân bón, chăm sóc cây trồng.

Ngoài nguồn vốn huy động được, Hội Nông dân huyện Ia Grai còn quản lý, sử dụng hiệu quả nguồn vốn ủy thác từ Quỹ Hỗ trợ nông dân Trung ương. Năm 2019, Hội đã cho 11 thành viên của Hợp tác xã (HTX) Dịch vụ và Nông nghiệp Ia Tô (xã Ia Tô) vay mỗi hộ 40 triệu đồng trong 2 năm để phát triển sản xuất. Đa số các hộ vay đều đã có mô hình trồng cây ăn quả như: sầu riêng, chôm chôm… Ông Phạm Quốc Trưởng-Chủ tịch Hội đồng Quản trị HTX-cho biết: “Được Quỹ Hỗ trợ nông dân hỗ trợ vốn kịp thời, các thành viên HTX đã có thêm điều kiện để phát triển sản xuất. Hiện tại, dù mùa sầu riêng và chôm chôm mới bắt đầu nhưng đã có nhiều đơn đặt hàng. Đây là tín hiệu rất vui đối với các thành viên HTX”.

Hiện tại, Quỹ Hỗ trợ nông dân huyện còn giải ngân cho Tổ liên kết trồng dâu và nuôi tằm xã Ia Bă vay 150 triệu đồng, Tổ liên kết trồng cây ăn quả thị trấn Ia Kha vay 150 triệu đồng. Mỗi chu kỳ cho vay trong vòng 2 năm, đối tượng được vay là những hội viên có tinh thần trách nhiệm cao trong việc sử dụng nguồn vốn, đảm bảo hiệu quả. Bên cạnh đó, Hội Nông dân các xã, thị trấn cũng xây dựng nguồn Quỹ Hỗ trợ nông dân được hơn 330 triệu đồng, giải ngân cho 62 hộ vay sản xuất.

 Nhờ có vốn từ Quỹ hỗ trợ nông dân, vườn cây chôm chôm của thành viên Hợp tác xã Dịch vụ và Nông nghiệp Ia Tô đạt năng suất cao, thu hút nhiều đoàn đến tham quan. Ảnh: Thủy Bình
Nhờ có vốn từ Quỹ hỗ trợ nông dân, vườn cây chôm chôm của thành viên Hợp tác xã Dịch vụ và Nông nghiệp Ia Tô đạt năng suất cao, thu hút nhiều đoàn đến tham quan. Ảnh: Thủy Bình



Song song với đó, Hội Nông dân huyện còn phối hợp với Phòng Giao dịch Ngân hàng Chính sách Xã hội huyện quản lý 65 tổ tiết kiệm và vay vốn, cho hơn 2.200 hộ vay với tổng dư nợ trên 78 tỷ đồng. Đồng thời, Hội phối hợp tập huấn, tư vấn khoa học kỹ thuật, chuyển đổi cơ cấu cây trồng cho gần 600 hội viên của 13 xã, thị trấn; phối hợp với Công ty TNHH Bơ Mỹ Hoàng Gia hỗ trợ 20% kinh phí cho bà con khi mua cây giống; phối hợp Công ty cổ phần Dâu tằm tơ Mang Yang hỗ trợ 50% kinh phí xây dựng nhà nuôi tằm và dụng cụ chăn nuôi cho hội viên…

Ông Châu Tấn Lập-Chủ tịch Hội Nông dân huyện Ia Grai-đánh giá: “Nguồn Quỹ Hỗ trợ nông dân chính là “bà đỡ” giúp đỡ hội viên có điều kiện mở rộng quy mô sản xuất. Ưu điểm của nguồn quỹ này là thủ tục đơn giản, giải ngân nhanh chóng, tạo thuận lợi cho bà con vay vốn. Nhiều dự án của Quỹ đã thực hiện thành công như: “Hỗ trợ chăm sóc cây cà phê tại xã Ia Yok; “Nuôi cá nước ngọt” tại xã Ia Bă. Trong thời gian tới, để nguồn vốn giải ngân đúng đối tượng, Hội Nông dân huyện sẽ tiếp tục xem xét, lựa chọn những mô hình sản xuất có tính khả thi, thành lập các tổ liên kết, phát huy được tiềm năng và thế mạnh của từng địa phương”.

 

 THỦY BÌNH

Có thể bạn quan tâm

Gia Lai rộn ràng mùa thu hoạch cà phê

Gia Lai rộn ràng mùa thu hoạch cà phê

(GLO)- Thời điểm này, nông dân các huyện phía Tây tỉnh Gia Lai đang nhộn nhịp thu hoạch cà phê niên vụ 2024-2025. Đây cũng là lúc hàng ngàn người lao động từ khắp nơi trong và ngoài tỉnh đổ về các địa phương nhận khoán vườn cây cùng thu hái để kiếm thêm thu nhập, chuẩn bị cho một cái Tết đủ đầy.

Đại diện xã Chư Drăng và Hạt Kiểm lâm huyện Krông Pa kiểm tra các diện tích đất rừng giao cho người dân tại xã Chư Drăng. Ảnh: Lê Nam

Krông Pa tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo của cấp ủy đảng trong quản lý, bảo vệ và phát triển rừng

(GLO)- Qua 4 năm triển khai thực hiện Nghị quyết số 04-NQ/HU ngày 5-11-2021 của Huyện ủy Krông Pa về tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo của cấp ủy đảng về công tác quản lý, bảo vệ và phát triển rừng trên địa bàn huyện đã đạt được nhiều kết quả quan trọng.

Nhiều hội viên nông hội mong muốn được tiếp cận nguồn vốn vay để phát triển sản xuất, kinh doanh. Ảnh: H.D

Tăng khả năng tiếp cận vốn cho nông hội

(GLO)- Mô hình nông hội trên địa bàn tỉnh Gia Lai đã góp phần giúp nông dân chuyển dần từ tư duy sản xuất nông nghiệp sang tư duy kinh tế nông nghiệp, đẩy mạnh ứng dụng khoa học kỹ thuật tiên tiến vào sản xuất, nâng giá trị các sản phẩm.

Những triệu phú trồng mắc ca ở Sơn Lang

Những triệu phú trồng mắc ca ở Sơn Lang

(GLO)- Mắc ca là loại cây “kén” khí hậu nhưng khi trồng ở xã Sơn Lang (huyện Kbang, tỉnh Gia Lai) lại cho năng suất và chất lượng hạt vượt trội so với vùng đất khác và mang lại giá trị kinh tế cao, giúp nhiều nông dân địa phương trở thành triệu phú.

Tái canh cà phê không đạt kế hoạch

Tái canh cà phê không đạt kế hoạch

(GLO)- Theo kế hoạch năm 2024, toàn tỉnh Gia Lai tái canh 2.370 ha và ghép cải tạo 30 ha cà phê. Mặc dù mùa mưa đã qua gần hết nhưng đến nay, diện tích cà phê tái canh và ghép cải tạo mới được hơn 1.840 ha, đạt 76,7% kế hoạch.

Thành phố Kon Tum vào vụ hoa Tết

Thành phố Kon Tum vào vụ hoa Tết

Còn hơn 2 tháng nữa mới tới Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025, nhưng thời điểm này, người dân trồng hoa tại thành phố Kon Tum đang tất bật gieo trồng, chăm sóc cây hoa để phục vụ thị trường, với hy vọng sẽ có một vụ hoa Tết thành công.

Gia Lai được cấp mới 15 mã số vùng trồng xuất khẩu

Gia Lai được cấp mới 15 mã số vùng trồng xuất khẩu

(GLO)- Theo Sở Nông nghiệp và PTNT, năm 2024, toàn tỉnh có 15 mã số vùng trồng xuất khẩu được cấp mới với diện tích 332,09 ha xuất khẩu trên thị trường Trung Quốc và 4 mã số cơ sở đóng gói nông sản phục vụ xuất khẩu với tổng công suất 155 tấn quả tươi/ngày.