Vải thiều Đắk Lắk chín sớm, ồ ạt xuất ngoại

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

Nông dân Đắk Lắk đang bước vào vụ vải chín sớm với niềm phấn khởi được mùa, được giá. Niềm vui nhân đôi khi quả vải xuất khẩu sang Nhật Bản, Trung Quốc, Campuchia.

Bà Vũ Thị Nan (xã Ea Sar, huyện Ea Kar, Đắk Lắk) không giấu nổi niềm vui khi mùa vải năm nay được mùa, được giá. Nhà bà có 4,4ha vải, ước đạt sản lượng 25-30 tấn. Từ đầu vụ, bà đã bán với giá 55.000 đồng/kg.

Vải chín sớm rực đỏ trên vùng đất Ea Sar, huyện Ea Kar.
Vải chín sớm rực đỏ trên vùng đất Ea Sar, huyện Ea Kar.

Ông Nguyễn Văn Bình - Giám đốc Hợp tác xã (HTX) dịch vụ nông nghiệp Thanh Bình, huyện Ea Kar - cho hay, HTX hiện có 16 thành viên, với tổng diện tích canh tác hơn 100ha, đồng thời liên kết sản xuất với khoảng 2.000ha của các hộ dân trồng vải trong và ngoài tỉnh.

Nhờ điều kiện thời tiết năm nay tương đối thuận lợi, cây vải phát triển tốt, tỷ lệ ra hoa và đậu quả cao, năng suất trung bình đạt khoảng 10 tấn/ha. Từ đầu vụ đến nay, HTX đã xuất khẩu 10 container (khoảng 120-130 tấn vải) sang thị trường Trung Quốc.

Ông Bình cho hay, với giá thu mua duy trì ở mức 50.000 - 60.000 đồng/kg, sau khi trừ chi phí sản xuất, người trồng vải có thể thu lãi khoảng 300 triệu đồng mỗi ha.

Nông dân phấn khởi vì vải được mùa được giá.
Nông dân phấn khởi vì vải được mùa được giá.

Ông Hà Trung Tướng - Phó chủ tịch UBND xã Ea Sar - cho biết, địa phương là vùng trọng điểm trồng vải chín sớm của huyện Ea Kar. Năm nay, xã có tổng diện tích 400ha vải, trong đó 320ha đã cho thu hoạch, ước sản lượng đạt 5.000 tấn.

Để nâng cao giá trị quả vải và tạo ra sản phẩm an toàn cho người tiêu dùng, chính quyền địa phương đã thực hiện nhiều giải pháp, tổ chức mô hình sản xuất theo tiêu chuẩn VietGAP, đồng thời chú trọng chăm sóc cây trồng theo quy trình chuẩn để quả vải phát triển đồng đều. Xã cũng khuyến cáo nông dân thu hái vải khi quả đạt độ chín từ 75-85% để đảm bảo chất lượng và mẫu mã.

Vải Đắk Lắk chín sớm đã được xuất sang Trung Quốc, Nhật Bản và Campuchia.
Vải Đắk Lắk chín sớm đã được xuất sang Trung Quốc, Nhật Bản và Campuchia.

Ông Y Non Mlô - Phó trưởng Phòng Nông nghiệp và Môi trường huyện Ea Kar - cho biết, toàn huyện có 1.095ha vải, trong đó 700ha đang cho thu hoạch.

Giá vải đầu vụ dao động từ 55.000 - 62.000 đồng/kg, trong khi năm ngoái giá vải từ 40.000-45.000 đồng/kg. Năm 2024, thị trường tiêu thụ chính của vải Đắk Lắk là các tỉnh phía Nam, nhưng nay vải Đắk Lắk đã xuất khẩu sang Nhật Bản, Trung Quốc, Campuchia.

Toàn tỉnh Đắk Lắk hiện có 3.264ha vải, trong đó 2.046 ha cho thu hoạch, với tổng sản lượng ước đạt gần 21.180 tấn (năng suất hơn 10 tấn/ha). Diện tích trồng vải tập trung chủ yếu tại các huyện Ea Kar, Krông Năng, Krông Pắc, M’đrắk…

Dưới đây là một số hình ảnh thu hoạch vải chín sớm tại Đắk Lắk:

Vườn vải chín rực tại xã Ea Sar.
Vườn vải chín rực tại xã Ea Sar.
Nông dân thu hoạch đúng thời điểm để quả vải đạt độ ngọt theo tiêu chuẩn.
Nông dân thu hoạch đúng thời điểm để quả vải đạt độ ngọt theo tiêu chuẩn.
Quả vải thường được thu hoạch vào sáng sớm hoặc chiều tối để giữ độ tươi ngon.
Quả vải thường được thu hoạch vào sáng sớm hoặc chiều tối để giữ độ tươi ngon.
Nhờ thời tiết thuận lợi nên quả vải to, cơm dày, đẹp mã.
Nhờ thời tiết thuận lợi nên quả vải to, cơm dày, đẹp mã.
Vải được đóng thùng xuất đi Trung Quốc.
Vải được đóng thùng xuất đi Trung Quốc.

Theo Huỳnh Thủy (TPO)

Có thể bạn quan tâm

Tập trung phát triển du lịch cộng đồng ở Kon Plông

Tập trung phát triển du lịch cộng đồng ở Kon Plông

Thực hiện Chỉ thị số 27 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy Kon Tum về phát triển du lịch cộng đồng tại các thôn (làng) đồng bào dân tộc thiểu số trên địa bàn, Ban Thường vụ Huyện ủy Kon Plông đã nỗ lực, tập trung hiện thực các chỉ đạo, đến nay đã đạt được nhiều kết quả đáng ghi nhận.

Xa dần tiếng trống hơ gơr

Xa dần tiếng trống hơ gơr

(GLO)- Đối với đồng bào các dân tộc thiểu số ở Tây Nguyên, trống là vật thiêng, có Yàng trống bảo hộ, có giá trị cao nên cất giữ nơi trang trọng và được đem ra dùng trong những dịp lễ hội lớn của buôn làng hoặc gia đình. Ngày nay, các buôn làng ở Tây Nguyên dường như xa dần tiếng trống hơ gơr.

Con đường huyền thoại và xa lộ hôm nay

Con đường huyền thoại và xa lộ hôm nay

Nửa thế kỷ sau ngày giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước, đường Trường Sơn – đường mòn Hồ Chí Minh đã đi vào lịch sử như một huyền thoại, có ý nghĩa trong đấu tranh giải phóng dân tộc và công cuộc xây dựng, bảo vệ Tổ quốc giai đoạn hiện nay.