Quảng Ninh: Chiêm bái tượng Phật ngọc 3,8 tấn tại chùa Quỳnh Lâm

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

Pho tượng Phật Thích Ca được tạo tác từ khối ngọc thạch khổng lồ màu xanh lá cây tươi, nặng 3,8 tấn, cao 2,2m, sẽ được đặt tại Khu Di tích Quốc gia đặc biệt nhà Trần ở Đông Triều.

 Tượng Phật ngọc Hòa bình thế giới. (Ảnh: Thùy Dung/TTXVN)
Tượng Phật ngọc Hòa bình thế giới. (Ảnh: Thùy Dung/TTXVN)


Lễ rước pho tượng Phật ngọc nặng 3,8 tấn, cao 2,2 mét sẽ chính thức diễn ra ngày 28/11 tại thị xã Đông Triều (Quảng Ninh).

Đây là một trong số những hoạt động chính trong chuỗi sự kiện “Hành trình về miền Di sản-Thánh địa Phật giáo Trúc Lâm” tại Khu Di tích Quốc gia đặc biệt nhà Trần ở Đông Triều.

Thông tin được đưa ra tại cuộc họp báo giới thiệu về sự kiện do Ủy ban Nhân dân thị xã Đông Triều, Sở Văn hóa và Thể thao, Ban trị sự Giáo hội Phật giáo tỉnh Quảng Ninh và Viện Trần Nhân Tông (Đại học Quốc gia Hà Nội) tổ chức, ngày 24/11.

Pho tượng Phật ngọc được tạo tác từ khối ngọc thạch có màu xanh lá cây tươi, nặng 3,8 tấn, cao 2,2m, có giá trị khoảng 20 tỷ đồng.

Khối ngọc thạch này được tìm thấy tại vùng Bắc Vancouver (Canada) và được đánh giá là khối ngọc thạch lớn và đẹp chưa từng thấy từ trước đến nay.

Pho tượng Phật ngọc được chạm khắc theo nguyên mẫu Phật Thích Ca tại thánh địa Bồ đề Đào tràng (Ấn Độ), theo tư thế ngồi thiền trên tòa sen, thần thái đầy từ bi.

Tượng phật được các nghệ nhân người Napal, Ấn Độ, Thái Lan tạo tác, hoàn thiện tại Thái Lan.

Pho tượng Phật ngọc sẽ được đặt tại chùa Quỳnh Lâm (thị xã Đông Triều).

Việc rước tượng Phật ngọc về quần thể Khu di tích Quốc gia đặc biệt nhà Trần tại Đông Triều sẽ đẩy mạnh việc kết nối không gian, văn hóa, du lịch giữa Khu di tích nhà Trần tại Đông Triều với di tích Côn Sơn-Kiếp Bạc (Hải Dương), di tích Tây Yên Tử (Bắc Giang), di tích-danh thắng Yên Tử, Bạch Đằng, Cửa Ông, Vân Đồn tại Quảng Ninh nhằm xây dựng thương hiệu du lịch vùng đồng bằng sông Hồng và duyên hải Đông Bắc, trở thành điểm đến mang tầm khu vực và quốc tế.

Nằm trong chuỗi sự kiện “Hành trình về miền Di sản-thánh địa Phật giáo Trúc Lâm” còn có các hoạt động: Hội thảo “Thiền sư Pháp Loa: Sự nghiệp tu hành, thiền học và dấu ấn lịch sử;” Lễ khánh thành chùa Quỳnh Lâm; Lễ dâng hương tưởng niệm 712 năm Ngày Phật hoàng Trần Nhân Tông nhập niết bàn và Lễ động thổ tu bổ, tôn tạo chùa Thượng-Ngọa Vân.

Chuỗi sự kiện văn hóa trên nhằm quảng bá, tuyên truyền sâu rộng các giá trị văn hóa của Khu di tích Quốc gia đặc biệt nhà Trần ở Đông Triều đến đông đảo quần chúng nhân dân, du khách thập phương trong nước và quốc tế.

Ông Nguyễn Khắc Dũng, Phó Chủ tịch Ủy ban Nhân dân thị xã Đông Triều, nhấn mạnh: Trong suốt thời gian tổ chức chuỗi sự kiện này, thị xã Đông Triều luôn chú trọng công tác phòng chống dịch COVID-19, đảm bảo an ninh trật tự xã hội.

Theo Văn Đức (TTXVN/Vietnam+)

Có thể bạn quan tâm

Những người “giữ lửa” dân ca Jrai

Những người “giữ lửa” dân ca Jrai

(GLO)- Với người Jrai, hát dân ca là món ăn tinh thần không thể thiếu trong đời sống sinh hoạt. Vì vậy, những người biết hát dân ca luôn quan tâm tới việc bảo tồn, lưu giữ và khơi gợi niềm đam mê cho thế hệ trẻ để góp phần bảo tồn, phát huy bản sắc văn hóa truyền thống của dân tộc mình.
Lễ bỏ mả: Cuộc trình diễn nghệ thuật truyền thống đặc sắc của người Jrai

Lễ bỏ mả: Cuộc trình diễn nghệ thuật truyền thống đặc sắc của người Jrai

(GLO)- Trong các nghi lễ truyền thống của người Jrai thì lễ bỏ mả mang đậm nét văn hóa dân gian, là lễ hội nổi trội nhất, hấp dẫn nhất và được trao truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác. Theo quan niệm của người Jrai, lễ bỏ mả là ngày vui cộng cảm, ngày hội của cộng đồng.
Vang mãi tiếng chiêng làng Châu

Vang mãi tiếng chiêng làng Châu

(GLO)- Bao thế hệ người Bahnar ở làng Châu (xã Chư Krêy, huyện Kông Chro, tỉnh Gia Lai) vẫn gắn bó với cồng chiêng bởi đó là nguồn cội, là bản sắc văn hóa của dân tộc. Chính sự tiếp nối, trao truyền giữa các thế hệ đã đưa thanh âm cồng chiêng của ngôi làng này vang vọng mãi.
Nồng nàn hương vị rượu cần

Nồng nàn hương vị rượu cần

(GLO)- Trong đời sống văn hóa, tinh thần của bà con các dân tộc thiểu số Tây Nguyên nói chung, người Jrai vùng Ia Pa nói riêng, rượu cần (rượu ghè) là một loại thức uống quý, không thể thiếu trong các buổi sinh hoạt cộng đồng hoặc của từng gia đình, dòng họ.