Quảng Ngãi muốn thu hồi 9 dự án của FLC

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

(GLO)- Ngày 10-7, Ban quản lý Khu kinh tế Dung Quất và các Khu công nghiệp Quảng Ngãi (Ban Quản lý) cho biết đang làm việc với Sở Kế hoạch và Đầu tư, Cục Thuế tỉnh liên quan xem xét thu hồi đất, chấm dứt dự án của Công ty cổ phần Tập đoàn FLC và 6 công ty đối tác đầu tư ở Khu kinh tế Dung Quất.

Trước đó, giai đoạn 2018-2019, trên cơ sở đề xuất của FLC và Ban Thường vụ Tỉnh ủy Quảng Ngãi, Ban Quản lý đã cấp quyết định chủ trương đầu tư cho 9 dự án của FLC và các công ty đối tác (gồm 4 dự án khu đô thị và 5 dự án khu du lịch sinh thái) với tổng vốn đăng ký gần 18.000 tỷ đồng trên diện tích gần 250 ha.

Tất cả 9 dự án của Tập đoàn FLC tại Quảng Ngãi đều trong trạng thái
Tất cả 9 dự án của Tập đoàn FLC tại Quảng Ngãi đều trong trạng thái "bất động", cỏ dại mọc um tùm. Ảnh nguồn LĐO

Trong đó, 4 dự án khu đô thị có tổng vốn gần 9.200 tỷ đồng với diện tích hơn 165 ha gồm Vạn Tường 1, Vạn Tường 4, Vạn Tường 7 và Vạn Tường 8. 

Đến nay, hai dự án khu đô thị Vạn Tường 1 và Vạn Tường 8 chưa được triển khai thủ tục đầu tư do vướng quy hoạch đất quốc phòng. Hai dự án còn lại đã chi trả hơn 60 tỷ đồng giải phóng mặt bằng, nhưng chưa triển khai xây dựng.

Năm dự án khu du lịch sinh thái với tổng vốn đăng ký hơn 8.900 tỷ đồng trên diện tích gần 82 ha. Các bên liên quan mới chi trả bồi thường chưa đến 700 triệu đồng. Riêng dự án Khu đô thị du lịch sinh thái FLC Quảng Ngãi chưa triển khai bồi thường, giải phóng mặt bằng.

Theo báo Lao Động, ông Nguyễn Phạm Trọng Nghĩa-Phó Trưởng ban Quản lý Khu Kinh tế Dung Quất và các Khu Công nghiệp Quảng Ngãi cho hay, Ban Quản lý đang phối hợp với các cơ quan liên quan nhằm cũng cố hồ sơ về các nhà đầu tư. Sau đó, Ban Quản lý sẽ làm việc với nhà đầu tư nhằm động viên nhà đầu tư tự chấm dứt hoạt động của các dự án và trả lại đất đối với phần diện tích đã được Nhà nước giao, cho thuê để làm cơ sở thực hiện thủ tục lựa chọn nhà đầu tư. 

Trường hợp nhà đầu tư không tự chấm dứt hoạt động của các dự án và trả lại đất dối với phần diện tích đã được Nhà nước giao, cho thuê; Ban Quản lý sẽ xem xét, thu hồi đất và chấm dứt hoạt động của các dự án.  

PHƯƠNG VI (tổng hợp)

 

Có thể bạn quan tâm

Gia đình bà Nguyễn Thị Kim Hương (tổ 2, phường Ngô Mây) tự nguyện tháo dỡ hàng rào, hiến đất để mở rộng đường. Ảnh: M.N

An Khê huy động nguồn lực hoàn thiện hạ tầng giao thông

(GLO)- Những năm qua, thị xã An Khê đã tập trung nguồn lực đầu tư phát triển hạ tầng giao thông từ nội thị đến nông thôn. Nhờ đó, mạng lưới giao thông được kết nối, đáp ứng nhu cầu giao thương hàng hóa, đi lại của người dân và giúp địa phương hoàn thành chỉ tiêu, nhiệm vụ phát triển kinh tế-xã hội.

Bộ Xây dựng đề xuất phát hành trái phiếu 100.000 tỷ đồng cho vay ưu đãi nhà ở xã hội. Ảnh nguồn doanhnghieptiepthi.vn

Đề xuất phát hành 100.000 tỷ đồng trái phiếu cho vay mua nhà ở xã hội

(GLO)- Bộ Xây dựng đang xin ý kiến các bộ, ngành về dự thảo Nghị quyết về nguồn vốn ưu đãi cho phát triển nhà ở xã hội quy mô khoảng 100.000 tỷ đồng từ phát hành trái phiếu Chính phủ. Đây là lần đầu tiên Bộ Xây dựng đề xuất áp dụng gói nhà ở xã hội bằng phát hành trái phiếu.

Dịch vụ lái xe hộ: An toàn, thiết thực

Dịch vụ lái xe hộ: An toàn, thiết thực

(GLO)- Với phương châm “Bạn uống, tôi lái”, dịch vụ lái xe hộ chuyên nghiệp là giải pháp được nhiều khách hàng lựa chọn sau khi đã sử dụng rượu bia hoặc có nhu cầu đi công tác, du lịch xa để bảo đảm cả người và phương tiện đều an toàn.

Thí điểm cho các loại đất được làm nhà ở thương mại là rất cần thiết

Thí điểm cho các loại đất được làm nhà ở thương mại là rất cần thiết

Ngày 23.11 Hiệp hội Bất động sản TP.HCM đã có văn bản hỏa tốc gửi Ủy ban Thường vụ Quốc hội Thủ tướng Chính phủ Bộ Tài nguyên và Môi trường góp ý dự thảo Nghị quyết của Quốc hội về thí điểm thực hiện dự án nhà ở thương mại thông qua thỏa thuận về nhận quyền sử dụng đất hoặc đang có quyền sử dụng đất