Quản lý, bảo vệ và phát triển rừng: Chuyển biến tích cực

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

(GLO)- Công tác quản lý, bảo vệ và phát triển rừng được xác định là trách nhiệm của cả hệ thống chính trị. Vì vậy, những năm qua, cấp ủy, chính quyền từ tỉnh đến cơ sở ở Gia Lai đã tập trung lãnh đạo, chỉ đạo thường xuyên, tạo chuyển biến tích cực trong công tác quản lý, bảo vệ và phát triển rừng.

Những kết quả ấn tượng

Trong giai đoạn 2017-2021, các huyện, thị xã, thành phố và đơn vị chủ rừng đã thực hiện tốt công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về quản lý, bảo vệ và phát triển rừng; tổ chức ký cam kết an toàn lửa rừng, không chặt phá rừng, đốt rừng, lấn chiếm đất lâm nghiệp. Bên cạnh đó, các địa phương, đơn vị chủ rừng tăng cường truy quét các điểm nóng về khai thác, vận chuyển lâm sản trái pháp luật; thường xuyên kiểm tra việc canh tác nương rẫy của các hộ dân sống gần rừng nhằm ngăn chặn hành vi phá rừng và lấn chiếm đất lâm nghiệp trái pháp luật, mở rộng diện tích canh tác; lồng ghép việc tuyên truyền và thực hiện các chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về công tác quản lý, bảo vệ và phát triển rừng gắn với cuộc vận động “Toàn dân tham gia bảo vệ rừng” và phong trào “Tết trồng cây đời đời nhớ ơn Bác Hồ”, “Mỗi hội viên trồng 1 cây xanh”, “Mỗi cơ sở Hội 1 công trình cây xanh”.

 Lực lượng Kiểm lâm, Công an xã Đak Smar (huyện Kbang) và đơn vị chủ rừng tổ chức tuần tra bảo vệ rừng trên lâm phần quản lý. Ảnh: Minh Triều
Lực lượng Kiểm lâm, Công an xã Đak Smar (huyện Kbang) và đơn vị chủ rừng tổ chức tuần tra bảo vệ rừng trên lâm phần quản lý. Ảnh: Minh Triều



Việc huy động các nguồn lực cho công tác bảo vệ và phát triển rừng bền vững được chú trọng. Từ năm 2017 đến nay, toàn tỉnh đã huy động hơn 1.088 tỷ đồng từ nguồn ngân sách và chi trả dịch vụ môi trường rừng để đầu tư cho công tác quản lý, bảo vệ và phát triển rừng. Trong đó, UBND tỉnh phân bổ hơn 409 tỷ đồng để triển khai thực hiện các chính sách bảo vệ và phát triển rừng. Đồng thời, bố trí nguồn kinh phí hơn 117,4 tỷ đồng cho hoạt động đầu tư trồng và phát triển rừng, xây dựng cơ sở hạ tầng Vườn Quốc gia Kon Ka Kinh và Khu Bảo tồn thiên nhiên Kon Chư Răng; đầu tư xây dựng trạm quản lý, bảo vệ rừng và hạt kiểm lâm; đầu tư Dự án nâng cao năng lực phòng-chống cháy rừng… Quỹ Bảo vệ và Phát triển rừng tỉnh đã huy động hơn 561,8 tỷ đồng từ nguồn thu dịch vụ môi trường rừng. Ngoài ra, từ năm 2017 đến nay, các doanh nghiệp, hộ gia đình, cá nhân tự đầu tư trồng 24.050,73 ha rừng sản xuất với tổng kinh phí khoảng 258 tỷ đồng.

Trong 5 năm qua, mặc dù gặp nhiều khó khăn do không có kinh phí hỗ trợ trồng rừng từ Trung ương để thực hiện Quyết định số 38/2016/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ, nhưng bằng nguồn lực của tỉnh, của huyện, doanh nghiệp và người dân, toàn tỉnh đã trồng được 31.440,05 ha rừng. Trong đó, trồng rừng tập trung được 26.026,23 ha, trồng cây phân tán được 5.377,82 ha. Tỉnh đã chỉ đạo triển khai lồng ghép chỉ tiêu trồng rừng trong các kế hoạch phát triển lâm nghiệp bền vững giai đoạn 2021-2025, kế hoạch thực hiện Chiến lược phát triển lâm nghiệp Việt Nam giai đoạn 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 và các chương trình, dự án lâm nghiệp khác; huy động các nguồn lực từ ngân sách nhà nước, nguồn thu từ dịch vụ môi trường rừng, vốn trong doanh nghiệp, Nhân dân và các nguồn vốn khác để tham gia trồng rừng, đảm bảo mỗi năm trồng mới 8.000 ha rừng, góp phần nâng độ che phủ rừng đạt 47,75% vào năm 2025.

Cùng với công tác trồng rừng, tăng độ che phủ rừng, việc bảo vệ rừng luôn được chú trọng. Các đoàn kiểm tra liên ngành của tỉnh thường xuyên truy quét các điểm nóng về phá rừng, lấn chiếm đất rừng, khai thác, vận chuyển, mua bán, cất giữ lâm sản trái pháp luật; hỗ trợ các địa phương trong việc kiểm tra, giải quyết kịp thời các điểm nóng; theo dõi chặt chẽ việc đưa công cụ, phương tiện vào rừng. Chi cục Kiểm lâm tỉnh đã bố trí lực lượng về địa bàn, tham mưu giúp cấp ủy, chính quyền cấp xã quản lý chặt tại cơ sở, phát hiện sớm tình trạng xâm canh, phá rừng trái pháp luật… để có biện pháp ngăn chặn hiệu quả. Các địa phương triển khai lồng ghép các đề án, dự án nhằm giải quyết việc làm, nâng cao thu nhập cho người lao động, thúc đẩy phát triển kinh tế-xã hội, nhất là tại các xã vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân tộc thiểu số; tạo điều kiện về quỹ đất để các địa phương giải quyết cho Nhân dân sản xuất.

Cũng trong 5 năm qua, cấp ủy, chính quyền, lực lượng chức năng của tỉnh thường xuyên tăng cường công tác kiểm tra, bảo vệ rừng. Qua đó, phát hiện và xử lý 2.940 vụ vi phạm Luật Lâm nghiệp, giảm 2.741 vụ (tương ứng 48,25%) so với giai đoạn 2012-2016. Thanh tra tỉnh đã tiến hành thanh tra và có kết luận đối với 25 đơn vị chủ rừng. Qua công tác thanh tra đã phát hiện các sai phạm tại một số đơn vị chủ rừng, kiến nghị cấp thẩm quyền xử lý nghiêm.

Hướng đến phát triển rừng bền vững

Cùng với những chuyển biến tích cực, công tác quản lý, bảo vệ và phát triển rừng trên địa bàn tỉnh vẫn còn một số hạn chế, bất cập. Các vụ phá rừng, lấn chiếm đất rừng, khai thác, vận chuyển, mua bán, chế biến lâm sản trái phép; mua bán, sang nhượng trái phép đất lâm nghiệp còn xảy ra tại một số địa phương nhưng chưa được phát hiện, ngăn chặn, xử lý kịp thời, hiệu quả. Việc kiểm tra, thanh tra có lúc, có nơi chưa được duy trì thường xuyên, liên tục, thiếu quyết liệt trong tổ chức triển khai thực hiện và xử lý vi phạm. An toàn phòng cháy, chữa cháy rừng chưa vững chắc; nguy cơ xảy ra cháy rừng còn lớn; khả năng ứng phó của các địa phương, đơn vị chủ rừng và các ngành chức năng còn hạn chế. Một số chủ rừng chưa thực hiện hết trách nhiệm, còn buông lỏng công tác quản lý, bảo vệ rừng để rừng bị phá, đất rừng bị lấn chiếm với diện tích lớn, trong thời gian dài nhưng chưa có biện pháp kiểm tra, ngăn chặn kịp thời. Việc phối hợp giữa các lực lượng làm công tác quản lý, bảo vệ rừng chưa tốt. Chính quyền một số địa phương, chủ rừng, cơ quan chức năng thiếu chủ động, chưa phối hợp hiệu quả trong công tác quản lý, bảo vệ rừng nhằm phát hiện, ngăn chặn và xử lý kịp thời các vụ việc vi phạm pháp luật về lâm nghiệp.

Cán bộ Quỹ Bảo vệ và Phát triển rừng tỉnh kiểm tra thực địa để thống nhất số liệu xây dựng bản đồ cung ứng DVMTR với các chủ rừng. Ảnh: Nguyễn Bình
Cán bộ Quỹ Bảo vệ và Phát triển rừng tỉnh kiểm tra thực địa. Ảnh: Nguyễn Bình
Theo kết quả rà soát, toàn tỉnh có 723.156,38 ha rừng, trong đó, rừng phòng hộ 150.374,48 ha, rừng đặc dụng 82.208,33 ha, rừng sản xuất 490.573,57 ha.

Để công tác quản lý, bảo vệ và phát triển rừng đạt hiệu quả cao hơn, góp phần thực hiện tốt Nghị quyết số 06-NQ/TU ngày 20-1-2022 của Tỉnh ủy về phát triển lâm nghiệp theo hướng bền vững, tăng cường sinh kế và nâng cao độ che phủ rừng thích ứng với biến đổi khí hậu của tỉnh giai đoạn 2021-2030, các ngành, địa phương cần tiếp tục đổi mới, nâng cao hiệu quả công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật về bảo vệ và phát triển rừng, về chủ trương đóng cửa rừng của Chính phủ. Quản lý chặt các cơ sở kinh doanh, chế biến lâm sản, tổ chức ký cam kết với các cơ sở mua bán, chế biến gỗ để thực hiện nghiêm túc các quy định của Nhà nước. Rà soát, đánh giá diện tích đất trống và rừng trồng sản xuất hiện có để xác định vùng nguyên liệu gắn với các cơ sở chế biến nhằm thực hiện chuyển hóa rừng trồng hiện có và trồng rừng thâm canh. Xây dựng kế hoạch sử dụng hợp lý diện tích đất lâm nghiệp người dân đang sản xuất nông nghiệp để chuyển đổi cơ cấu cây trồng phù hợp mục đích lâm nghiệp và trồng rừng.

Bên cạnh đó, cần xây dựng và triển khai thực hiện tốt các nhiệm vụ sau khi cao nguyên Kon Hà Nừng được UNESCO công nhận là Khu dự trữ sinh quyển thế giới, đảm bảo những giá trị về đa dạng sinh học cũng như nỗ lực bảo tồn thiên nhiên, phát triển bền vững; đồng thời, góp phần quảng bá hình ảnh đất nước, con người và văn hóa của Việt Nam đối với bạn bè thế giới. Tiếp tục kiện toàn, củng cố tổ chức, bộ máy quản lý nhà nước, làm rõ chức năng, nhiệm vụ của các ngành, các cấp. Tổ chức rà soát, sắp xếp, cơ cấu lại tổ chức bộ máy các ban quản lý rừng đặc dụng, phòng hộ để quản lý những diện tích rừng được giao phù hợp với tình hình thực tế. Tăng cường quản lý địa bàn, tổ chức tuần tra, kiểm tra rừng, chốt chặn các điểm nóng để phát hiện, ngăn chặn kịp thời, có hiệu quả các hành vi vi phạm ngay từ đầu, nhất là tại các vùng giáp ranh, khu vực biên giới, địa bàn còn nhiều tài nguyên, nhiều loại gỗ quý. Thực hiện tốt công tác tiếp nhận, giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm.

 

TỐNG THỚI MỐC

Có thể bạn quan tâm

“Làng yến” trên cao nguyên

“Làng yến” trên cao nguyên

(GLO)- Năm 2022, Hợp tác xã (HTX) Phố Yến (thôn Thắng Lợi 3, xã Ia Sol, huyện Phú Thiện) bắt đầu triển khai xây dựng mô hình “làng yến” với nhiều nhà nuôi yến được quy hoạch bài bản, khoa học. Mô hình mới này bước đầu đang mang lại hiệu quả kinh tế cao.

Nhờ ứng dụng công nghệ trong chế biến, sản phẩm yến sào của Công ty TNHH một thành viên Sản xuất-thương mại-xuất nhập khẩu yến sào Win Nest Alpha được người tiêu dùng đánh giá cao. Ảnh: V.C

Yến sào Đông Nam tỉnh Gia Lai khẳng định vị thế

(GLO)- Khu vực Đông Nam tỉnh Gia Lai có số lượng nhà nuôi yến lớn với chất lượng tổ yến rất tốt. Khai thác lợi thế này, cùng với quy hoạch vùng nuôi, nhiều cơ sở sản xuất yến sào đã chủ động đăng ký thương hiệu, đa dạng hóa sản phẩm nhằm khẳng định vị thế trên thị trường.

Ông Nguyễn Văn Thuận (thôn 2, xã Nghĩa Hòa, huyện Chư Păh) chặt bỏ gần 40 cây cà phê để hiến đất mở rộng mặt đường. Ảnh: N.D

Đòn bẩy phát triển vùng nguyên liệu cà phê bền vững

(GLO)- Sau 2 năm triển khai hợp phần 5 của Đề án thí điểm xây dựng vùng nguyên liệu nông-lâm-thủy sản đạt chuẩn phục vụ tiêu thụ trong nước và xuất khẩu giai đoạn 2022-2025, nhiều tuyến đường nội đồng ra vùng nguyên liệu sản xuất cà phê được đầu tư xây dựng.