'Quà tặng của ngày mai' - câu chuyện cuộc đời của cậu bé sáu tuổi

Theo dõi Báo Gia Lai trênGoogle News
Quà tặng của ngày mai là tựa đề cuốn truyện dài mới nhất của nhà văn Võ Diệu Thanh, dựa theo câu chuyện cuộc đời có thật của một cậu bé sáu tuổi, từng là quán quân trong một show truyền hình thực tế.

Bìa cuốn sách ‘Quà tặng của ngày mai’ của nhà văn Võ Diệu Thanh (NXB Đà Nẵng, 2021). ẢNH: Đ.L.V
Bìa cuốn sách ‘Quà tặng của ngày mai’ của nhà văn Võ Diệu Thanh (NXB Đà Nẵng, 2021). ẢNH: Đ.L.V
Trong nền văn học Việt Nam, các thể loại tiểu thuyết, truyện, bút ký, hồi ký, thơ ca viết về những chuyện đời có thật đã khá nhiều, nhưng thường là chuyện đời của các anh hùng, các nhân vật lịch sử (hầu hết là những người đã mất), hoặc những người nổi tiếng, nhưng viết về chuyện đời có thật của một cậu bé sáu tuổi thì đây là lần đầu tiên. Cuốn sách này được coi như là bước đi khá táo bạo trong sự nghiệp văn chương của Võ Diệu Thanh.

Nhà văn Võ Diệu Thanh (thứ hai từ phải qua) trong buổi ra mắt, tọa đàm về cuốn sách Quà tặng của ngày mai. ẢNH: NVCC
Nhà văn Võ Diệu Thanh (thứ hai từ phải qua) trong buổi ra mắt, tọa đàm về cuốn sách Quà tặng của ngày mai. ẢNH: NVCC
Hóa thân thành cu Chùa, nhẩn nha từng chút một, Võ Diệu Thanh kể cho độc giả nghe chuyện đời của ba chị em cu Chùa, từ những đứa trẻ bị bỏ rơi, lêu lổng, khó dạy, trở thành những đứa trẻ ngoan, đặc biệt là cu Chùa, bây giờ là nhạc công chơi đàn sến, lễ phép, dễ cưng, ai gặp “cũng muốn hun”.
Vậy ai đã tạo nên kỳ tích này? Không phải là một nhà giáo dục, không phải là một thầy cô giáo tài giỏi, kinh nghiệm lâu năm, mà chỉ là một người bình thường, một nhạc công bị bệnh tim, chưa có con. Bằng lòng yêu thương và sự chân thành, dùng chính cuộc sống hằng ngày của mình như một tấm gương, ông đã từ từ rèn giũa các cô bé cậu bé thành những đứa trẻ ngoan, biết nghĩ, một viên ngọc. Cách dạy trẻ này vô cùng đơn giản mà hiệu quả giữa thời điểm con trẻ chúng ta đang sống, học hành, lớn lên giữa một nền giáo dục đầy những con số thành tích thật đẹp nhưng lại quá thiếu vắng những trái tim ấm áp, chân thành và những hành động đẹp. Câu chuyện của ông Sáu và bé Chùa nhắc chúng ta nhớ yếu tố khởi điểm ban đầu của niềm tin chính là sự chân thành và công bằng, cho dù là đối với những đứa trẻ. Nhân chi sơ tính bổn thiện, không có đứa trẻ nào được sinh ra để hư hỏng. Những đứa trẻ rồi sẽ lớn lên, không ít thì nhiều, là bản sao về tính cách của những người lớn chung quanh chúng.
Ngoài thông điệp về giáo dục, Quà tặng của ngày mai còn nhắc nhở chúng ta nhiều thông điệp ý nghĩa khác: đó là trách nhiệm dưỡng dục của những bậc làm cha làm mẹ. Bỏ bê con cái cũng là một kiểu tội ác, và tội ác ấy sẽ trở thành một bản án, vô tình mà có thật, khi con cái lớn lên. Thật khó mà hình dung được tương lai của bà mẹ mê cờ bạc hơn mê con, phó mặc con cho người khác nuôi dưỡng, khi mà sau này về già, bà có nguy cơ sẽ phải đối diện với cảnh con cái chỉ chăm sóc bà vì trách nhiệm chứ không thật sự vì lòng yêu thương. Ký ức, kỷ niệm tuổi thơ là cái mà chúng ta không thể làm lại hoặc sửa chữa trong cuộc đời của mỗi người.
Quà tặng của ngày mai của Võ Diệu Thanh còn chia sẻ với người đọc thông điệp về sự tự chữa lành. Điều gì khiến cho người đàn ông bị bệnh tim không biết ra đi ngày nào, người phụ nữ cô đơn, bệnh tật bảo bọc ba đứa trẻ như thể chúng là con ruột của mình, chuẩn bị cho ba đứa trẻ những kỹ năng sinh tồn, làm chủ cuộc sống khi không còn mình một cách chăm chút, cẩn trọng như thể mình là ba mẹ thật sự của chúng? Chữa lành vết thương trong tâm hồn của người khác cũng là cách để tự chữa lành những vết thương trong tâm hồn của chính mình. Sống tốt, làm những việc có ý nghĩa cho người khác đôi khi cũng là phương cách hiệu quả để mình thấy mình sống có ích, có ý nghĩa hơn; để mình có điều tốt đẹp mà vin vào, mà yêu cuộc sống vốn nhiều khốn khó này hơn.
Giá Võ Diệu Thanh lý giải thêm một chút về ông Sáu, cô Sáu và lòng yêu thương vô bờ bến của hai người dành cho ba đứa trẻ, hẳn độc giả sẽ đã nư hơn. Nhưng, biết làm sao được khi cu Chùa vẫn còn là một cậu bé sáu tuổi và Quà tặng của ngày mai là chuyện của cậu bé ấy kể cho chúng ta nghe!
Theo Đình Lê Vũ (TNO)

Có thể bạn quan tâm

Thơ Hà Hoài Phương: Những ngôi sao xanh

Thơ Hà Hoài Phương: Những ngôi sao xanh

(GLO)- Hình ảnh "những ngôi sao xanh" trong thơ Hà Hoài Phương tượng trưng cho ánh sáng hy vọng không bao giờ tắt, dẫu rằng có bao nhiêu khó khăn, thử thách hay bóng tối bao phủ. Những ngôi sao ấy là niềm tin, sức mạnh tinh thần giúp con người vượt qua mọi gian truân cuộc sống...

Thơ Nguyễn Đình Phê: Gửi lại

Thơ Nguyễn Đình Phê: Gửi lại

(GLO)- Bài thơ "Gửi lại" của Nguyễn Đình Phê là một tác phẩm đầy hoài niệm, suy tư về thời gian, tình yêu và sự chia ly. Xoay quanh cảm giác tiếc nuối, luyến lưu một mối tình đã qua, những kỷ niệm khó quên, tác giả muốn gửi lại cho người yêu hay cho chính mình?

Tiến sĩ Lưu Hồng Sơn bên một bức tranh của họa sĩ Xu Man tại Bảo tàng tỉnh. Ảnh: P.D

Tranh Xu Man: Di sản tìm về

(GLO)- Từ chỗ chỉ sở hữu số lượng tác phẩm rất ít ỏi của họa sĩ Xu Man, hiện nay, Bảo tàng tỉnh Gia Lai đang có một bộ sưu tập dày dặn với tổng cộng 52 bức của người họa sĩ tài danh, nhiều nhất trong hệ thống bảo tàng cả nước.

Hình dung

Thơ Nguyễn Ngọc Hưng: Hình dung

(GLO)- Bài thơ "Hình dung" của Nguyễn Ngọc Hưng là một tác phẩm đẹp, đậm chất mộng mơ và lãng mạn. Nó thể hiện một tình yêu vĩnh cửu, dường như không thể chạm vào, nhưng vẫn mãnh liệt và đầy khắc khoải...

Ảnh minh họa. Nguồn : Internet

Niềm vui đọc sách

(GLO)- Từ lâu, đọc sách đã là một hoạt động được ưa thích của nhiều người, được khích lệ ở nhiều nơi vì những lợi ích mà nó mang lại. Tôi vẫn giữ thói quen đọc đều đặn mỗi ngày. Điều đó vừa cần thiết cho công việc, vừa là cách để tôi giải trí và tìm hiểu về thế giới xung quanh.

“Mùa xuân của mẹ”

“Mùa xuân của mẹ”

(GLO)- Đầu năm nay, tác giả Lê Thị Kim Sơn-Hội viên Hội Văn học Nghệ thuật tỉnh Gia Lai ra mắt tập truyện dành cho thiếu nhi “Cổ tích trưa” (Nhà xuất bản Kim Đồng) và mới đây là tập truyện ngắn “Mùa xuân của mẹ” (Nhà xuất bản Hồng Đức). 

Gương mặt thơ: Thanh Thảo

Gương mặt thơ: Thanh Thảo

(GLO)- Là một trong những nhà thơ tiêu biểu nhất của thế hệ thơ chống Mỹ cùng thời với Nguyễn Khoa Điềm, Hữu Thỉnh, Bằng Việt, Hoàng Nhuận Cầm, Lưu Quang Vũ, Nguyễn Trọng Tạo, Phạm Tiến Duật, Thu Bồn... nhưng Thanh Thảo có một giọng thơ riêng, thiên về trí tuệ và một lối tư duy trực cảm.

“Gia Lai trong tôi”

E-magazine“Gia Lai trong tôi”

(GLO)- Gia Lai trong bạn là những hình dung gì khi nhắc đến? Là khung cảnh thiên nhiên hùng vĩ, là nụ cười sơn nữ hay nét bản sắc văn hóa khó lẫn? Những câu trả lời sẽ được tìm thấy tại Triển lãm nhiếp ảnh năm 2024 với chủ đề “Gia Lai trong tôi”.