Làng Chan và người lính Binh đoàn 15

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

(GLO)- Chúng tôi đến làng Chan (xã Ia Pnôn, huyện Đức Cơ, tỉnh Gia Lai) vào một buổi sáng đẹp trời. Người lớn đi khai thác mủ cao su từ sáng sớm, trẻ em say sưa học bài trong những căn phòng đẹp tinh tươm. Một không khí yên lành lan tỏa khắp ngôi làng nơi biên giới này.

Những ngày đầu…


Trước năm 1986, làng Chan đã nghèo lại còn mang trên mình tàn tích chiến tranh. Làng chỉ có 97 hộ gia đình với trên 400 nhân khẩu, cuộc sống chủ yếu là săn bắt, hái lượm, phá rừng làm rẫy, tập quán lạc hậu. Đặc biệt, nơi đây là vùng trọng điểm hoạt động của bọn phản động FULRO.

 

  Bộ trưởng Bộ Quốc phòng nước CHDCND Lào và Thiếu tướng Đặng Anh Dũng-Tư lệnh Binh đoàn 15 đến thăm làng Chan (tháng 9-2014).  Ảnh: C.T.V
Bộ trưởng Bộ Quốc phòng nước CHDCND Lào và Thiếu tướng Đặng Anh Dũng-Tư lệnh Binh đoàn 15 đến thăm làng Chan (tháng 9-2014). Ảnh: C.T.V

Năm 1986, bộ đội Binh đoàn 15 đến vận động được 65 hộ với 98 lao động nhận trồng, chăm sóc 34 ha cao su. Do thói quen du canh, du cư, cây cao su lại chưa cho ra sản phẩm và bị kẻ xấu kích động nên một số người đã bỏ việc. Từ 65 hộ còn 22 hộ, từ 98 lao động còn 27 lao động... Trước tình hình đó, cán bộ, chiến sĩ Binh đoàn 15 vẫn bền bỉ, kiên trì thuyết phục, vận động bằng hình thức “mưa dầm thấm lâu”: Giúp đỡ làm đất; hỗ trợ vốn, cây giống; hướng dẫn kỹ thuật trồng xen canh hoa màu trong hàng băng các lô cao su chưa khép tán. Các cán bộ, chiến sĩ luôn thấu hiểu một điều rằng dù ở đâu, nếu đem lòng người sống tốt với nhau sẽ đơm hoa kết trái, người dựa vào người ấm áp thủy chung, ấm tình đồng chí, đồng đội. Người có công với đất  thì đất sẽ không phụ công người, bà con sẽ tin các anh.

Già làng Siu Ơnh tâm sự: “Ngày xưa đói khổ lắm. Khi bộ đội Binh đoàn 15 mới đến, chưa ai tin nó đâu. Cây cao su không ăn được, chỉ có thú rừng ăn được. Thế mà bộ đội lại trồng nó, người Jrai chỉ muốn no cái bụng, không sốt rét. Rồi bụng của già làng hiểu, phân tích cho bà con: Bộ đội cho lúa gạo, cho quần áo, chữa bệnh sốt rét. Bây giờ thì ai cũng thích vào làm công nhân. Làng Chan bây giờ làm công nhân cao su hết rồi”.

Theo bước chân của bộ đội Binh đoàn, bà con làng Chan tích cực tham gia  trồng và chăm sóc cây cao su. Màu xanh cao su đã phủ xanh đất trống, đồi núi trọc. Đội sản xuất 711 (Công ty 72) được hình thành. Trong khi bà con đang yên ấm làm ăn thì bọn phản động FULRO lợi dụng vấn đề dân tộc, tôn giáo để chia rẽ nhân dân với bộ đội, xuyên tạc đường lối, chủ trương của Đảng, Nhà nước. Chúng còn dụ dỗ bà con vượt biên trái phép. Cán bộ, chiến sĩ Binh đoàn 15 lại một lần nữa phải đối diện và vượt qua muôn vàn khó khăn, thách thức. Với bà con dân tộc thiểu số, cao hơn mọi lời nói là việc làm, càng cụ thể bà con càng tin tưởng: Bộ đội làm đường, làm giọt nước, trồng bắp, trồng mì, dựng nhà, xây trường học, khám chữa bệnh... Làm ngày không hết phải làm đêm. Hôm nay chưa xong ngày mai làm tiếp. Đấu tranh với cái xấu cái ác phải kiên gan bền chí.

Làng Chan bây giờ

Hôm nay, nhiều ngôi nhà mới mọc lên bên các trục đường. Trường học, trạm điện tỏa sáng đến từng nhà. Nhiều hộ gia đình công nhân gắn kết với nhau, cùng nhau phát triển kinh tế. Điển hình như gia đình ông Rơ Lan Diên hàng năm thu nhập ngoài tiền lương trên 150 triệu đồng. Nhiều hộ gia đình khác cũng có thu nhập 100-120 triệu đồng/năm như gia đình Rơ Lan Bin, Siu HLin, Rơ Lan Lum... Có gia đình mua két sắt đựng tiền. Làng Chan chỉ còn 15 hộ nghèo, không còn hộ đói, 100% trẻ em trong độ tuổi được cắp sách tới trường; 100% hộ gia đình có các phương tiện nghe nhìn, xe máy đi lại phục vụ sản xuất. 314 hộ gia đình với 1.631 nhân khẩu yên tâm gắn bó với đơn vị, địa bàn. Tình hình an ninh chính trị, trật tự xã hội được đảm bảo. Nhiều năm liền, làng Chan được công nhận đạt tiêu chuẩn khu dân cư văn hóa.

Trò chuyện với chúng tôi, anh Rơ Lan Diên cho biết: “Hiện nay, hầu hết bà con làng Chan đều vào làm công nhân. Tuy giá mủ cao su xuống thấp nhưng Binh đoàn vẫn duy trì, ổn định đời sống cho bà con. Nhiều hộ gia đình mua sắm đầy đủ các phương tiện sinh hoạt như: ti vi, tủ lạnh, xe máy, máy cày, máy kéo phục vụ sản xuất. Đặc biệt, làng Chan có 3 hộ gia đình tậu ô tô”.

 

Sự có mặt của những người lính Binh đoàn 15 đã tạo bước ngoặt căn bản đối với bà con ở nơi đây. Làng Chan trở thành mô hình được Bộ Quốc phòng chọn làm điểm giới thiệu trong chuyến thăm, học tập, trao đổi kinh nghiệm của Bộ trưởng Bộ Quốc phòng nước cộng hòa dân chủ nhân dân Lào năm 2014.

Thiếu tướng Đặng Anh Dũng-Tư lệnh Binh đoàn 15, người đã từng gắn bó với mảnh đất này trên 20 năm, chia sẻ: “Trải qua bao đắng cay để có trái chín, quả ngọt. Có đi có đến. Có dám nghĩ dám làm, dám vượt mọi khó khăn, ấm no, hạnh phúc mới đến với mình thật nhất, vững chắc nhất, giúp bà con trước hết phải từ trái tim...”. Câu nói mộc mạc nhưng đầy nghĩa. Bởi lẽ, để có được thành quả như ngày hôm nay, ngoài sự nỗ lực của bà con làng Chan, những người lính Binh đoàn 15 phải vượt bao khó khăn, gian khổ nơi mảnh đất vùng biên này.

 Văn Thiền

Có thể bạn quan tâm

Mật danh B29

Mật danh B29

Cuối tháng 10/2020, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam đã long trọng tổ chức buổi gặp mặt các đồng chí cán bộ thuộc Quỹ đặc biệt (Tiền thân là Quỹ ngoại tệ đặc biệt) chi viện chiến trường miền Nam, gọi tắt là Quỹ hoặc Ban B29.
Gặp nhân chứng sống đẩy lùi 'bóng ma' Fulro

Gặp nhân chứng sống đẩy lùi 'bóng ma' Fulro

Những ngày đầu đất nước thống nhất, Tây Nguyên vẫn chưa được yên ổn bởi sự quấy phá của tổ chức phản động Fulro. Bộ Công an đã tăng cường một tiểu đoàn tinh nhuệ gồm 310 quân vào Tây Nguyên. Một nhân chứng sống trực tiếp chiến đấu đã chia sẻ cùng Tiền Phong cuộc chiến đẩy lùi “bóng ma” Fulro.
Những “lá thư” khắc khoải đôi bờ

Những “lá thư” khắc khoải đôi bờ

(GLO)- Trong những bưu thiếp đơn sơ và bị kiểm duyệt gắt gao từ phía chính quyền bờ Nam chứa đựng biết bao điều mà niềm nhớ nhung khắc khoải của người xa xứ đã lầm lỡ nghe theo lời dụ dỗ và ép buộc của kẻ thù mà rời xa quê hương.

Ký ức 30/4

Ký ức 30/4

Đã 49 năm trôi qua, kể từ Ngày giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975-30/4/2024), nhưng với những người lính “Bộ đội Cụ Hồ” ký ức ngày 30/4/1975 không thể nào quên.
Sống ở TP.HCM: 'Cắt tóc trời' kiêu hãnh tháng năm, yêu nghề đến lạ

Sống ở TP.HCM: 'Cắt tóc trời' kiêu hãnh tháng năm, yêu nghề đến lạ

Ở TP.HCM, có những người dành hơn nửa đời để làm đẹp khuôn mặt, mái đầu cho thiên hạ. Không biển hiệu, không tiện nghi hiện đại và chỉ với chiếc ghế bành sờn da, chiếc gương cũ và bộ đồ nghề, nhiều năm qua những người thợ cắt tóc vỉa hè đã góp phần làm nên một nét văn hóa rất đặc trưng của TP.HCM.