70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ - Bài 13: Mường Thanh - Kho lúa giữa trời

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
Đứng ở Tượng đài Chiến thắng Điện Biên Phủ trên Đồi D1, phóng tầm mắt về phía tây là một màu xanh trải dài bất tận của cánh đồng Mường Thanh. Từ trận địa đầy bom đạn, hầm hào, Mường Thanh trở thành vựa lúa lớn nhất Điện Biên, tạo ra những hạt gạo vang danh cả nước…
Cánh đồng Mường Thanh tại huyện Điện Biên

Cánh đồng Mường Thanh tại huyện Điện Biên

Gắn với truyền thuyết Ải Lậc Cậc

Chúng tôi rảo bước trên cánh đồng Mường Thanh khi những ruộng lúa Séng Cù, Nam Hương, Bắc Thơm… đang độ làm đòng, ngậm sữa tỏa hương thơm ngát. Đồng bào dân tộc Thái nơi đây tự hào khi trời đất đã ban cho họ cánh đồng bạt ngàn này, giúp họ có những vụ mùa bội thu với loại gạo thơm ngon nức tiếng.

Câu nói “Nhất Thanh, nhì Lò, tam Than, tứ Tấc” là niềm tự hào từ ngàn xưa của đồng bào các dân tộc nói về bốn Mường lớn ở vùng Tây Bắc: Mường Thanh (Điện Biên), Mường Lò (Nghĩa Lộ, Yên Bái), Mường Than (Than Uyên, Lai Châu), Mường Tấc (Phù Yên, Sơn La).

Truyền thuyết của người Thái kể lại rằng: Ngày xưa, vùng đất này gắn liền với một người khổng lồ có sức khỏe phi thường tên là Ải Lậc Cậc (Bố khổng lồ). Ải Lậc Cậc khai sơn phá thạch làm nên núi đồi, ruộng đồng, sông suối vùng Tây Bắc. Luống cày của ông đã làm nên sông Đà, sông Hồng. Còn các mô đất từ luống cày chưa kịp bừa thì làm nên các dãy núi bao quanh. Cánh đồng Mường Thanh cũng từ đó mà có, là mảnh ruộng mà Ải san gạt, cày bừa.

Từ bao đời, cánh đồng Mường Thanh trở thành vựa lúa khổng lồ giữa lòng chảo bao quanh là núi non trùng điệp, nuôi dưỡng bao thế hệ đồng bào dân tộc nơi đây. Nhưng rồi, cuộc sống thanh bình đã không còn kể từ tháng 11/1953, khi hàng nghìn lính Pháp nhảy dù xuống lòng chảo chiếm Điện Biên.

Người dân bị dồn vào ở các trại tập trung, tài sản bị vơ vét, ruộng đồng bị tàn phá, bỏ hoang. Suốt những tháng sau đó, cánh đồng Mường Thanh trở thành tập đoàn cứ điểm của thực dân Pháp và in dấu những trận đánh ác liệt của quân dân ta.

Ông Cà Văn An (103 tuổi) ở bản Noong Bua, xã Noong Bua, TP Điện Biên kể: “Trước đây, trên cánh đồng Mường Thanh, bà con chỉ trồng cấy một vụ lúa, nhưng cũng giúp mọi người đủ ăn, sống yên bình. Khi giặc Pháp nhảy dù xuống, cánh đồng Mường Thanh trở thành chiến trường. Sau 56 ngày đêm chiến đấu, giành thắng lợi, Đảng ta đã phát động phong trào san lấp hố bom, rà mìn, thu gom dây thép gai khôi phục cánh đồng Mường Thanh trù phú để phục vụ đời sống, sản xuất”.

Nhằm mở rộng diện tích, tăng năng suất, năm 1962, Đảng, Nhà nước quyết định đầu tư xây dựng công trình đại thủy nông Nậm Rốm, tưới tiêu cho cánh đồng Mường Thanh. Công trình đã mang về những mùa vàng bội thu, đem đến cuộc sống ấm no cho người dân trong lòng chảo Điện Biên. Câu chuyện xây dựng đại công trình thủy nông Nậm Rốm trong chiến tranh, thiếu thốn, diễn ra hết sức đặc biệt, với nhiều tình tiết, chúng tôi xin được kể chi tiết ở bài sau.

“Kho lúa” giữa trời

Trở lại chuyện cánh đồng Mường Thanh. Đây là nơi đồng bào dân tộc Thái coi đó là “kho lúa” khổng lồ giữa trời Tây Bắc. Không chỉ nổi tiếng về diện tích mênh mông, cánh đồng còn mang đến cho đồng bào nơi đây những hạt gạo thơm ngon đặc biệt. Gạo được trồng ở cánh đồng Mường Thanh có hạt nhỏ, dài, hương thơm đặc trưng; khi nấu chín, cơm trắng, dẻo ngọt và có vị đậm đà.

Theo ông Bùi Hải Bình, Chủ tịch UBND huyện Điện Biên, tỉnh Điện Biên, diện tích trồng lúa của huyện trên cánh đồng Mường Thanh là 3.990 ha, năng suất bình quân đạt 63,23 tạ/ha; sản lượng bình quân của toàn cánh đồng Mường Thanh đạt hơn 47 nghìn tấn/năm; chiếm 79,94% sản lượng thóc toàn huyện.

“Cánh đồng Mường Thanh đã nuôi dưỡng, đem đến cuộc sống ấm no cho người dân Điện Biên. Nay chúng tôi đang tập trung đưa thương hiệu gạo Điện Biên bay xa hơn”, ông Bình chia sẻ.

“Để tiếp tục phát triển thương hiệu gạo Điện Biên, huyện đang xây dựng vùng chuyên canh sản xuất lúa gạo chất lượng cao tại cánh đồng Mường Thanh. Hiện chúng tôi quyết tâm thực hiện đồng bộ các hoạt động theo quy trình 7 khâu liên hoàn: Canh tác - Thu hoạch - Chế biến - Đóng gói - Bảo quản - Vận chuyển - Tiêu thụ. Phương án này sẽ nâng cao chất lượng, giảm chi phí và nâng cao sức cạnh tranh trên thị trường”.

Ông Bùi Hải Bình, Chủ tịch UBND huyện Điện Biên

Từ đặc sản của địa phương, nhiều thanh niên được sinh ra trên cánh đồng Mường Thanh đã biết phát huy lợi thế vốn có để phát triển kinh tế. Chúng tôi đến thăm Hợp tác xã dịch vụ tổng hợp Thanh Yên, do anh Quản Bá Tới (sinh năm 1988) là điển hình trong phát huy lợi thế quê hương để làm giàu.

Theo anh Tới, thế hệ ông cha đã không tiếc máu xương chiến đấu giải phóng Điện Biên; rồi nhiều năm sau đó biết bao thế hệ thanh niên đã đổ mồ hôi, thậm chí hi sinh cả tính mạng để xây dựng hệ thống thủy lợi, cải tạo cánh đồng Mường Thanh, cho những mùa vàng bội thu. Vậy nên, thế hệ như anh Tới lại càng phải phát huy những giá trị cha ông để lại.

Gạo Điện Biên đạt chuẩn OCOP 3 sao

Gạo Điện Biên đạt chuẩn OCOP 3 sao

“Gạo Điện Biên được cả nước biết đến với hương vị thơm ngon đặc biệt. Tuy nhiên, sản phẩm chưa được phân phối, tiêu thụ với thương hiệu cụ thể và chưa được quy tụ sản xuất theo chuỗi giá trị. Nhiều khi, gạo mang thương hiệu Điện Biên nhưng lại được pha trộn, chế biến kém chất lượng, gây thiệt hại cho người tiêu dùng và mất uy tín đối với người sản xuất.

Vì thế, chúng tôi xác định, việc quy hoạch vùng sản xuất, tổ chức liên kết, tiêu thụ sản phẩm là giải pháp quan trọng để tạo vùng nguyên liệu ổn định, chất lượng cao, khẳng định thương hiệu gạo Điện Biên”, Quản Văn Tới cho hay.

Được biết, Hợp tác xã dịch vụ tổng hợp Thanh Yên tập trung sản xuất lúa gạo chất lượng cao theo nguyên tắc “3 không”: Không phân bón hóa học, không thuốc trừ sâu và không thuốc diệt cỏ.

“Hợp tác xã đang triển khai dự án “Cánh đồng lớn”, liên kết sản xuất, tiêu thụ sản phẩm lúa gạo chất lượng cao. Để nông dân yên tâm tham gia liên kết, Hợp tác xã hỗ trợ bà con 100% giống, vật tư, hướng dẫn kỹ thuật chăm sóc lúa an toàn và bao tiêu toàn bộ sản phẩm với giá cả ổn định”, Tới chia sẻ.

Gạo Séng Cù của Hợp tác xã dịch vụ tổng hợp Thanh Yên chuẩn bị đưa đến tay người tiêu dùng

Gạo Séng Cù của Hợp tác xã dịch vụ tổng hợp Thanh Yên chuẩn bị đưa đến tay người tiêu dùng

Hợp tác xã hiện đã thu hút được 230 hộ nông dân tham gia chuỗi liên kết sản xuất. Diện tích sản xuất lúa gạo chất lượng cao hơn 150ha. Sản phẩm gạo Tám, gạo Tâm Sáng - Séng Cù của Hợp tác xã đạt tiêu chuẩn an toàn vệ sinh thực phẩm, được đóng gói với nhãn mác, bao bì, mã vạch quy chuẩn, tiêu thụ tại thị trường Hà Nội, các tỉnh lân cận và nhanh chóng có chỗ đứng trên thị trường.

Nhờ đó, doanh thu của Hợp tác xã mỗi năm đạt hơn 8,5 tỷ đồng. Thương hiệu gạo Tám Thơm, gạo Tâm Sáng - Séng Cù của Hợp tác xã được công nhận OCOP 3 sao, phân phối rộng khắp các tỉnh miền Bắc.

(Còn nữa)

Có thể bạn quan tâm

Dìu dặt Kon Chênh

Dìu dặt Kon Chênh

Dìu dặt mấy mươi năm giữ lấy vốn liếng Mơ Nâm trên chốn chênh vênh này, lão nghệ nhân đã có thể yên tâm khi văn hóa của làng mình được mọi người biết đến, nhớ đến, và đổi thay cuộc sống nhờ những điều nho nhỏ.

Những người mẹ đặc biệt

Những người mẹ đặc biệt

Lặng lẽ tồn tại suốt gần 60 năm qua, cô nhi viện Phú Hòa (xã Tịnh Ấn Tây, thành phố Quảng Ngãi, tỉnh Quảng Ngãi) được nhiều người gọi với cái tên “ngôi nhà đặc biệt”, bởi nơi đây có những phụ nữ hy sinh cả đời để trở thành mẹ của hàng trăm đứa trẻ mồ côi, khuyết tật, bị bỏ rơi...

Pháo đài Đồng Đăng được công nhận Di tích Lịch sử Quốc gia - Kỳ 4: Ba ngày đêm máu lửa

Pháo đài Đồng Đăng được công nhận Di tích Lịch sử Quốc gia - Kỳ 4: Ba ngày đêm máu lửa

Cùng với mục tiêu đánh chiếm pháo đài Đồng Đăng, quân địch dồn lực lượng để bao vây, đánh chiếm cứ điểm hang Đền Mẫu án ngữ con đường dẫn đến thị trấn Đồng Đăng. Tại đây, quân và dân địa phương đã kiên cường bám trụ 3 ngày đêm chống lại quân xâm lược.

Nhân sự kiện pháo đài Đồng Đăng được công nhận di tích lịch sử quốc gia - Kỳ 3: Chứng tích bi hùng

Nhân sự kiện pháo đài Đồng Đăng được công nhận di tích lịch sử quốc gia - Kỳ 3: Chứng tích bi hùng

Đối với cư dân sống ở thị trấn miền biên viễn Đồng Đăng, những ngày tháng đối đầu với quân xâm lược tháng 2/1979 giống như những thước phim quay chậm bi thương mà hào hùng. Họ đã sống, chiến đấu cùng bộ đội hiên ngang như thành đồng lũy thép ngay tuyến đầu Tổ quốc.

Tình yêu từ chiến hào: Bất tử Pò Hèn

Tình yêu từ chiến hào: Bất tử Pò Hèn

Trong cuộc chiến đấu bảo vệ biên giới phía Bắc, rất nhiều người lính đã không chỉ cống hiến xương máu, bảo vệ từng tấc đất biên cương, mà còn coi nơi mình chiến đấu là quê hương thứ 2 để ươm mầm tình yêu, cho hạnh phúc hôm nay.

Cán bộ Công an phường Phù Đổng (TP. Pleiku) hướng dẫn nhân viên Khách sạn Khánh Linh đăng ký lưu trú qua phần mềm dịch vụ công trực tuyến. Ảnh: T.T

Đề án 06: Động lực xây dựng Gia Lai hiện đại, văn minh - Kỳ 1: Khi hệ thống chính trị cùng vào cuộc

(GLO)- Ngày 6-1-2022, Thủ tướng Chính phủ ký ban hành Quyết định số 06/QĐ-TTg phê duyệt Đề án “Phát triển ứng dụng dữ liệu về dân cư, định danh và xác thực điện tử phục vụ chuyển đổi số quốc gia giai đoạn 2022-2025, tầm nhìn đến năm 2030” (Đề án 06).

Rừng dừa Kinh Giang

Rừng dừa Kinh Giang

Rừng dừa nước bên bờ dòng Kinh Giang, xã Tịnh Khê (TP.Quảng Ngãi, tỉnh Quảng Ngãi) gắn liền với lịch sử kháng chiến thống nhất đất nước. Hiện đây là nơi mưu sinh của người dân và là điểm du lịch hấp dẫn.

"Đã có thầy ở đây..."

"Đã có thầy ở đây..."

Có thầy ở đây, trái tim trẻ thơ được sưởi ấm giữa những giông gió cuộc đời. Có cô ở đây, trẻ thơ vững bước trên hành trình gom nhặt kiến thức. Có thầy, cô ở đây, các em không chỉ học cách viết những con chữ mà còn học cách sống, cách yêu thương, cách đứng dậy sau vấp ngã…