Plei Me “Một thời đạn bom, một thời hòa bình”

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
0:00 / 0:00
0:00
  • Nam miền Bắc
  • Nữ miền Bắc
  • Nữ miền Nam
  • Nam miền Nam

(GLO)- Kỷ niệm 49 năm giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975-30/4/2024), nhiều người dân cũng như các cựu chiến binh lại nhớ về Chiến thắng Plei Me-trận đầu thắng Mỹ trên chiến trường Tây Nguyên.

Phát huy truyền thống lịch sử hào hùng, trên mảnh đất chiến địa năm xưa, người dân đoàn kết và nỗ lực xây dựng quê hương ngày càng giàu mạnh.

Nhớ mãi trận đầu thắng Mỹ ở Tây Nguyên

Chiến dịch Plei Me diễn ra trong 38 ngày đêm (từ ngày 19-10 đến 26-11-1965) tại khu vực tứ giác Plei Me-Bàu Cạn-Đức Cơ-Ia Drăng với phạm vi không gian 1.200 km2. Trận quyết chiến của chiến dịch được Bộ Tư lệnh Mặt trận Tây Nguyên xác định là trận đánh đầu tiên tại thung lũng Ia Drăng, dưới chân núi Chư Prông, cách đồn Plei Me khoảng 25 km về phía Tây. Đây là trận đầu thắng Mỹ ở Tây Nguyên, chứng minh quân ta có thể phá hủy chiến thuật cơ động bằng máy bay lên thẳng, đánh bại những đơn vị tinh nhuệ, trang bị hiện đại nhất của Mỹ-ngụy trong “Chiến tranh cục bộ” ở miền Nam.

Năm nay đã 85 tuổi nhưng ông Rơ Mah Bông (làng Tu 2, xã Ia Ga, huyện Chư Prông) vẫn còn minh mẫn. Khi nghe chúng tôi hỏi về thời gian tham gia Chiến dịch Plei Me, ông hào hứng nói: “Mình là du kích xã đánh Mỹ-ngụy rất nhiều trận, nhưng nhớ nhất là các trận đánh trong Chiến dịch Plei Me. Ngày đó, theo sự chỉ dẫn của cán bộ cách mạng, mình và ông Rơ Mah Định, ông Rơ Lan Kốt (hiện đều ở xã Ia Pia, huyện Chư Prông) vào rừng vận chuyển lương thực, thực phẩm, vũ khí và dẫn đường cho bộ đội đi qua núi rừng Chư Hoa, vào thung lũng Ia Drăng đánh giặc. Chuẩn bị đánh chiếm đồn Plei Me, Xã đội trưởng giao nhiệm vụ cho mình dẫn đường để bộ đội đi trinh sát địa bàn. Sau đó, mình được phân công gùi súng đạn vào gần đồn Plei Me, rồi cùng anh em mai phục đánh địch rút chạy ra hướng suối Ia Ga. Kết thúc các trận đánh, mình đều được biểu dương, khen thưởng”.

Ông Rơ Mah Bông (bìa trái, làng Tu 2, xã Ia Ga, huyện Chư Prông) kể chuyện tham gia Chiến dịch Plei Me. Ảnh: H.C

Ông Rơ Mah Bông (bìa trái, làng Tu 2, xã Ia Ga, huyện Chư Prông) kể chuyện tham gia Chiến dịch Plei Me. Ảnh: H.C

Mỗi khi nghe nhắc tới chiến sự thung lũng Ia Drăng, bác sĩ Hoàng Viết Hữu (cựu chiến sĩ Tiểu đoàn 9, Trung đoàn 66, Sư đoàn 304, Quân đoàn 2; hiện ở tổ 2, phường Thống Nhất, TP. Pleiku) lại lặng người hồi lâu như để tưởng nhớ đến đồng đội đã hy sinh. Ông nhớ lại: “Sau khi huấn luyện ở huyện Thạch Thành (tỉnh Thanh Hóa), Tiểu đoàn 9 nhận lệnh hành quân gấp vào Tây Nguyên. Chiều tối 13-11-1965, chúng tôi đến đóng quân dưới chân núi Chư Prông, giáp ranh với biên giới Campuchia. Sáng sớm ngày 14-11-1965, chúng tôi bất ngờ bị pháo cối hạng nặng của địch bắn liên tiếp. Sau những đợt pháo kích là những đợt máy bay B-52 đến ném bom, rồi địch đổ bộ tấn công, bắn phá rất ác liệt. Không hề nao núng tinh thần, chúng tôi liền phối hợp với các đơn vị trong Trung đoàn 66 đánh trả quyết liệt, giành thắng lợi vẻ vang và vinh dự được Đại tướng Nguyễn Chí Thanh-Bí thư Trung ương Cục miền Nam-tuyên dương, trao tặng Huân chương Quân công hạng nhất cho tập thể Trung đoàn 66 và danh hiệu “Dũng sĩ diệt Mỹ cấp ưu tú” cho những cá nhân có thành tích xuất sắc”.

Đổi thay trên chiến địa năm xưa

Vùng chiến địa Plei Me năm xưa nay thuộc địa phận của nhiều xã, thị trấn của huyện Chư Prông và huyện Đức Cơ. Vùng đất này luôn được Đảng, Nhà nước quan tâm ưu tiên nguồn lực phát triển kinh tế-xã hội.

Xã Ia Ga là nơi đặt Bia di tích lịch sử quốc gia Chiến thắng Plei Me. Toàn xã hiện có 1.355 hộ với hơn 5.800 khẩu, trong đó, gần 70% là người dân tộc thiểu số sinh sống chủ yếu ở làng Tu 1, làng Tu 2 và làng Khôi. Tuy còn không ít khó khăn nhưng những năm gần đây, bà con các dân tộc ở xã Ia Ga luôn đoàn kết, chung tay xây dựng nông thôn mới, làm thay đổi bộ mặt vùng đất chiến địa năm xưa.

Người dân tham quan Khu di tích lịch sử Quốc gia Chiến thắng Plei Me, ở thôn Tân Thủy, xã Ia Ga, huyện Chư Prông. Ảnh: H.C

Người dân tham quan Khu di tích lịch sử Quốc gia Chiến thắng Plei Me, ở thôn Tân Thủy, xã Ia Ga, huyện Chư Prông. Ảnh: H.C

Theo sự hướng dẫn của anh Ksor Brâh-Phó Chủ tịch Hội Cựu chiến binh xã Ia Ga, chúng tôi dạo một vòng quanh các thôn, làng của xã. Điều chúng tôi tận thấy là bà con luôn phấn khởi, hăng hái lao động sản xuất và tích cực bảo vệ môi trường sinh thái. Nhiều nhà cao tầng mới khang trang được xây dựng dọc theo các tuyến đường nhựa. Khu vực ngã tư thôn Tân Thủy là nơi tỉnh lộ 665 giao nhau với đường liên huyện Chư Prông-Chư Sê-Chư Pưh, nơi đặt Bia di tích lịch sử quốc gia Chiến thắng Plei Me có dựng tấm pa nô, trồng cây xanh, lắp đặt hệ thống điện đường và luôn được phát dọn gọn gàng, vệ sinh sạch sẽ.

Ông Phạm Văn Luận-Trưởng thôn Tân Thủy-cho biết: “Thôn Tân Thủy thành lập vào năm 1985. Khi mới thành lập, thôn chỉ có 35 hộ kinh tế mới. Đến nay, thôn có 220 hộ với hơn 1.000 khẩu. Bà con trong thôn rất chăm chỉ làm ăn, tích cực đóng góp xây dựng thôn văn hóa cấp huyện, sẵn lòng hướng dẫn du khách tham quan Di tích lịch sử Chiến thắng Plei Me, tri ân các anh hùng liệt sĩ đã ngã xuống vì độc lập, tự do của dân tộc”.

Được sự quan tâm của các cấp, các ngành, xã Ia Ga đã không ngừng phát triển về mọi mặt. Hiện rất nhiều hộ dân trong xã có thu nhập hơn 500 triệu đồng/năm từ làm nông nghiệp. Các lĩnh vực văn hóa-xã hội cũng phát triển nhanh. Năm học 2023-2024, toàn xã có gần 2.000 học sinh theo học mầm non, tiểu học, THCS và THPT.

Vui mừng trước những kết quả đạt được của xã Ia Ga nói riêng, các địa phương khác thuộc vùng chiến địa Plei Me năm xưa nói chung, bà Rơ Lan H’Chiểu-Phó Bí thư Thường trực Huyện ủy Chư Prông-khẳng định: “Với đà phát triển khá toàn diện như hiện nay, cộng với sự quan tâm đầu tư của Đảng và Nhà nước, các địa phương sẽ thuận lợi hơn trong việc thực hiện mục tiêu xây dựng nông thôn mới, xứng đáng với truyền thống cách mạng của quê hương anh hùng”.

Có thể bạn quan tâm

Tôi đi chiến dịch Điện Biên

Tôi đi chiến dịch Điện Biên

(GLO)- "Tôi có cảm tưởng như cả đất nước, tất cả các dân tộc đang hành quân đi giành lấy độc lập tự do. Làm sao mà có thể đè bẹp ý chí của cả một dân tộc yêu nước. Tôi vô cùng tự hào là người chiến sĩ Ê Đê thuộc Tây Nguyên miền Nam duy nhất cũng có mặt trong đoàn quân ấy".

Giải cứu thú rừng

Giải cứu thú rừng

Những đôi chân mải miết trên từng ngóc ngách, đôi tay rớm máu gỡ lấy những chiếc bẫy thú. Trọng trách của họ là bảo vệ, giải cứu thú rừng mắc bẫy trong những cánh rừng già trên dãy Trường Sơn ở Quảng Nam.
70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ - bài 14: Đại thủy nông Nậm Rốm - biểu tượng của thanh niên

70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ - bài 14: Đại thủy nông Nậm Rốm - biểu tượng của thanh niên

Cánh đồng Mường Thanh được dòng sông Nậm Rốm tưới tắm bồi đắp hàng nghìn năm. Nhưng cánh đồng Mường Thanh thực sự gieo trồng có hiệu quả tăng đột biến là nhờ vào Đại công trình thủy nông Nậm Rốm. Đó là công trình hình thành từ bàn tay, khối óc của lớp thanh niên xung phong (TNXP) hơn 60 năm trước.
70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ - Bài 13: Mường Thanh - Kho lúa giữa trời

70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ - Bài 13: Mường Thanh - Kho lúa giữa trời

Đứng ở Tượng đài Chiến thắng Điện Biên Phủ trên Đồi D1, phóng tầm mắt về phía tây là một màu xanh trải dài bất tận của cánh đồng Mường Thanh. Từ trận địa đầy bom đạn, hầm hào, Mường Thanh trở thành vựa lúa lớn nhất Điện Biên, tạo ra những hạt gạo vang danh cả nước…
Phong vị Sài Gòn

Phong vị Sài Gòn

Có những người xa Sài Gòn hàng chục năm, hỏi rằng Sài Gòn những nét xưa có còn? Sài Gòn thế kỷ 21 có gì hay? Trong khi ấy, có những người xa Sài Gòn chỉ ít năm thôi cũng đã hỏi thành phố có gì mới?
Gặp nhân chứng sống đẩy lùi 'bóng ma' Fulro

Gặp nhân chứng sống đẩy lùi 'bóng ma' Fulro

Những ngày đầu đất nước thống nhất, Tây Nguyên vẫn chưa được yên ổn bởi sự quấy phá của tổ chức phản động Fulro. Bộ Công an đã tăng cường một tiểu đoàn tinh nhuệ gồm 310 quân vào Tây Nguyên. Một nhân chứng sống trực tiếp chiến đấu đã chia sẻ cùng Tiền Phong cuộc chiến đẩy lùi “bóng ma” Fulro.
Những “lá thư” khắc khoải đôi bờ

Những “lá thư” khắc khoải đôi bờ

(GLO)- Trong những bưu thiếp đơn sơ và bị kiểm duyệt gắt gao từ phía chính quyền bờ Nam chứa đựng biết bao điều mà niềm nhớ nhung khắc khoải của người xa xứ đã lầm lỡ nghe theo lời dụ dỗ và ép buộc của kẻ thù mà rời xa quê hương.

Ký ức 30/4

Ký ức 30/4

Đã 49 năm trôi qua, kể từ Ngày giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975-30/4/2024), nhưng với những người lính “Bộ đội Cụ Hồ” ký ức ngày 30/4/1975 không thể nào quên.
Gia Lai căng mình ngăn lửa, giữ rừng

Gia Lai căng mình ngăn lửa, giữ rừng

(GLO)- Giữa tiết trời nóng nực hơn 40℃, trên những ngọn núi, triền đồi, lực lượng bảo vệ rừng Gia Lai vẫn kiên nhẫn sải bước tuần tra. Khó khăn của thực tại là động lực để họ vượt lên nhằm ngăn ngừa "bà hỏa", giữ màu xanh của rừng cho mai sau.

Khát vọng phồn vinh

Khát vọng phồn vinh

Đất nước ta đã bước qua cánh cửa đói nghèo nhưng sự thịnh vượng của dân tộc vẫn còn ở phía trước, rất cần sự chung tay góp sức của mọi con dân nước Việt, nhất là thế hệ trẻ.
Đi trong hầm xuyên núi Đặng Thùy Trâm

Đi trong hầm xuyên núi Đặng Thùy Trâm

“Rừng khuya im lặng như tờ, không một tiếng chim kêu, không một tiếng lá rụng hay một ngọn gió nào đó khẽ rung cành cây…”, tôi đọc đoạn nhật ký của bác sĩ Đặng Thùy Trâm trước giờ vào khu vực núi Chúa, nơi đang thi công hầm xuyên núi thuộc dự án cao tốc Quảng Ngãi - Hoài Nhơn.
Sống ở TP.HCM: 'Cắt tóc trời' kiêu hãnh tháng năm, yêu nghề đến lạ

Sống ở TP.HCM: 'Cắt tóc trời' kiêu hãnh tháng năm, yêu nghề đến lạ

Ở TP.HCM, có những người dành hơn nửa đời để làm đẹp khuôn mặt, mái đầu cho thiên hạ. Không biển hiệu, không tiện nghi hiện đại và chỉ với chiếc ghế bành sờn da, chiếc gương cũ và bộ đồ nghề, nhiều năm qua những người thợ cắt tóc vỉa hè đã góp phần làm nên một nét văn hóa rất đặc trưng của TP.HCM.