Pleiku một thời mơ mộng

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
(GLO)- Đầu thập niên 80 của thế kỷ trước, Pleiku còn rất bé nhỏ và hoang sơ. Những con đường nội ô chật hẹp, vỉa hè mọc đầy cỏ lá tre bao quanh những gốc thông cổ thụ rêu phong ẩm ướt. Đó là những con phố yên ả, tịch mịch, hắt hiu, đầy dáng vẻ cổ tích. Ra một chút, ngoại ô cúc quỳ mọc um tùm, ngăn rợp lối đi.  
Chiều mưa, thơ thới người bộ hành trên phố, chẳng biết đi đâu về đâu, những chiếc bóng lững thững trong mù sương như miền cổ tích. Thi thoảng, những cô gái Tây Nguyên chân trần đeo gùi về phố. Một nét thổ cẩm bãng lãng mơ hồ bâng khuâng.
Những đêm mưa Pleiku cô quạnh, bỗng dưng cất lên tiếng người đàn bà rao bán hột vịt lộn, với le lói ánh đèn chai càng thêm ma mị, mờ ảo! Một không khí nao nao đượm buồn. Đêm Pleiku hoang hoải lạnh lùng!
Quảng trường Đại Đoàn Kết (TP. Pleiku). Ảnh: Phan Nguyên
Quảng trường Đại Đoàn Kết (TP. Pleiku). Ảnh: Phan Nguyên
Tuổi trẻ độc thân, ít tiền. Đêm đêm, chúng tôi rủ nhau ngồi quanh xị rượu với mấy quả trứng vịt lộn mà quên đi cái rét lơ phơ nơi phố vùng cao. Thời ấy, có được lít rượu mía ngồi với nhau đã là rất quý. Nông trường Sông Ba, Nông trường Quang Trung, Nông trường Hà Tam đều trồng mía, kéo che, cất rượu từ sản phẩm phụ của công đoạn nấu mật. Rượu mía được biếu, rượu mía gửi mua, tất cả dành cho những đêm Pleiku mưa buồn rả rích. Đêm Pleiku hóa lãng mạn ảo huyền theo từng cơn mưa bay.
Lứa chúng tôi đến Pleiku rất hồn nhiên. Học xong thì do tổ chức điều động. Trước đó, đã đọc và nghe “Em Pleiku má đỏ môi hồng”! Ai cũng háo hức.
Pleiku là vùng đất cởi mở bao dung, giao thoa của nhiều nét văn hóa vùng miền. Ngoại ô có hàng chục ngôi làng truyền thống của người dân tộc thiểu số Tây Nguyên, gắn với nó là lễ hội, là những âm thanh cồng chiêng đêm đêm nôn nao dội vào lòng phố. Rồi người khu năm, khu bốn, người miền Bắc, miền Nam... qua nhiều đợt tiếp cư cứ xuây vào nhau thắm thiết. Một thời hễ xa thì nhớ gặp nhau là ngồi, dẫu chỉ là vỉa hè quán cóc. Không còn vùng miền sắc dân, chỉ còn lại cuộc quây quần Pleiku đầm ấm!
Đô thị Pleiku về đêm. Ảnh: Phan Nguyên
Đô thị Pleiku về đêm. Ảnh: Phan Nguyên
Những chiều 30 Tết, rủ nhau í ới dạo chợ. Thỏa sức xem hoa, ngắm hoa muôn hồng ngàn tía. Nhá nhem mặt người, chợ thưa vãn khách thì háo hức mua hoa tháo khoán. Thế là Tết, thế là xuân!
Có những đêm xuân xa nhà, dưới ánh điện leo lét, Pleiku hóa ảo mờ, mấy anh em lại hú nhau đạp xe một vòng quanh mấy con dốc xem khói, ngửi khói, mà háo hức, mà mộng mơ! Rồi đến thời có xe gắn máy, những Giao thừa ngẫu hứng rủ nhau “tập kích” ngoại ô. Là thăm các anh bạn bộ đội đam mê con chữ ở Ban Tuyên huấn Quân đoàn 3 đón Tết xa nhà. Ở đó, Giao thừa có chút bia, coi là sang lắm, chuyện quê hương càng rôm rả. Những Ngọc Toán, Đỗ Văn Nhâm, Nguyễn Hải Triều... cứ đằng đẵng xa quê mà đón Tết với Pleiku đèo heo, hút gió... Những đêm xuân ngân ngấn nhớ thương, trải lòng bổi hổi.
May mắn một thời, bạn bè tôi được cưu mang, nếm trải những tháng ngày Pleiku đìu hiu mà chất chứa mơ mộng! Mà thành ký ức lâng lâng mỗi độ xuân về!
PHẠM ĐỨC LONG

Có thể bạn quan tâm

MC Nguyễn Hoàng Nam sứ mệnh cánh én

MC Nguyễn Hoàng Nam sứ mệnh cánh én

(GLO)- MC của phố núi Pleiku Nguyễn Hoàng Nam ví người dẫn chương trình như những cánh én mùa xuân, có sứ mệnh riêng. Nếu chim én báo hiệu mùa xuân yên vui thì người dẫn chương trình cũng có sứ mệnh lan tỏa những giá trị tốt đẹp cho cuộc sống.
Vườn Quốc gia Kon Ka Kinh: Hướng đến du lịch xanh, phát triển bền vững

Vườn Quốc gia Kon Ka Kinh: Hướng đến du lịch xanh, phát triển bền vững

(GLO)- Cao nguyên Kon Hà Nừng vừa được UNESCO công nhận là Khu dự trữ sinh quyển thế giới. Với lợi thế là vùng lõi, Vườn Quốc gia Kon Ka Kinh đang tích cực quảng bá, giới thiệu với bạn bè thế giới những giá trị về đa dạng sinh học cũng như nỗ lực bảo tồn, quản lý bền vững thiên nhiên. Đây cũng là bước ngoặt mở ra triển vọng đầu tư phát triển du lịch và các mô hình kinh tế theo hướng tăng trưởng xanh; biến nơi đây thành điểm đến hấp dẫn trong tương lai.
Dấu ấn Việt trên cao nguyên Boloven

Dấu ấn Việt trên cao nguyên Boloven

(GLO)- Attapeu-một trong những tỉnh thuộc cao nguyên Boloven nằm ở phía Đông Nam của Lào được đánh giá là giàu tiềm năng về đất đai, khoáng sản, thủy điện, lại có mối quan hệ gắn bó đặc biệt, thủy chung với Gia Lai. Nơi đây đã, đang và sẽ là miền đất lành cho những cánh chim bằng sải cánh, biến ước mơ, hoài bão thành các chương trình, dự án hợp tác đầy ấn tượng, mang lại cuộc sống ấm no cho người dân bản địa, phát triển vững mạnh doanh nghiệp, vun đắp tình hữu nghị sắt son Việt-Lào.
Công ty 75: Sôi nổi phong trào thi đua quyết thắng

Công ty 75: Sôi nổi phong trào thi đua quyết thắng

(GLO)- Thấm nhuần lời dạy của Chủ tịch Hồ Chí Minh: “Thi đua là yêu nước, yêu nước thì phải thi đua và những người thi đua là những người yêu nước nhất“, Chi nhánh Công ty 75 (Binh đoàn 15) luôn chú trọng đẩy mạnh phong trào thi đua quyết thắng trên tất cả các lĩnh vực. Qua đó, đơn vị đã hoàn thành thắng lợi nhiệm vụ phát triển kinh tế-xã hội gắn với củng cố quốc phòng-an ninh trên địa bàn đứng chân.
Hướng đến mục tiêu  tăng trưởng xanh

Hướng đến mục tiêu tăng trưởng xanh

(GLO)- Giai đoạn 2015-2020, số lượng doanh nghiệp tham gia đầu tư vào tăng trưởng xanh (TTX) trên địa bàn tỉnh tăng mạnh. Tỉnh đang tiếp tục thu hút các nhà đầu tư tham gia vào các hoạt động hướng đến mục tiêu TTX nhằm thúc đẩy vai trò của kinh tế tư nhân, đồng thời thực hiện chiến lược quốc gia về Cách mạng công nghiệp lần thứ tư, cũng như các cam kết giảm phát thải khí nhà kính của Việt Nam.
Covid-19 và làng rừng của tôi

Covid-19 và làng rừng của tôi

(GLO)- Từ sau ngày giải phóng miền Nam 1975 đến nay, năm nào cũng vậy, dù khó khăn đến mấy, tôi cũng cố tự tìm cơ hội để về lại với buôn làng, với Tây Nguyên. Ở nơi ấy, tôi có bạn bè, có bà con anh em và toàn bộ tuổi trẻ của mình. Tôi tự nhận đó là quê hương thứ hai của mình.
Một thời ở Sân bay Pleiku

Một thời ở Sân bay Pleiku

(GLO)- Nằm ở vị trí chiến lược, Sân bay Cù Hanh (nay là Cảng Hàng không Pleiku) từng là một trong những sân bay quân sự và dân dụng quy mô lớn ở miền Nam. Xung quanh sân bay này có những câu chuyện mà ít người biết đến.
Binh đoàn 15: Hành trình 37 năm trên miền biên viễn

Binh đoàn 15: Hành trình 37 năm trên miền biên viễn

(GLO)- Trải qua 37 năm xây dựng và trưởng thành, Binh đoàn 15-đơn vị Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân đã hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ sản xuất kinh doanh, đảm bảo quốc phòng-an ninh trên tuyến biên giới. Bên cạnh đó, Binh đoàn đã có nhiều việc làm ý nghĩa giúp địa phương xây dựng nông thôn mới và hỗ trợ các hộ gia đình thoát nghèo bền vững.
Mã số vùng trồng: "Vé thông hành" cho nông sản xuất ngoại

Mã số vùng trồng: "Vé thông hành" cho nông sản xuất ngoại

(GLO)- Đến nay, Cục Bảo vệ thực vật (Bộ Nông nghiệp và PTNT) đã cấp 41 mã số vùng trồng cho cây ăn quả và 8 cơ sở đóng gói trái cây của tỉnh để phục vụ xuất khẩu. Ngành Nông nghiệp tỉnh đang đẩy mạnh tuyên truyền, hướng dẫn người dân, hợp tác xã, doanh nghiệp đăng ký cấp mã số vùng trồng, cơ sở đóng gói để nông sản Gia Lai có “vé thông hành“ vươn ra thị trường quốc tế.
Công ty TNHH một thành viên 72 vững vàng trên vùng biên giới

Công ty TNHH một thành viên 72 vững vàng trên vùng biên giới

(GLO)- Công ty TNHH một thành viên 72 (Binh đoàn 15) đứng chân trên địa bàn huyện biên giới Đức Cơ. Những năm qua, đơn vị tích cực giúp địa phương xây dựng nông thôn mới và hỗ trợ người dân thoát nghèo. Những việc làm ấy đã góp phần xây dựng thế trận vùng biên ngày càng vững mạnh, khắc họa sinh động hình ảnh “Bộ đội Cụ Hồ“ trong thời kỳ mới.
Sức bật Kông Chro

Sức bật Kông Chro

(GLO)- Dẫu phải đối mặt với không ít thách thức, nhưng bằng sự đoàn kết, ý chí quyết tâm cao, Đảng bộ, chính quyền và Nhân dân các dân tộc huyện Kông Chro đã gặt hái những thành quả rất đáng tự hào. Đây là tiền đề để địa phương tiếp tục vững bước trên chặng đường xây dựng và phát triển.
Chư Krêy: Những du kích anh hùng

Chư Krêy: Những du kích anh hùng

(GLO)- Chiến tranh đã lùi xa gần nửa thế kỷ, dấu vết bom đạn đã chìm sâu dưới rẫy nương tươi tốt của người dân xã Chư Krêy (huyện Kông Chro). Vậy nhưng, những chiến công lừng lẫy của Đội du kích xã A3 anh hùng thì còn lưu mãi.
Không gian mở cho du lịch nông nghiệp

Không gian mở cho du lịch nông nghiệp

(GLO)- Khai thác lợi thế khác biệt của không gian nông nghiệp với nhiều sản vật và văn hóa đặc sắc, ngành du lịch Gia Lai hướng đến hình thành hệ sinh thái du lịch nông nghiệp để bắt kịp xu thế của cả nước và thế giới.
Mùa xuân về

Mùa xuân về

(GLO)- Mỗi khi mùa xuân về gõ cửa, không gian trải lên một liếp vàng của nắng để kết thúc một mùa đông lạnh lùng và bão táp. Những hạt mưa xuân giăng giăng như những sợi dây nối giữa đất và trời mở ra một cảnh quan huyền ảo mà các mùa khác không bao giờ có được. Riêng về nắng xuân cũng có nét riêng: không oi bức, gắt gẫm như mùa hè; không ảm đạm như mùa thu. Là màu nắng của tình yêu và hy vọng khiến cho lòng người cảm giác lâng lâng đón nhận một cách trân quý để mở ra một năm mới bình yên và hạnh phúc.
Tín ngưỡng Chúa sơn lâm ở Tây Sơn Thượng đạo

Tín ngưỡng Chúa sơn lâm ở Tây Sơn Thượng đạo

(GLO)- Bao đời nay, tục thờ cúng Chúa sơn lâm được người dân vùng Tây Sơn Thượng đạo gìn giữ như một nét văn hóa tâm linh độc đáo gắn liền với đời sống tinh thần. Tín ngưỡng thờ Ông Cọp, Ông Hổ thể hiện sự mong cầu của người dân về một cuộc sống khỏe mạnh, yên bình, ấm no, hạnh phúc.