Việt Nam chuẩn bị tiếp nhận vaccine AstraZeneca do Nhật Bản cung cấp

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
Tổng cộng 440.000 liều vaccine phòng COVID-19 của hãng dược phẩm AstraZeneca sẽ được Nhật Bản cung cấp cho Việt Nam, Thái Lan và Đài Loan (Trung Quốc) vào đầu tháng Chín này.

Tiêm vaccine phòng COVID-19 tại Vĩnh Long, Việt Nam. Ảnh: Lê Thúy Hằng/TTXVN
Tiêm vaccine phòng COVID-19 tại Vĩnh Long, Việt Nam. Ảnh: Lê Thúy Hằng/TTXVN
Theo phóng viên TTXVN tại Tokyo, phát biểu tại buổi họp báo ngày 3/9, Ngoại trưởng Nhật Bản Toshimitsu Motegi thông báo Chính phủ Nhật Bản đã quyết định tiếp tục cung cấp cho Việt Nam, Thái Lan và Đài Loan (Trung Quốc) tổng cộng 440.000 liều vaccine phòng COVID-19 của hãng dược phẩm AstraZeneca vào đầu tháng Chín này.
Ngoại trưởng Motegi cho biết quyết định cung cấp vaccine phòng ngừa COVID-19 lần này của Chính phủ Nhật Bản được đưa ra sau khi đã đánh giá toàn diện tình hình dịch bệnh COVID-19 tại Việt Nam, Thái Lan và Đài Loan (Trung Quốc), gồm số ca mắc mới, hệ thống y tế, tiến độ tiêm chủng cũng như nhu cầu và yêu cầu tiêm vaccine ngừa COVID-19 của công dân Nhật Bản đang sinh sống và làm việc tại đó.
Ông nhấn mạnh các nước và vùng lãnh thổ này đang nỗ lực thúc đẩy chương trình tiêm chủng vaccine phòng COVID-19, bao gồm cho cả công dân Nhật Bản đang sinh sống và làm việc tại đây, nhưng tiến độ còn hạn chế do thiếu nguồn cung vaccine.
Vì thế, Chính phủ Nhật Bản hy vọng rằng với đợt cung cấp vaccine lần này, cả người dân sở tại và người dân Nhật Bản có nhu cầu đều có thể tiếp cận với nguồn vaccine ngừa COVID-19, giúp giảm bớt nguy cơ nhiễm virus SARS-CoV-2.
Phạm Tuân (TTXVN/Vietnam+)

Có thể bạn quan tâm

Đề xuất thanh toán bảo hiểm y tế cho điều trị vô sinh, hiếm muộn

Đề xuất thanh toán bảo hiểm y tế cho điều trị vô sinh, hiếm muộn

(GLO)- Tại dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Bảo hiểm y tế 2024 đang được lấy ý kiến của các bộ, ngành, địa phương, một số chuyên gia đề xuất việc thanh toán bảo hiểm y tế cho điều trị vô sinh, hiếm muộn bởi đây là gánh nặng, áp lực kinh tế mà nhiều gia đình Việt gặp phải.

Hễ sốt là truyền dịch, SOS!

Hễ sốt là truyền dịch, SOS!

Không ít người có phản xạ: Hễ sốt là truyền dịch. Họ tôn sùng phương pháp này đến mức cho rằng đó chính là liều thuốc thần kỳ đẩy lui cơn sốt, nhất là khi đã khẳng định nguyên nhân sốt là do virus.
Ngủ bù cuối tuần lợi hay hại cho tim mạch?

Ngủ bù cuối tuần lợi hay hại cho tim mạch?

Sau một tuần làm việc bận rộn, chúng ta thường có khuynh hướng ngủ bù thoải mái vào cuối tuần. CNN vừa dẫn một nghiên cứu mới cho hay, thật bất ngờ là điều này có lợi cho sức khỏe tim mạch, giúp giảm 19% nguy cơ mắc các bệnh về tim.