Bé sơ sinh mang u quái khổng lồ lần đầu ghi nhận tại Việt Nam

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
Ngày 11/9, TS.BS Phạm Ngọc Thạch, Phó giám đốc Bệnh viện Nhi đồng 2 cho biết, tại đây vừa phẫu thuật lấy khối u khổng lồ ở dạ dày cho trẻ sơ sinh. Đây là dạng u quái hiếm gặp, bệnh nhi là trường hợp đầu tiên ghi nhận tại Việt Nam.

Bệnh nhi là bé trai 1 tháng tuổi, 3 ngày trước khi nhập viện trẻ có biểu hiện ói nhiều, bỏ bú, quấy khóc. Khai thác bệnh sử của bác sĩ từ phía gia đình ghi nhận, trong quá trình mang thai, người mẹ không đi khám định kỳ. Trẻ chào đời ở tuần thứ 37 của thai kỳ bằng phương pháp sinh thường với cân nặng 3,4kg, sau sinh có dấu hiệu trướng bụng.

Qua kiểm tra hình ảnh, các bác sĩ phát hiện trong bụng bệnh nhi có khối u kích thước rất lớn. Trên phim X-quang bụng ghi nhận khối u có tình trạng vôi hoá. Qua hội chẩn, các bác sĩ xác định khối u là nguyên nhân gây ra sự tắc nghẽn đường tiêu hóa ở bệnh nhi. Trẻ đã được chỉ định phẫu thuật để tránh biến chứng nguy hiểm có thể xảy ra.

Các bác sĩ Bệnh viện Nhi đồng 2 thực hiện cuộc phẫu thuật cho bệnh nhi

Các bác sĩ Bệnh viện Nhi đồng 2 thực hiện cuộc phẫu thuật cho bệnh nhi

Sau khi mở ổ bụng thám sát, các bác sĩ ghi nhận khối u có kích thước lên tới 12x6cm đã chiếm trọn ổ bụng bệnh nhi. Khối u dính vào dạ dày và một phần nằm trọn trong lòng dạ dày. Sau nhiều giờ khẩn trương trong phòng mổ, các bác sĩ đã bóc trọn khối u có cân nặng hơn 1kg ra khỏi cơ thể bệnh nhi, khâu tạo hình lại dạ dày. Sau phẫu thuật, sức khỏe của trẻ đã bình phục tốt.

Theo TS.BS Phạm Ngọc Thạch, u quái dạ dày ở trẻ sơ sinh rất hiếm gặp, y văn thế giới ghi nhận chưa tới 100 ca. Đây là trường hợp đầu tiên được phát hiện ở trẻ tại Việt Nam. Đây thường lành tính, tuy nhiên có thể gây ra tình trạng: tắc nghẽn dạ dày, thiếu máu, vỡ dạ dày.

BS Ngọc Thạch cho biết, u quái dạ dày thường được biểu hiện bởi tình trạng trướng bụng, sờ thấy khối ở bụng, nôn ói, thiếu máu, suy hô hấp. Bệnh có thể được phát hiện sớm nếu thai kỳ được theo dõi đầy đủ hoặc khám tổng quát, tầm soát dị tật trẻ sau sinh.

Theo Vân Sơn (TPO)

Có thể bạn quan tâm

Các trường học cần tăng cường giáo dục nâng cao ý thức cho học sinh trong việc tiếp xúc trên môi trường mạng. Ảnh: H.Đ.T

Chung tay bảo vệ trẻ em trên môi trường mạng

(GLO)- Sự phát triển của công nghệ đã mang lại cho trẻ em cơ hội tiếp cận dễ dàng hơn với internet. Tuy nhiên, ở độ tuổi này, các em ít được trang bị đủ kỹ năng tự vệ nên đối diện với rủi ro và dễ bị xâm hại. Vì vậy, bảo vệ trẻ em trên môi trường mạng đang là vấn đề cấp bách hiện nay.

Y sĩ Huỳnh Hoàng Vương hiến tiểu cầu máy cấp cứu cho bệnh nhân tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh (ảnh nhân vật cung cấp).

Y sĩ Huỳnh Hoàng Vương: “Hãy yêu thương người bệnh như chính mình”

(GLO)- Từ năm 2022 đến nay, y sĩ Huỳnh Hoàng Vương-Phó Trạm trưởng Trạm Y tế xã Bình Giáo (huyện Chư Prông) đã 37 lần tham gia hiến máu khẩn cấp, hiến tiểu cầu máy cấp cứu người bệnh. Với châm ngôn sống “Hãy yêu thương người bệnh như chính mình”, y sĩ Vương luôn có mặt khi bệnh nhân cần giúp đỡ.

Từ ngày 11-3, áp dụng khung năng lực số đối với người học gồm 6 miền năng lực

Từ ngày 11-3, áp dụng khung năng lực số đối với người học gồm 6 miền năng lực

(GLO)- Thông tư số 02/2025/TT-BGDĐT ngày 24-1-2025 của Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định Khung năng lực số cho người học bao gồm 6 miền năng lực với 24 năng lực thành phần, được chia thành 4 trình độ từ cơ bản đến chuyên sâu theo 8 bậc. Quy định này bắt đầu có hiệu lực thi hành từ ngày 11-3.