Nam thanh niên 'đỡ đẻ' cho rùa

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

Có một chàng trai trẻ lặng lẽ đào cát, nâng niu từng quả trứng rùa như những mầm sống kỳ diệu. Quốc Thái trở thành “hộ sinh” bất đắc dĩ giữa thiên nhiên hoang sơ, góp phần bảo tồn loài rùa biển đang bên bờ tuyệt chủng. 

Nâng đỡ những mầm sống diệu kỳ

Một buổi tối đầu năm 2025, Quốc Thái - chàng trai 9x sống tại Tây Ninh xúc động trước những hình ảnh bạn bè chia sẻ về chương trình Bảo tồn rùa biển do IUCN Vietnam Sea Turtle Volunteer phối hợp cùng Vườn Quốc gia Côn Đảo tổ chức. Hình ảnh rùa mẹ âm thầm bò lên bãi, những rùa con lấp ló chờ ngày về biển… đã chạm vào trái tim Thái.

Chưa từng có nhiều kiến thức về loài sinh vật cổ đại này, một đại diện quý hiếm trong sách đỏ Việt Nam, Thái vẫn bị cuốn hút bởi câu chuyện bảo tồn đầy nhân văn. Không rõ là vì rùa biển, vì Côn Đảo, hay vì những con người lặng thầm gìn giữ thiên nhiên – nhưng chính những lý do không thể lý giải đó đã đưa Quốc Thái đến với quyết định trở thành tình nguyện viên của chương trình.

Theo đó, muốn tham gia, tình nguyện viên phải biết bơi, đảm bảo sức khỏe có chứng nhận y tế, có kinh nghiệm hoạt động vì môi trường, kỹ năng làm việc nhóm tốt, làm bài test kiến thức về rùa biển và nộp kế hoạch truyền thông lan tỏa thông điệp sau chuyến đi. Vượt qua hàng trăm hồ sơ, Quốc Thái chính thức trở thành một trong những tình nguyện viên được lựa chọn.

Nhóm của Thái gồm 20 tình nguyện viên đến từ khắp mọi miền, được chia về các điểm công tác khác nhau. Thái được phân công ra Hòn Bảy Cạnh, nơi có số lượng rùa mẹ lên đẻ nhiều nhất.

Quốc Thái - chàng trai 9x sống tại Tây Ninh tham gia chương trình Bảo tồn rùa biển do IUCN Vietnam Sea Turtle Volunteer phối hợp cùng Vườn Quốc gia Côn Đảo tổ chức.
Quốc Thái - chàng trai 9x sống tại Tây Ninh tham gia chương trình Bảo tồn rùa biển do IUCN Vietnam Sea Turtle Volunteer phối hợp cùng Vườn Quốc gia Côn Đảo tổ chức.

Trước khi ra đảo, các tình nguyện viên được tập huấn kỹ lưỡng bởi nhân viên Vườn Quốc gia Côn Đảo. Chính từ đây, Thái mới thấu hiểu sự khốc liệt của cuộc chiến bảo tồn và vẻ đẹp bí ẩn, thiêng liêng của loài sinh vật gắn liền với đại dương hàng trăm triệu năm này.

“Hộ sinh” cho sự sống mong manh

Hằng đêm, từ 19h đến 3h sáng, rùa mẹ sẽ bò lên bãi cát đẻ trứng. Công việc của các tình nguyện viên là theo dõi, hỗ trợ chuyên viên lấy trứng trực tiếp đưa vào hồ ấp tại trạm Bảy Cạnh. Mỗi rùa mẹ có thể đẻ từ 60 đến 150 trứng, trong khoảng thời gian từ 2 đến 4 tiếng. Có những mẹ rùa đào tổ giả để đánh lạc hướng, khiến việc “đỡ đẻ” trở nên khó khăn hơn bao giờ hết.

“Chúng mình phải nhanh và chính xác. Nếu không kịp, rùa mẹ sẽ lấp tổ ngay, khiến việc tìm kiếm trứng sau đó gần như vô vọng trên bãi cát mênh mông,” Thái kể lại.

Có những đêm tối đen như mực, tất cả công việc phải diễn ra trong bóng tối. Rùa mẹ rất nhạy cảm với ánh sáng, chỉ dùng đèn đỏ, không nói chuyện lớn tiếng, không phát ra âm thanh đột ngột.

Thủy triều rút cũng là lúc các mẹ rùa ngừng lên bãi. Sau khi xử lý xong các tổ trứng cuối cùng, nhóm mới được chợp mắt vài tiếng trước khi thức dậy sớm… để thả rùa con về biển. “Phải thả sớm. Trễ một chút là rùa con có thể gặp vô vàn hiểm nguy”, Thái cho biết.

Ngoài ra, ban ngày, nhóm còn đảm nhận những việc không kém phần vất vả như vệ sinh hồ ấp, lấp các tổ cũ, kiểm tra bãi… Suốt 10 ngày cứ thế xoay vòng. Đến khi rời đảo, dường như trái tim mỗi người đã có một góc dành riêng cho rùa biển.

Hằng đêm, từ 19h đến 3h sáng, rùa mẹ sẽ bò lên bãi cát đẻ trứng. Công việc của các tình nguyện viên là theo dõi, hỗ trợ chuyên viên lấy trứng trực tiếp đưa vào hồ ấp tại trạm Bảy Cạnh.
Hằng đêm, từ 19h đến 3h sáng, rùa mẹ sẽ bò lên bãi cát đẻ trứng. Công việc của các tình nguyện viên là theo dõi, hỗ trợ chuyên viên lấy trứng trực tiếp đưa vào hồ ấp tại trạm Bảy Cạnh.

Một kỷ niệm mà Thái nhớ nhất là đêm trực cùng anh Thành – đội trưởng, và chị Bình - nhân viên Vườn Quốc gia. Trong lúc chờ mẹ rùa đào tổ, Thái lỡ ngủ gật trên cát. Khi tỉnh dậy, một mẹ rùa đang… bò ngang qua chân.

"Cả ba người lập tức nằm im không nhúc nhích, giả vờ như những cục đá sống, chỉ để rùa mẹ không sợ hãi quay về biển", Thái chia sẻ.

Thành quả 10 ngày tình nguyện của nhóm là những con số ấn tượng như cứu hộ thành công 130 tổ trứng với hơn 13 nghìn quả; vệ sinh hồ ấp 19 tổ; thả về biển gần 2 nghìn con.

Nhưng hơn cả những con số, điều mà Thái mang về là hiểu biết sâu sắc về rùa biển, về công tác bảo tồn, kỹ năng sinh tồn ở đảo, và trên hết là một trái tim giàu cảm xúc, nhiều trải nghiệm và đầy ắp những mối quan hệ ý nghĩa.

Tình nguyện viên phải biết bơi, đảm bảo sức khỏe có chứng nhận y tế, có kinh nghiệm hoạt động vì môi trường, kỹ năng làm việc nhóm tốt, làm bài test kiến thức về rùa biển.
Tình nguyện viên phải biết bơi, đảm bảo sức khỏe có chứng nhận y tế, có kinh nghiệm hoạt động vì môi trường, kỹ năng làm việc nhóm tốt, làm bài test kiến thức về rùa biển.
Mỗi nhóm tình nguyện viên sẽ thực hiện nhiệm vụ "hộ sinh" trên biển 10 ngày.
Mỗi nhóm tình nguyện viên sẽ thực hiện nhiệm vụ "hộ sinh" trên biển 10 ngày.

“Rùa biển là loài động vật rất đẹp, quyến rũ với vòng đời bí ẩn. Mình mong các bài đăng, video, hình ảnh mình chia sẻ có thể truyền cảm hứng đến các bạn trẻ, giúp mọi người hiểu hơn, yêu hơn, và hành động thiết thực hơn cho thiên nhiên” Thái bộc bạch.

Trong bối cảnh biến đổi khí hậu và ô nhiễm môi trường ngày một gia tăng, hành động bảo vệ rùa có ý nghĩa như bảo vệ cả một hệ sinh thái. Mỗi quả trứng rùa được cứu, mỗi rùa con được thả về biển là lời nhắc nhở về trách nhiệm sống xanh, sống có ý thức với tự nhiên

Câu chuyện của Thái như lời kêu gọi nhẹ nhàng nhưng sâu sắc, rằng bảo vệ môi trường không cần bắt đầu từ những điều lớn lao, mà từ lòng yêu thương với sự sống quanh ta.

Theo Châu Linh (TPO)

Có thể bạn quan tâm

Nhiều hoạt động hưởng ứng lễ ra quân Chiến dịch Thanh niên tình nguyện hè tại Gia Lai

Nhiều hoạt động hưởng ứng lễ ra quân Chiến dịch Thanh niên tình nguyện hè tại Gia Lai

(GLO)- Ngày 31-5, sau lễ ra quân chiến dịch Thanh niên tình nguyện hè năm 2025 tại Quảng trường huyện Chư Păh (tỉnh Gia Lai), đoàn công tác của Trung ương Đoàn TNCS Hồ Chí Minh đã đến thăm hỏi, tặng quà cho người dân, học sinh, thiếu nhi tại nhiều địa phương thuộc huyện Chư Păh và TP. Pleiku.

Đức Cơ: Tôn vinh 21 tập thể, cá nhân điển hình trong các phong trào thi đua giai đoạn 2020-2025

Phụ nữ huyện Đức Cơ tích cực học tập và làm theo lời Bác

(GLO)- Học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh là việc làm thường xuyên của Hội Liên hiệp Phụ nữ huyện Đức Cơ. Qua đó, xuất hiện nhiều tấm gương phụ nữ nỗ lực vượt khó, phát triển kinh tế, xây dựng gia đình hạnh phúc và lan tỏa điều tốt đẹp trong cộng đồng. 

Gia Lai: Cắt giảm thời gian giải quyết các TTHC liên quan đến hoạt động sản xuất kinh doanh thuộc thẩm quyền của Sở Y tế

Gia Lai: Cắt giảm thời gian giải quyết các TTHC liên quan đến hoạt động sản xuất kinh doanh thuộc thẩm quyền của Sở Y tế

(GLO)- Ngày 5-5, Sở Y tế tỉnh Gia Lai có Thông báo số 1901/TB-SYT về việc cắt giảm thời gian giải quyết đối với các thủ tục hành chính (TTHC) liên quan đến hoạt động sản xuất kinh doanh thuộc thẩm quyền giải quyết của đơn vị năm 2025.

Quy định mới về dạy và học tiếng nói, chữ viết của dân tộc thiểu số trong các cơ sở giáo dục

Quy định mới về dạy và học tiếng nói, chữ viết của dân tộc thiểu số trong các cơ sở giáo dục

(GLO)- Chính phủ vừa ban hành Nghị định số 96/2025/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 82/2010/NĐ-CP ngày 15-7-2010 của Chính phủ quy định việc dạy và học tiếng nói, chữ viết của dân tộc thiểu số (DTTS) trong các cơ sở giáo dục phổ thông và trung tâm giáo dục thường xuyên.