Liên kết phát triển sản phẩm du lịch Bình Định, kết nối sản phẩm du lịch đường sắt

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

(BĐ) - Sáng 31.3, tại Trung tâm Hội nghị tỉnh (TP Quy Nhơn), Sở Văn hóa - Thể thao và Du lịch phối hợp với Hiệp hội Du lịch Bình Định tổ chức Hội thảo liên kết phát triển sản phẩm du lịch Bình Định và kết nối sản phẩm du lịch đường sắt Đà Nẵng, Khánh Hòa.

(BĐ) - Sáng 31.3, tại Trung tâm Hội nghị tỉnh (TP Quy Nhơn), Sở Văn hóa - Thể thao và Du lịch phối hợp với Hiệp hội Du lịch Bình Định tổ chức Hội thảo liên kết phát triển sản phẩm du lịch Bình Định và kết nối sản phẩm du lịch đường sắt Đà Nẵng, Khánh Hòa.

Phó Chủ tịch UBND tỉnh Lâm Hải Giang phát biểu kết luận Hội thảo. Ảnh: ĐOAN NGỌC

Phó Chủ tịch UBND tỉnh Lâm Hải Giang phát biểu kết luận Hội thảo. Ảnh: ĐOAN NGỌC

Dự Hội thảo có ông Hà Văn Siêu, Phó Cục trưởng Cục Du lịch quốc gia Việt Nam (Bộ Văn hóa - Thể thao và Du lịch); Phó Chủ tịch UBND tỉnh Lâm Hải Giang; lãnh đạo các sở, ngành, các huyện, thị xã, thành phố trong tỉnh; đại diện Sở Văn hóa - Thể thao và Du lịch các tỉnh bạn; các hiệp hội du lịch, lữ hành, DN kinh doanh du lịch, DN lữ hành quốc tế ở trong nước.

Quang cảnh Hội thảo. Ảnh: ĐOAN NGỌC

Quang cảnh Hội thảo. Ảnh: ĐOAN NGỌC

Trong những năm qua, Bình Định tiếp tục là điểm đến du lịch hấp dẫn, thu hút nhiều du khách trong và ngoài nước. Hoạt động du lịch của tỉnh có sự chuyển biến mạnh mẽ, góp phần quan trọng vào quá trình phát triển KT-XH; đặc biệt, năm 2025 có ý nghĩa đặc biệt quan trọng, là năm tăng tốc, bứt phá, về đích, cũng là năm cuối thực hiện nghị quyết đại hội đảng bộ các cấp và Chương trình hành động số 06-CTr/TU ngày 14.5.2021 của Tỉnh ủy về phát triển du lịch Bình Định trở thành ngành kinh tế mũi nhọn giai đoạn 2020 - 2025.

Lễ ký kết liên kết phát triển du lịch giữa Chi hội lữ hành Bình Định và các chi hội lữ hành trong nước. Ảnh: ĐOAN NGỌC

Lễ ký kết liên kết phát triển du lịch giữa Chi hội lữ hành Bình Định và các chi hội lữ hành trong nước. Ảnh: ĐOAN NGỌC

Phát biểu khai mạc Hội thảo, bà Đỗ Thị Diệu Hạnh, Giám đốc Sở Văn hóa - Thể thao và Du lịch, cho biết: “Để đạt mục tiêu thu hút 10 triệu lượt khách trong năm nay, chúng tôi sẽ tổ chức có hiệu quả hoạt động quảng bá, xúc tiến du lịch; liên kết phát triển du lịch, đa dạng sản phẩm du lịch gắn với tài nguyên tự nhiên, đặc trưng văn hóa các địa phương. Điểm nhấn là hình thành chuỗi các sự kiện, lễ hội tạo ra những sản phẩm du lịch độc đáo, khác biệt mang tầm quốc gia và quốc tế để tăng trải nghiệm và sức hút cho du khách đến với Bình Định, từng bước thu hút thị trường du khách quốc tế”.

Phó Cục trưởng Cục Du lịch quốc gia Việt Nam Hà Văn Siêu phát biểu tại Hội thảo. Ảnh: ĐOAN NGỌC

Phó Cục trưởng Cục Du lịch quốc gia Việt Nam Hà Văn Siêu phát biểu tại Hội thảo. Ảnh: ĐOAN NGỌC

Hội thảo diễn ra với 3 phiên: Phiên thứ 1 - giới thiệu về tiềm năng, sản phẩm, chính sách kích cầu du lịch Bình Định; phiên 2 - tham luận, phát biểu của các đại biểu tham dự Hội thảo; phiên 3 - kết nối các DN của Hiệp hội Du lịch Bình Định.

PHAN TUẤN (Thực hiện)

Các đại biểu đã đóng góp nhiều ý kiến để tỉnh Bình Định khai thác hiệu quả hơn nữa tiềm năng, lợi thế, tạo sự đa dạng sản phẩm du lịch; phối hợp chặt chẽ giữa ngành đường sắt, các đơn vị lữ hành, các khu, điểm du lịch và cơ quan quản lý nhà nước để xây dựng những sản phẩm du lịch hấp dẫn, kết hợp giữa vận tải đường sắt và các dịch vụ trải nghiệm đa dạng, như: Nghỉ dưỡng, khám phá văn hóa, ẩm thực địa phương… Qua đó, khai thác tiềm năng, thế mạnh tài nguyên du lịch từng địa phương, hình thành sản phẩm du lịch, đặc biệt là du lịch đường sắt liên kết giữa các địa phương trong khu vực, cũng như giới thiệu các chương trình kích cầu và sản phẩm du lịch mới của Bình Định.

Bình Định đa dạng sản phẩm du lịch, kết nối phát triển du lịch đường sắt. Ảnh: ĐOAN NGỌC

Bình Định đa dạng sản phẩm du lịch, kết nối phát triển du lịch đường sắt. Ảnh: ĐOAN NGỌC

Phát biểu tại Hội thảo, Phó Cục trưởng Cục Du lịch quốc gia Việt Nam Hà Văn Siêu cho biết: “Cục Du lịch quốc gia Việt Nam và Tổng Công ty Đường sắt Việt Nam đã ký kết biên bản ghi nhớ hợp tác vào tháng 7.2024, không chỉ đánh dấu sự cam kết hợp tác của hai ngành mà còn mở ra nhiều cơ hội mới để thúc đẩy phát triển du lịch bền vững. Bình Định là một trong những địa phương có điều kiện thuận lợi để phát triển du lịch đường sắt nhờ vào vị trí chiến lược trên tuyến đường sắt Bắc - Nam, cảnh quan thiên nhiên phong phú và nhiều điểm du lịch hấp dẫn; có ga Diêu Trì, ga Quy Nhơn là điều kiện thuận lợi khai thác du lịch đường sắt, kết hợp khai thác những sản phẩm du lịch khác, như: Du thuyền, nghỉ dưỡng, văn hóa, thể thao… Chúng tôi sẽ đồng hành cùng tỉnh Bình Định để quy hoạch tạo sự đa dạng sản phẩm du lịch, hướng tới phát triển du lịch xanh, du lịch số, du lịch thông minh”.

Kết luận Hội thảo, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Lâm Hải Giang cho biết: “Tỉnh sẽ tiếp tục đa dạng dạng phẩm du lịch, tăng trải nghiệm hấp dẫn đối với du khách, đặc biệt giữ vững hình ảnh, thương hiệu du lịch Quy Nhơn - Bình Định. Ngoài những chuyến tàu/toa tàu charter do tỉnh triển khai để giới thiệu, kích cầu du lịch của tỉnh nhân dịp kỷ niệm 50 năm Ngày giải phóng tỉnh Bình Định (31.3.1975 - 31.3.2025), tới đây tỉnh sẽ có kế hoạch phối hợp với ngành đường sắt để tổ chức những chuyến tàu/toa tàu charter bài bản hơn, chuyên nghiệp hơn, mang đậm dấu ấn bản sắc riêng của Bình Định để phục vụ du khách từ TP Hà Nội, TP Hồ Chí Minh, TP Đà Nẵng, TP Nha Trang (tỉnh Khánh Hòa) về Bình Định trải nghiệm du lịch”.

ĐOAN NGỌC

Có thể bạn quan tâm

Định hình cực tăng trưởng du lịch rừng - biển

Định hình cực tăng trưởng du lịch rừng - biển

(GLO)- Việc hợp nhất hai tỉnh Gia Lai và Bình Định thành tỉnh Gia Lai (mới) không chỉ kiến tạo một không gian phát triển mới mà còn thúc đẩy ngành du lịch đột phá, với sự kết hợp khai thác tài nguyên du lịch rừng và biển, sẽ tạo ra chuỗi sản phẩm đa dạng, hấp dẫn.

Định hình cực tăng trưởng du lịch rừng - biển

Định hình cực tăng trưởng du lịch rừng - biển

Việc hợp nhất hai tỉnh Gia Lai và Bình Định thành tỉnh Gia Lai (mới) không chỉ kiến tạo không gian phát triển mới mà còn thúc đẩy ngành du lịch đột phá. Sự kết hợp khai thác tài nguyên du lịch rừng và biển sẽ tạo ra chuỗi sản phẩm đa dạng, hấp dẫn.

Xem phim rồi check-in Bàu Trắng

Xem phim rồi check-in Bàu Trắng

Những ngày qua, sau khi phim “Lật Mặt 8” mang tên “Vòng tay nắng” với những cảnh quay tại Khu du lịch Bàu Trắng (huyện Bắc Bình, tỉnh Bình Thuận) khởi chiếu tại các rạp thì ngày càng có nhiều người đến check-in hơn với các địa danh được nhắc đến trong phim.

Bánh hoa mai kẹp hạt

Bánh hoa mai kẹp hạt

Cơ sở sản xuất ngũ cốc, trà hoa Cô Ba Bình Định (phường Hoài Hảo, TX Hoài Nhơn) hiện cung ứng ra thị trường dòng sản phẩm mới mang tên bánh hoa mai kẹp hạt, được người tiêu dùng ưa chuộng nhờ hương vị tự nhiên, bổ dưỡng.
Cá đá sông Côn

Cá đá sông Côn

Người dân ở vùng núi huyện Vĩnh Thạnh vẫn gìn giữ một món ăn giản dị mà đậm đà bản sắc - cá đá nướng cuốn lá rừng. Cá đá là loài cá nhỏ sống trong các khe suối, ghềnh đá, nơi nước chảy xiết, trong vắt. 
Hvinh Nút làm du lịch cộng đồng. Ảnh: Ngọc Minh

Hvinh Nút làm du lịch cộng đồng

(GLO)- Phát huy tiềm năng, thế mạnh cảnh quan thiên nhiên cũng như bản sắc văn hóa dân tộc, anh Hvinh Nút (làng Đăk Asêl, xã Sơn Lang, huyện Kbang, tỉnh Gia Lai) phát triển mô hình du lịch cộng đồng, mở ra hướng làm kinh tế mới, gia tăng thu nhập, tạo việc làm cho người dân địa phương.

null