Nam sinh lập website phát hiện lừa đảo trên không gian mạng

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

(GLO)- Với mong muốn góp phần nâng cao nhận thức về an toàn thông tin, 2 nam sinh Võ Đăng Tuệ và Đồng Ánh Sơn (Trường THPT Chi Lăng, TP. Pleiku) đã lập website phát hiện lừa đảo trên không gian mạng.

Website này hỗ trợ người dùng phát hiện và ngăn chặn các hành vi lừa đảo qua tin nhắn, Email, cuộc gọi hay các nền tảng MXH.

Nói về lý do để lập trang web, Sơn cho biết: Trong bối cảnh xã hội ngày càng chuyển dịch sang nền kinh tế số, các nền tảng giao tiếp kỹ thuật số gồm: Email, tin nhắn điện thoại, mạng xã hội (Zalo, Telegram...) đã trở thành phương tiện liên lạc không thể thiếu. Tuy nhiên, cùng với sự phát triển đó là sự gia tăng các hình thức lừa đảo trực tuyến với chiêu thức ngày càng tinh vi như giả mạo thương hiệu, lừa đảo tài chính và chiếm đoạt tài khoản...

“Các hình thức lừa đảo phổ biến là gửi Email giả mạo ngân hàng, kêu gọi đầu tư qua tin nhắn, mạo danh cơ quan chức năng để đe dọa người dân và sử dụng các đường dẫn độc hại nhằm đánh cắp thông tin cá nhân. Đối với nhiều người dân, đặc biệt là những người có ít kỹ năng công nghệ, việc nhận biết và phòng tránh các chiêu trò lừa đảo này là thách thức lớn, dẫn đến thiệt hại không chỉ về tài chính mà còn ảnh hưởng tâm lý và uy tín cá nhân”-Sơn nhìn nhận.

hai-nam-sinh-vo-dang-tue-o-giua-va-dong-anh-son-ben-phai-anh-thiet-lap-website-phat-hien-lua-dao-tren-khong-gian-manga-td-8827.jpg
Hai nam sinh Võ Đăng Tuệ (ở giữa) và Đồng Ánh Sơn (bìa phải) lập website phát hiện lừa đảo trên không gian mạng. Ảnh: T.D

Xuất phát bởi những trăn trở đó, từ tháng 9 đến tháng 12-2024, Tuệ và Sơn đã cùng nhau nghiên cứu và phát triển website phân tích, phát hiện lừa đảo trên không gian mạng. Không chỉ giúp người dùng phổ thông kiểm tra và phát hiện nguy cơ, website còn tăng cường nhận thức cộng đồng về các thủ đoạn lừa đảo hiện đại. Đồng thời, góp phần xây dựng môi trường giao tiếp số an toàn, minh bạch và đáng tin cậy, hỗ trợ người dân trong việc bảo vệ thông tin cá nhân và tài sản của mình. “Chúng em tập trung nghiên cứu cơ sở lý luận về các hình thức lừa đảo bao gồm: Email phishing, giả mạo tài khoản, phát tán mã độc và nội dung độc hại trên các nền tảng giao tiếp. Sau đó, tìm hiểu nguyên lý hoạt động của các phương pháp lừa đảo phổ biến và các đặc điểm nhận diện chúng; xây dựng cơ sở lý luận về các thuật toán học máy và học sâu, từ đó xác định các phương pháp áp dụng hiệu quả vào bài toán phát hiện lừa đảo”-Tuệ cho hay.

Nhóm đã lựa chọn ngôn ngữ lập trình Python kết hợp với các thư viện hỗ trợ như OpenCV, PyTorch để xử lý dữ liệu hình ảnh và video, thư viện Scikit-learn và Pandas cho phân tích dữ liệu văn bản; nghiên cứu cấu trúc và nguyên tắc hoạt động của các mô hình học sâu hiện đại cũng như các công cụ xử lý giao diện người dùng. Sau đó, tiến hành phân tích cách xử lý dữ liệu đa dạng (văn bản, hình ảnh, video) và các phương pháp kết hợp chúng trong cùng một hệ thống phát hiện.

Bằng phương pháp chạy đa luồng, website có thể phân tích dữ liệu, nhận diện một cách nhanh chóng, chính xác và tương thích toàn bộ thiết bị có thể truy cập trình duyệt. Đặc biệt, website có thể được ứng dụng trong nhiều lĩnh vực khác nhau, từ bảo vệ an ninh mạng, chống lừa đảo đến kiểm soát chất lượng nội dung truyền thông; đồng thời, phát hiện lừa đảo trong thời gian thực, giúp ngăn chặn kịp thời các nội dung lừa đảo, phát hiện lừa đảo qua nhiều kênh từ tin nhắn, số điện thoại, Email…

Với định hướng mở rộng, Tuệ và Sơn sẽ tiếp tục nghiên cứu tích hợp sâu hơn với các nền tảng mạng xã hội. Cùng với đó, tập trung vào các thị trường mới-nơi nguy cơ lừa đảo trực tuyến đang tăng cao. Website cũng định hướng tạo ra không gian để người dùng chia sẻ các trường hợp lừa đảo, giúp nâng cao ý thức cộng đồng; thêm khả năng phân tích nội dung trong nhiều ngôn ngữ khác nhau để tăng khả năng phát hiện toàn cầu.

Thầy Đỗ Bách Khoa-Hiệu trưởng Trường THPT Chi Lăng-đánh giá: Với sự nỗ lực của mình, Tuệ và Sơn đã thiết lập website phát hiện lừa đảo trên không gian mạng. Đây là công cụ hữu ích trong việc góp phần bảo vệ người dùng khỏi các hành vi lừa đảo trực tuyến ngày càng tinh vi. Website này sử dụng các công nghệ tiên tiến như AI và học máy để phát hiện và cảnh báo các dấu hiệu lừa đảo trong các giao tiếp trực tuyến.

Website đã đạt được những kết quả tích cực với khả năng phát hiện chính xác các mẫu lừa đảo trong hơn 80% trường hợp thử nghiệm. Tuy nhiên, vẫn còn một số hạn chế cần khắc phục, bao gồm khả năng xử lý các nội dung không rõ ràng hoặc các phương thức lừa đảo mới xuất hiện. Hơn nữa, hệ thống cần được cập nhật thường xuyên để phản ánh các xu hướng lừa đảo mới, đồng thời tối ưu hóa tốc độ và độ chính xác trong việc phát hiện thông tin có dấu hiệu lừa đảo.

“Việc phát triển website này là một thử thách lớn đối với nhóm học sinh của trường vì lần đầu tiên áp dụng các công nghệ phức tạp như AI và học máy trong ngữ cảnh bảo mật. Dự án website phân tích và phát hiện lừa đảo trên không gian mạng của 2 em đã đạt giải nhì tại Cuộc thi khoa học, kỹ thuật cấp tỉnh học sinh trung học lần thứ XI, năm học 2024-2025”-thầy Khoa thông tin.

Có thể bạn quan tâm

Trải nghiệm ý nghĩa cùng chiến dịch “Hoa phượng đỏ”

Trải nghiệm ý nghĩa cùng chiến dịch “Hoa phượng đỏ”

(GLO)-Kỳ nghỉ hè bắt đầu cũng là lúc các đoàn viên thanh niên Gia Lai háo hức tham gia chiến dịch “Hoa phượng đỏ”. Không chỉ là sân chơi bổ ích trong dịp hè, chiến dịch còn là cơ hội để ĐVTN thể hiện tinh thần xung kích tình nguyện, sống có trách nhiệm và trưởng thành từ những trải nghiệm thực tế.

Mang yêu thương về buôn làng

Mang yêu thương về buôn làng

(GLO)- Với tấm lòng yêu thương và chia sẻ, nhóm thiện nguyện “Kiên Giang chung một tấm lòng” đã lặn lội đến tận các buôn làng ở Gia Lai để trao tận tay những phần quà nghĩa tình cho người nghèo.

Học vấn của Hoa hậu Hà Trúc Linh

Học vấn của Hoa hậu Hà Trúc Linh

Hà Trúc Linh - tân Hoa hậu Việt Nam 2024 - gây ấn tượng không chỉ bởi vẻ đẹp thanh lịch mà còn bởi hành trình học vấn nổi bật. Là sinh viên ngành Marketing tại Đại học Tài chính - Marketing TPHCM, Trúc Linh sở hữu bảng thành tích học tập và hoạt động Đoàn - Hội dày dạn.

Short video Chuyện Người Gia Lai podcast số 46: Vượt định kiến, định nghĩa lại đam mê

Short video Chuyện Người Gia Lai podcast số 46: Vượt định kiến, định nghĩa lại đam mê

(GLO)- Cùng Chuyện Người Gia Lai số 46 gặp gỡ Liên Quỳnh-nữ cơ thủ đầy bản lĩnh của phố núi. Từ đam mê mãnh liệt, chị đã vượt qua những định kiến để theo đuổi môn billiard. Bằng sự bền bỉ, kiên trì, Liên Quỳnh đang từng bước chinh phục đỉnh cao trên hành trình vốn không mấy “ưu ái” phái nữ này.

Phóng viên trẻ Gen Z đã và đang hướng bản thân trở thành người làm báo đa năng (ảnh nhân vật cung cấp).

Phóng viên gen Z “kể chuyện” bằng đa ngôn ngữ

(GLO)- Trong dòng chảy sôi động của báo chí đương đại, một thế hệ nhà báo mới đang từng bước khẳng định mình bằng sự linh hoạt, nhạy bén và sáng tạo. Họ là những người làm báo thế hệ gen Z trưởng thành giữa làn sóng công nghệ và có thể “kể chuyện” với đa ngôn ngữ trên nhiều nền tảng.

“Cháy” hết mình với nghề

“Cháy” hết mình với nghề

(GLO)- Họ là những phóng viên luôn “cháy” hết mình với nghề. Không quản ngại khó khăn, họ sẵn sàng xông pha, dấn thân… để đem đến cho bạn đọc, khán thính giả những thông tin giá trị, hấp dẫn, sinh động và mang đậm hơi thở cuộc sống.

Nhiệt kế khổng lồ cao 12m đặt ngoài trời. (Ảnh: Internet)

Mùa hè - Mùa du lịch cao điểm của "chảo lửa" Hoả Diệm Sơn

(GLO)- Khác với tâm lý tìm đến những bãi biển nổi tiếng hay những khu di lịch mát mẻ để giải nhiệt vào mùa hè, nhiều du khách lại thích thú trải nghiệm nền nhiệt cao vào mùa nắng nóng đỉnh điểm của "chảo lửa" Hoả Diệm Sơn tại vùng lãnh thổ tự trị Tân Cương, Trung Quốc.