Khảo sát tiềm năng phát triển du lịch nông thôn 3 huyện Kbang, Mang Yang, Chư Păh

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
(GLO)- Từ ngày 23 đến 25-9, Sở Văn hóa-Thể thao và Du lịch tỉnh Gia Lai tổ chức đoàn khảo sát đánh giá tiềm năng phát triển du lịch nông thôn tại huyện Kbang, Mang Yang, Chư Păh.
Hướng dẫn viên tại Làng kháng chiến Stơr, xã Tơ Tung, huyện Kbang giới thiệu cách làm nhà sàn của người Bahnar với đoàn khảo sát. Ảnh: HOÀNG NGỌC

Hướng dẫn viên tại Làng kháng chiến Stơr, xã Tơ Tung, huyện Kbang giới thiệu cách làm nhà sàn của người Bahnar với đoàn khảo sát. Ảnh: HOÀNG NGỌC

Tham gia khảo sát có lãnh đạo Hiệp hội du lịch tỉnh; các doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ, du lịch; lãnh đạo một số Phòng Văn hóa-Thông tin và các cơ quan thông tấn báo chí.

Tại huyện Kbang, đoàn khảo sát các địa điểm như trang trại cam ở thôn Trạm Lập (xã Sơn Lang); cơ sở chế biến mắc ca Hạnh Phúc, thác Hang Dơi (thị trấn Kbang); nhà lưu niệm Anh hùng Núp, Làng kháng chiến Stơr phục dựng (xã Tơ Tung). Đồng thời, đoàn trải nghiệm dịch vụ homestay, ẩm thực truyền thống và thưởng thức cồng chiêng do dân làng Stơr trình diễn.

Khảo sát điểm du lịch nông thôn tại trang trại cam thôn Trạm Lập, xã Sơn Lang, huyện Kbang. Ảnh: HOÀNG NGỌC

Khảo sát điểm du lịch nông thôn tại trang trại cam thôn Trạm Lập, xã Sơn Lang, huyện Kbang. Ảnh: HOÀNG NGỌC

Bên cạnh đó, đoàn khảo sát 1 số làng, địa điểm có tiềm năng phát triển du lịch nông thôn như làng Đê Kjêng (xã Ayun), làng Pyâu, thác Pyâu (xã Lơ Pang, huyện Mang Yang); khảo sát du lịch cộng đồng làng Kép (xã Ia Mơ Nông), suối đá cổ, khu du lịch Sâm Phát (thị trấn Ia Ly, huyện Chư Păh).

Sau chương trình khảo sát tại 3 huyện sẽ có hội nghị đánh giá thực trạng, tiềm năng, thế mạnh về du lịch nông thôn của 3 địa phương. Qua đó tìm giải pháp để các địa phương xây dựng kế hoạch phát triển du lịch nông thôn đạt hiệu quả trong thời gian đến.

Có thể bạn quan tâm

Huyền thoại thác Drai Măk

Huyền thoại thác Drai Măk

Bắt nguồn từ dòng suối Êa Măk hiền hòa thuộc địa phận buôn Thái, xã Ea Kuêh (huyện Cư M’gar, Đắk Lắk), thác Drai Măk theo tiếng của người Êđê có nghĩa là “thác nước mang tên chàng Măk”.

Du lịch “hành xác”

Du lịch “hành xác”

(GLO)- Đời sống phát triển, ngày càng có nhiều người yêu thích tham quan, nghỉ dưỡng, giải trí, khám phá vùng đất mới. Dù vậy, kiểu du lịch “hành xác” với mục tiêu chụp được những bức ảnh đẹp nhất, chạy đua với thời gian để đến được nhiều nơi nhất lại đang khiến nhiều người cạn kiệt năng lượng.

Dịch vụ câu tôm, cua ở thị xã Ayun Pa hút khách

Dịch vụ câu tôm, cua ở thị xã Ayun Pa hút khách

(GLO)- Tuy mới đi vào hoạt động song mô hình dịch vụ câu tôm, cua tại thị xã Ayun Pa (tỉnh Gia Lai) thu hút rất đông người dân và các “cần thủ”. Không chỉ mang tính chất giải trí, người câu còn được thu “chiến lợi phẩm” để thưởng thức. 

Ruộng bậc thang ở buôn Ma Giai. Ảnh: N.Đ.M

Độc đáo ruộng bậc thang ở buôn Ma Giai

(GLO)- Nằm dưới chân núi Ơi Phí, buôn Ma Giai (xã Đất Bằng, huyện Krông Pa, tỉnh Gia Lai) được biết đến là ngôi làng của đồng bào dân tộc Chăm H’roi có nguồn gốc từ Phú Yên. Nơi đây hiện hữu những chân ruộng bậc thang độc đáo.