“Điểm tựa” của nông dân Kdang

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
0:00 / 0:00
0:00
  • Nam miền Bắc
  • Nữ miền Bắc
  • Nữ miền Nam
  • Nam miền Nam

(GLO)- Những năm qua, Hội Nông dân xã Kdang (huyện Đak Đoa, tỉnh Gia Lai) thực sự trở thành “điểm tựa” giúp bà con nông dân phát triển kinh tế và góp phần xây dựng địa phương ngày càng phát triển.

Bà Bàn Thị Bình-Chủ tịch Hội Nông dân xã Kdang-cho hay: “5 năm gần đây, Hội đã phát triển được hơn 200 hội viên, nâng tổng số hội viên toàn xã lên khoảng 1.400 người, chiếm 89% số hộ sản xuất nông nghiệp.

Hội xem nhiệm vụ hỗ trợ nông dân phát triển kinh tế là trọng tâm và đề ra nhiều biện pháp thiết thực. Trong đó, Hội tập trung tuyên truyền, vận động nông dân chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi có giá trị kinh tế; tổ chức tham quan học tập, trao đổi kinh nghiệm; thường xuyên vận động gia đình hội viên giúp đỡ nhau về kinh nghiệm trong sản xuất và đời sống”.

Cũng theo bà Bình, Hội Nông dân xã phối hợp với các ngân hàng hỗ trợ thủ tục để hội viên vay vốn đầu tư phát triển sản xuất. Phòng Giao dịch Ngân hàng Chính sách Xã hội huyện đã ủy thác cho vay qua 9 tổ tiết kiệm và vay vốn với 338 thành viên, tổng dư nợ hơn 10 tỷ đồng; Ngân hàng Nông nghiệp và PTNT Chi nhánh huyện cho vay hộ sản xuất theo Nghị định số 55/2015/NĐ-CP của Chính phủ qua 8 tổ liên kết với 200 thành viên, tổng dư nợ là 22 tỷ đồng. Các chi hội cũng đã vận động hội viên tham gia đóng góp xây dựng nguồn quỹ nội bộ cho hộ khó khăn vay để phát triển sản xuất.

Sản phẩm nông nghiệp của bà con nông dân xã Kdang, huyện Đak Đoa. Ảnh: Thanh Nhật

Sản phẩm nông nghiệp của bà con nông dân xã Kdang, huyện Đak Đoa. Ảnh: Thanh Nhật

Đồng thời, Hội phối hợp với UBND xã rà soát, vận động nông dân đăng ký tham gia cánh đồng lúa một giống trên diện tích 272 ha của 364 hộ; triển khai chương trình hỗ trợ con giống cho hộ nghèo, hộ cận nghèo. Hội cũng thường xuyên cập nhật và kịp thời cung cấp thông tin về thị trường, các mô hình sản xuất kinh doanh có hiệu quả, hướng dẫn bà con tham gia phiên chợ nông sản vào ngày 15 hàng tháng tại huyện.

Thực hiện chủ trương về xây dựng mô hình kinh tế tập thể, Hội Nông dân xã phối hợp với UBND xã tuyên truyền, vận động thành lập 2 hợp tác xã nông nghiệp và 4 tổ hội nghề nghiệp với 61 thành viên. Đến nay, toàn xã có 3 hợp tác xã và 6 tổ hội nghề nghiệp. Các hợp tác xã đã ký kết hợp đồng liên kết sản xuất cà phê bền vững và hỗ trợ cho bà con trong giai đoạn đầu chuyển đổi phương thức canh tác mới. Còn các thành viên tổ hội nghề nghiệp đã chia sẻ kinh nghiệm sản xuất và hỗ trợ nhau phát triển kinh tế bền vững.

Chủ tịch Hội Nông dân xã cho biết thêm: “Trong 5 năm gần đây, cán bộ, hội viên đã đóng góp ngày công và kinh phí để bê tông hóa gần 20 km đường giao thông, nâng cấp khoảng 3 km đường nhựa và mở rộng gần 5 km đường nội đồng. Đến nay, Kdang hoàn thành các tiêu chí nông thôn mới và có 1 làng được công nhận đạt chuẩn nông thôn mới. Xã đang tiếp tục thực hiện các tiêu chí về xây dựng nông thôn mới nâng cao”.

Trao giấy khen của Chủ tịch UBND xã Kdang cho cán bộ, hội viên nông dân có thành tích trong phong trào thi đua yêu nước. Ảnh: T.N

Trao giấy khen của Chủ tịch UBND xã Kdang cho cán bộ, hội viên nông dân có thành tích trong phong trào thi đua yêu nước. Ảnh: T.N

Ông Y Djit-Chủ tịch Hội Nông dân huyện Đak Đoa: “Hội Nông dân xã Kdang đã giúp bà con nông dân phát huy lợi thế, tiềm năng sẵn có về đất đai, lao động để phát triển sản xuất kinh doanh hiệu quả, tăng thu nhập. Đồng thời, triển khai nhiều giải pháp giúp nông dân người dân tộc thiểu số từng bước thay đổi nếp nghĩ, cách làm để phát triển sản xuất ngày càng có hiệu quả”.

Mỗi năm, xã có 870 lượt hộ đăng ký tham gia phong trào “Nông dân thi đua sản xuất kinh doanh giỏi, đoàn kết giúp nhau làm giàu và giảm nghèo bền vững”. Qua bình xét, có 760 hộ đạt danh hiệu nông dân sản xuất kinh doanh giỏi các cấp. Các hộ sản xuất kinh doanh giỏi đã giúp đỡ về vốn, cây giống, khoa học kỹ thuật cho hơn 1.000 hộ nông dân và tạo việc làm cho hơn 3.000 lao động.

Đồng thời, đóng góp kinh phí xây dựng 6 nhà “Đại đoàn kết”; hỗ trợ các hộ nghèo phát triển sản xuất và giúp 10 hộ thoát nghèo. Đến nay, xã có gần 77 ha cao su tiểu điền, gần 270 ha hồ tiêu, hơn 3.456 ha cà phê. Tổng đàn gia súc, gia cầm gần 39.000 con, trong đó, tỷ lệ lai hóa đàn bò đạt 52%, tỷ lệ lai hóa đàn heo đạt 85%.

Ông Dương Văn Hòa là hội viên Chi hội Nông dân thôn Hà Lòng 1. Với 6 ha cà phê và 500 trụ hồ tiêu, gia đình ông có nguồn thu ổn định và tạo việc làm thời vụ cho hàng chục lao động tại chỗ. Hay như ông Xuin-Hội viên Chi hội Nông dân làng K’Tăng có 3,5 ha cà phê trồng theo tiêu chuẩn 4C và chăn nuôi 6 con bò sinh sản. Ông đã tạo việc làm thường xuyên cho 15 lao động, đồng thời hướng dẫn, phổ biến kinh nghiệm sản xuất cho 16 lượt hộ, giúp đỡ 3 lượt hộ khó khăn về vốn, vật tư, cây-con giống.

“Tôi được địa phương quan tâm tập huấn và hỗ trợ sản xuất cà phê theo tiêu chuẩn 4C. Đến nay, vườn cà phê phát triển tốt, cho sản lượng cao. Nhiều hộ trong làng đã đến vườn cây của gia đình để học tập, áp dụng. Riêng năm 2022 và 2023, sản lượng cà phê của gia đình đạt 11 tấn nhân. Tổng thu nhập bình quân là 600 triệu đồng/năm sau khi trừ chi phí”-ông Xuin nói.

Có thể bạn quan tâm

Thời gian qua, nhờ triển khai giao khoán bảo vệ rừng cho cộng đồng dân cư, tài nguyên rừng trên địa bàn lâm phần do ban Quản lý rừng phòng hộ Chư Sê được quản lý tốt hơn. Ảnh: Lê Nam

Gia Lai công bố một số thủ tục hành chính mới trong lĩnh vực lâm nghiệp và kiểm lâm

(GLO)- Ngày 20-9, Chủ tịch UBND tỉnh Rah Lan Chung đã ký ban hành Quyết định số 488/QĐ-UBND về việc công bố danh mục gồm; 6 thủ tục hành chính mới và 4 thủ tục hành chính được sửa đổi, bổ sung trong lĩnh vực lâm nghiệp và kiểm lâm thuộc thẩm quyền giải quyết của Sở Nông nghiệp và PTNT.
Những tỷ phú “chân đất” ở Ia Tô

Những tỷ phú “chân đất” ở Ia Tô

(GLO)- Với tinh thần dám nghĩ, dám làm, nhiều nông dân ở thôn 6 (xã Ia Tô, huyện Ia Grai, tỉnh Gia Lai) đã vươn lên trở thành tỷ phú. Họ chính là những tấm gương sáng truyền động lực để nông dân trên địa bàn nỗ lực vươn lên thoát nghèo và làm giàu chính đáng.

Kỳ vọng chanh dây xuất khẩu sang thị trường Mỹ

Kỳ vọng chanh dây xuất khẩu sang thị trường Mỹ

(GLO)- Cùng với niềm vui được mùa, được giá, người trồng chanh dây trên địa bàn tỉnh rất vui mừng trước thông tin Việt Nam đang hoàn tất các thủ tục để xuất khẩu chanh dây sang thị trường Mỹ. Với việc thị trường mở rộng, người dân có niềm tin để tiếp tục gắn bó với loại cây này.
Nâng tầm giá trị hạt cà phê

Nâng tầm giá trị hạt cà phê

(GLO)- Minh bạch đầu vào, đảm bảo chất lượng đầu ra, từng bước nâng tầm giá trị hạt cà phê là hướng đi của nhiều doanh nghiệp, hợp tác xã ở Gia Lai để xây dựng ngành hàng cà phê bền vững, vươn tới các thị trường khó tính.

Trồng cây mắc ca: Đa lợi ích

Trồng cây mắc ca: Đa lợi ích

(GLO)- Tính đến ngày 14-8, toàn tỉnh Gia Lai mới trồng được trên 2.550 ha rừng (gần 2.050 ha rừng tập trung và hơn 500 ha cây phân tán), đạt 24,7% kế hoạch. Con số thống kê đó nói lên sự chậm trễ trong công tác chỉ đạo trồng rừng của các cấp chính quyền.
Nay Yer: Người uy tín làm kinh tế giỏi

Nay Yer: Người uy tín làm kinh tế giỏi

(GLO)- Những năm qua, ông Nay Yer (buôn Mi Hoan, xã Ia Hiao, huyện Phú Thiện, tỉnh Gia Lai) luôn được bà con yêu mến, tin tưởng. Bởi lẽ, ông là điển hình tiên tiến trong phát triển kinh tế và thường xuyên vận động, hướng dẫn bà con học tập làm theo.