Bụng to bất thường, người phụ nữ mang khối u buồng trứng khổng lồ

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
0:00 / 0:00
0:00
  • Nam miền Bắc
  • Nữ miền Bắc
  • Nữ miền Nam
  • Nam miền Nam
Thấy bụng to, đau, bà N.T.H (57 tuổi, Đan Phượng, Hà Nội) chỉ nghĩ mình béo. Tới khi bụng to bất thường, căng đau không chịu nổi, bà mới đi khám thì biết mình bị khối u "khủng" 7kg, nghi ung thư buồng trứng.

Bà N.T. H (57 tuổi, ở Đan Phượng, Hà Nội) nhập Bệnh viện Phụ sản Hà Nội trong tình trạng đau hạ vị, bụng căng to. Khai thác tiền sử bệnh, bác sĩ cho biết bệnh nhân có triệu chứng đau bụng dưới, bụng căng to nhưng do chủ quan không đi khám sức khỏe định kỳ.

Các bác sĩ phẫu thuật lấy ra khối u buồng trứng khổng lồ tới 7kg cho bệnh nhân.

Các bác sĩ phẫu thuật lấy ra khối u buồng trứng khổng lồ tới 7kg cho bệnh nhân.

Thời gian gần đây, bà thấy bụng to hơn, chướng bụng nên mới tìm đến Bệnh viện Phụ Sản Hà Nội để thăm khám. Sau khi làm xét nghiệm, chụp MRI ổ bụng, kết quả cho thấy khối đa thuỳ chiếm gần hết ổ bụng, trên siêu âm vượt quá kích thước đầu dò, hình ảnh nghĩ tới u buồng trứng ác tính.

Bà H được chẩn đoán khối u lớn buồng trứng, theo dõi ung thư buồng trứng và có chỉ định phẫu thuật.

Do khối u kích thước lớn lại giàu mạch máu nuôi dưỡng nên nguy cơ chảy máu rất cao trong mổ, các bác sĩ gây mê hồi sức đã chuẩn bị đầy đủ các phương án dự phòng sẵn sàng cấp cứu hồi sức cho bệnh nhân kịp thời.

Các bác sĩ đã phẫu thuật lấy ra khối u buồng trứng kích thước khoảng 30 cm nặng gần 7kg trong bụng bà H. Sau đó, bệnh nhân được chuyển theo dõi hậu phẫu tại Khoa Ung bướu phụ khoa.

Ung thư buồng trứng là một trong những bệnh ung thư sinh dục thường gặp nhất ở nữ giới, chỉ đứng sau ung thư cổ tử cung. Chỉ tính riêng tại Việt Nam, mỗi năm phát hiện khoảng 1.200 ca mới mắc ung thư buồng trứng. Căn bệnh này diễn tiến âm thầm, lặng lẽ, triệu chứng không rõ rệt và thường bị chị em phụ nữ bỏ qua.

Hầu hết các trường hợp xuất hiện ở độ tuổi mãn kinh, nhưng bệnh cũng có thể xảy ra ở độ tuổi trẻ hơn.

Các bác sĩ khuyến cáo, chị em thường xuyên khám sức khỏe định kỳ, khám phụ khoa, siêu âm buồng trứng để phát hiện sớm bệnh. Đặc biệt, khi có những dấu hiệu bất thường như đầy bụng hoặc đau bụng vùng khung chậu; ăn uống không ngon miệng; sút cân không rõ lý do; rối loạn đường tiêu hóa như buồn nôn, nôn, táo bón; ợ nóng; đau lưng; đi tiểu thường xuyên; hay mệt mỏi và cáu gắt; chu kỳ kinh nguyệt bất thường, chảy máu âm đạo sau bất thường sau mãn kinh; đau rát khi quan hệ tình dục thì đến ngay cơ sở y tế để thăm khám.

Có thể bạn quan tâm

Lợi ích của lá tía tô

Lợi ích của lá tía tô

(GLO)- Lá tía tô không chỉ được dùng làm gia vị mà còn là một vị thuốc bắc tương đối phổ biến, có giá trị dinh dưỡng và giá trị y học cao. Hơn nữa, đối với cơ thể con người, nếu ăn tía tô thường xuyên, đúng cách sẽ mang lại nhiều lợi ích hơn cho cơ thể.

Bác sĩ Phạm Tỵ: 10 lần được nhận bằng lao động sáng tạo

Bác sĩ Phạm Tỵ: 10 lần được nhận bằng lao động sáng tạo

(GLO)- Với tình yêu nghề và tinh thần lao động sáng tạo, Tiến sĩ-bác sĩ Phạm Tỵ-Trưởng khoa Phẫu thuật thần kinh cột sống (Bệnh viện Đa khoa tỉnh) được Tổng Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) Việt Nam trao tặng Bằng Lao động sáng tạo năm 2024. Đây là Bằng Lao động sáng tạo thứ 10 của bác sĩ Phạm Tỵ.
Đề xuất thanh toán bảo hiểm y tế cho điều trị vô sinh, hiếm muộn

Đề xuất thanh toán bảo hiểm y tế cho điều trị vô sinh, hiếm muộn

(GLO)- Tại dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Bảo hiểm y tế 2024 đang được lấy ý kiến của các bộ, ngành, địa phương, một số chuyên gia đề xuất việc thanh toán bảo hiểm y tế cho điều trị vô sinh, hiếm muộn bởi đây là gánh nặng, áp lực kinh tế mà nhiều gia đình Việt gặp phải.