Khoa học chỉ ra 4 loại nước ép đỏ giúp hạ huyết áp cao

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
Ngoài việc thay đổi chế độ ăn uống và lối sống, nghiên cứu cho thấy một số loại đồ uống có thể giúp hạ huyết áp và hỗ trợ sức khỏe tim mạch.

Huyết áp cao nếu không được kiểm soát, có thể dẫn đến các biến chứng như bệnh tim và đột quỵ. Vì vậy, điều trị huyết áp cao là rất quan trọng. Điều này bao gồm sử dụng thuốc, kết hợp với chế độ ăn uống và thay đổi lối sống.

Một trong những biện pháp phòng ngừa đầu tiên để chống lại huyết áp cao là chế độ ăn uống.

Ngoài một số loại thực phẩm có thể giúp hạ huyết áp, một số loại đồ uống cũng có thể hữu ích.

Sau đây là 4 loại nước ép đỏ và 2 loại đồ uống khác có thể giúp hạ huyết áp, dựa vào bằng chứng khoa học.

Nước ép củ dền giúp hạ huyết áp cao rất hiệu quả

Nước ép củ dền giúp hạ huyết áp cao rất hiệu quả

1. Nước ép củ dền. Đồ uống này không chỉ chứa nhiều loại vitamin, khoáng chất và hợp chất thực vật có lợi cho sức khỏe mà còn có thể giúp hạ huyết áp. Một nghiên cứu năm 2016 đã phát hiện ra rằng nước ép củ dền giúp hạ huyết áp cao rất hiệu quả, nhất là nước ép củ dền sống, theo chuyên trang sức khỏe Healthline.

2. Nước ép cà chua. Càng ngày càng có nhiều bằng chứng cho thấy uống 1 ly nước ép cà chua (240 ml) mỗi ngày có thể thúc đẩy sức khỏe tim mạch. Một nghiên cứu năm 2019 của Nhật đã nhận thấy những người có các yếu tố nguy cơ mắc bệnh tim, uống 1 ly nước ép cà chua mỗi ngày đã giảm cả huyết áp tâm thu và huyết áp tâm trương, cũng như cholesterol "xấu".

Các nghiên cứu gần đây cũng cho kết quả tương tự ở những người bị huyết áp cao giai đoạn 1 và phụ nữ mang thai.

Uống nước ép lựu có thể giúp hạ cả huyết áp tâm thu và huyết áp tâm trương

Uống nước ép lựu có thể giúp hạ cả huyết áp tâm thu và huyết áp tâm trương

3. Nước ép lựu. Lựu không chỉ giàu chất dinh dưỡng như folate và vitamin C mà còn có tác dụng chống viêm mạnh mẽ. Do đó, đồ uống này có thể góp phần vào chế độ ăn uống lành mạnh cho tim.

Một đánh giá năm 2023 về 14 thử nghiệm lâm sàng đã phát hiện uống nước ép lựu có thể giúp hạ cả huyết áp tâm thu và huyết áp tâm trương.

4. Nước ép dâu tây. Quả mọng như dâu tây, việt quất, nổi tiếng với đặc tính chống oxy hóa. Một bài đánh giá năm 2020 cho biết uống nước ép quả mọng có thể cải thiện huyết áp, theo Healthline.

Một bài đánh giá khác được công bố trên tạp chí khoa học Nature năm 2016 cho thấy tiêu thụ quả mọng làm giảm cả huyết áp tâm thu và cholesterol "xấu".

Trong cả hai bài đánh giá, các nhà nghiên cứu kết luận rằng quả mọng có thể có lợi cho tim mạch.

5. Sữa tách kem. Sữa ít béo và sữa chua ít béo là thành phần chính của chế độ ăn DASH - chế độ ăn được khuyến nghị để ngăn ngừa và điều trị huyết áp cao dựa trên khoa học.

Theo một nghiên cứu năm 2022, tăng cường tiêu thụ sữa ít béo cũng giúp giảm mức huyết áp tâm thu và huyết áp tâm trương.

6. Trà. Một bài đánh giá năm 2020 về các thử nghiệm có đối chứng ngẫu nhiên đã nhận thấy uống trà xanh hoặc trà đen lâu dài đều giúp giảm cả huyết áp tâm thu và huyết áp tâm trương. Đặc biệt, trà xanh hiệu quả hơn.

Một nghiên cứu khác năm 2019 cũng ủng hộ những phát hiện này.

Tuy nhiên, cần lưu ý là để gặt hái được kết quả, hãy tránh thêm đường vào các loại đồ uống trên. Và điều quan trọng là chỉ nên uống các loại đồ uống trên trong chừng mực, không được lạm dụng, và tốt nhất là bạn nên hỏi ý kiến bác sĩ trước khi dùng.

Theo Thiên Lan (TNO)

Có thể bạn quan tâm

1 chén dâu tây mỗi ngày giúp giảm mỡ máu lại tốt cho tim, não

1 chén dâu tây mỗi ngày giúp giảm mỡ máu lại tốt cho tim, não

Bệnh tim mạch vẫn là nguyên nhân gây tử vong hàng đầu trên toàn cầu nhưng nghiên cứu mới vừa được công bố trên tạp chí khoa học Critical Reviews in Food Science and Nutrition đã phát hiện một loại trái cây được yêu thích có thể thúc đẩy sức khỏe tim mạch và não bộ đồng thời kiểm soát mức cholesterol

Thiếu vitamin C gây hại thế nào cho cơ thể?

Thiếu vitamin C gây hại thế nào cho cơ thể?

Vitamin C là một trong những chất chống ô xy hóa quan trọng, giúp tăng cường khả năng miễn dịch và góp phần vào nhiều chức năng khác của cơ thể. Việc thiếu hụt vitamin C không những khiến hệ miễn dịch suy yếu mà còn gây nhiều tác động tiêu cực.