Cách uống hạt chia giảm mỡ bụng

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
Hạt chia là loại hạt mang lại nhiều lợi ích với sức khoẻ, đặc biệt là tác dụng trong việc giảm cân, dưới đây là cách uống hạt chia giảm mỡ bụng.

Tác dụng của hạt chia với sức khỏe

Theo Food Research, hạt chia là loại hạt ăn được xuất phát từ loài thực vật sa mạc Salvia hispanica, trồng chủ yếu ở Mexico có từ nền văn hóa Maya và Aztec. Theo ngôn ngữ “Maya” cổ thì từ “chia” mang hàm ý là “sức mạnh”, tượng trưng cho khả năng cung cấp năng lượng.

Hạt chia được sử dụng như loại thực phẩm bổ dưỡng và quan trọng trong chế độ ăn uống. Hạt chia là thực phẩm được xem là hỗ trợ ăn kiêng, giúp giảm cân hiệu quả.

Theo các chuyên gia dinh dưỡng, với hàm lượng chất xơ và chất chống oxy hóa cao, hạt chia giúp người dùng có cảm giác no lâu, hạn chế thèm ăn vặt trong ngày và tác động đến cân nặng của mỗi người (tùy theo thể trạng). Trung bình ước tính cứ 28,3 gam hạt chia chứa 139 calo, 4 gam protein, 9 gam chất béo, 12 gam carbohydrate và 11 gam chất xơ, cùng nhiều các vitamin và khoáng chất khác cần thiết cho sự phát triển của cơ thể chúng ta.

Nghiên cứu nhỏ vào năm 2014 với 26 người tham gia đã đánh giá sự giảm cân giữa nhóm sử dụng 35g bột hạt chia mỗi ngày so với nhóm dùng giả dược trong khoảng thời gian 12 tuần. Mặc dù kết quả không chỉ ra sự chênh lệch đáng kể về cân nặng giữa hai nhóm, nhưng các nhà khoa học lại quan sát thấy sự giảm cân nổi bật trong nhóm tiêu thụ hạt chia. Cụ thể, những người thừa cân và béo phì từ đầu nghiên cứu đã giảm được lượng cân đáng kể hơn so với những người chỉ hơi thừa cân khi nghiên cứu bắt đầu.

Hạt chia có tác dụng rất tốt trong việc giảm cân.

Hạt chia có tác dụng rất tốt trong việc giảm cân.

Một nghiên cứu khác xem xét khả năng hỗ trợ giảm cân của hạt chia với những người mắc bệnh tiểu đường loại 2. Tham gia nghiên cứu là 77 người bị thừa cân hoặc béo phì, tất cả đều tuân thủ chế độ ăn kiêng giảm calo trong vòng 6 tháng. Trong đó, một nhóm tiêu thụ hạt chia mỗi ngày còn nhóm còn lại sử dụng cám yến mạch làm thực phẩm kiểm soát.

Kết quả ghi nhận là những người không ăn hạt chia giảm được trung bình 0,3 kg, trong khi nhóm ăn hạt chia giảm trung bình 1,9 kg và cũng chứng kiến sự giảm chu vi vòng eo đáng kể so với nhóm đối chứng.

Các nghiên cứu này chỉ ra rằng hạt chia có khả năng hỗ trợ giảm cân trong bối cảnh của một chế độ ăn ít calo, nhưng cần thêm bằng chứng để củng cố cho nhận định này.

Ngoài khả năng hỗ trợ giảm cân, hạt chia còn mang lại nhiều lợi ích khác cho sức khỏe như cung cấp chất xơ, protein, omega-3 và các chất chống oxy hóa. Những thành phần này giúp tăng cường sức khỏe tổng quát, từ hỗ trợ tiêu hóa đến phòng chống một số bệnh tật.

Cách uống hạt chia giảm mỡ bụng

Trang EDH dẫn lời chuyên gia dinh dưỡng và ẩm thực người Nhật Bản Sachiko Horie chia sẻ rằng, tỷ lệ vàng để ngâm hạt chia trong nước là 1:6. Chuyên gia cho rằng nếu ngâm hạt chia và nước với nhau theo tỷ lệ 1:6 sẽ đạt trạng thái nhớt thích hợp nhất để ăn.

Bí quyết ngâm hạt chia là ngâm trong nước lạnh khoảng 10 phút và đợi cho đến khi hạt chia bớt cứng rồi khuấy đều. Ngoài ngâm cùng nước để uống, bạn có thể kết hợp cùng sữa tươi để tăng giá trị dinh dưỡng.

Những lưu ý khi ăn hạt chia

- Không tiêu thụ quá 10g hạt chia mỗi ngày.

- Không nên ăn hạt chia ở trạng thái hạt khô.

- Nên ngâm hạt chia trong nước nóng sẽ tốt hơn nước lạnh.

- Những người bị huyết áp thấp, rối loạn tiêu hóa, đột quỵ không nên dùng hạt chia.

Theo Thanh Thanh (Tổng hợp/VTC News)

Có thể bạn quan tâm

4 lợi ích của rau chân vịt khi ăn vào mùa đông

4 lợi ích của rau chân vịt khi ăn vào mùa đông

Rau chân vịt (còn gọi cải bó xôi, rau bina) được xem là siêu thực phẩm vào mùa đông vì chứa đủ các chất dinh dưỡng thiết yếu có thể ngăn ngừa các bệnh theo mùa và thúc đẩy sức khỏe tim mạch. Ngoài ra, loại rau này có lượng calo thấp nên rất phù hợp cho chế độ ăn giảm cân.

Thiếu vitamin C gây hại thế nào cho cơ thể?

Thiếu vitamin C gây hại thế nào cho cơ thể?

Vitamin C là một trong những chất chống ô xy hóa quan trọng, giúp tăng cường khả năng miễn dịch và góp phần vào nhiều chức năng khác của cơ thể. Việc thiếu hụt vitamin C không những khiến hệ miễn dịch suy yếu mà còn gây nhiều tác động tiêu cực.