Nhà báo cũng là người bảo vệ!

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
Trong bức thư "Gửi anh em văn hóa và trí thức Nam Bộ" vào tháng 5-1947, trong đó có các nhà báo, Chủ tịch Hồ Chí Minh viết: "Ngòi bút của các bạn cũng là những vũ khí sắc bén trong sự nghiệp phò chính, trừ tà…".

"Phò chính" có thể hiểu là bảo vệ chính nghĩa, chân lý, cái đúng đắn. Người làm báo nói chung đương nhiên phải bảo vệ lẽ phải, bảo vệ cái đúng. Đó là theo tinh thần "thấy đúng phải bảo vệ, thấy sai phải đấu tranh" mà Đảng ta và xã hội ta đang thực hiện trong thời gian qua.

Nhà báo cũng là người bảo vệ! (ảnh minh họa)

Nhà báo cũng là người bảo vệ! (ảnh minh họa)

Bảo vệ trước hết là bảo vệ những người yếu thế, những "thân cô thế cô" trong xã hội, những người có những khiếm khuyết, hạn chế nào đó, để giúp họ có thêm điều kiện vượt qua khó khăn, thử thách và sống tốt hơn. Trong thời gian dài vừa qua, nhiều người đã gửi thư, gửi đơn kêu cứu đến các cơ quan báo chí và mong được nhà báo đến tìm hiểu, giúp đỡ họ. Thực tế đã có nhiều trường hợp người làm báo đưa câu chuyện của những người yếu thế đó lên mặt báo để đánh động dư luận, để tác động đến các cơ quan chức năng, từ đó có giải pháp giúp đỡ họ một cách thiết thực và hiệu quả.

Hay trong hoạt động phòng chống tham nhũng, một số người đã gửi đơn thư đến tòa soạn các cơ quan báo chí, đến người làm báo để nhờ họ tiếp tục tìm hiểu, điều tra và đưa ra ánh sáng những vụ việc khuất tất, những trường hợp lợi dụng chức quyền để trục lợi cá nhân. Đồng thời qua đó, người dân mong muốn được báo chí và người làm báo bảo vệ. Không chỉ bảo vệ cá nhân họ mà còn bảo vệ lẽ phải, bảo vệ cái đúng, bảo vệ tài sản của nhân dân.

Bên cạnh đó, bảo vệ còn là bảo vệ những cái mới, cái sáng tạo có thể chưa có tiền lệ trong thực tiễn. Ví như những mô hình mới, những giải pháp mới, những cách thức mới chưa được thực tiễn kiểm nghiệm một cách đầy đủ nhưng có thể đem lại những kết quả tích cực cho người dân, cho xã hội. Đôi khi những cái mới đó có thể bị nghi ngờ, bị phản bác, thậm chí bị vùi dập thì chính người làm báo bằng thực tiễn và nhạy cảm của mình có thể lên tiếng góp phần bảo vệ những cái mới đó. Bởi vậy, Hội Nhà báo đã từng tổ chức Giải Báo chí nhân tố mới để đề cao những tác phẩm báo chí viết về những cá nhân, mô hình, giải pháp mới có tác dụng tích cực đối với các mặt đời sống xã hội.

Đương nhiên, một việc rất quan trọng là người làm báo phải bảo vệ những vấn đề mang tính nguyên tắc của xã hội như nền tảng lý luận, văn hóa, tập quán, đạo đức... Trước những thử thách phức tạp của các luồng thông tin, sự tiêm nhiễm của các dòng văn hóa ngoại lai, mặt trái của cơ chế thị trường, sự chống phá của các thế lực xấu thì sự bảo vệ của người làm báo đối với những vấn đề mang tính nguyên tắc đó là rất cần thiết và có tác dụng thúc đẩy toàn xã hội cùng tham gia bảo vệ.

Chúng ta cũng hiểu rằng người làm báo cần có dũng khí, có trách nhiệm, có bản lĩnh, có kiến thức... thì mới bảo vệ thực sự có hiệu quả. Do đó trước khi thực hiện yêu cầu "trừ tà" theo lời dạy của Bác Hồ, người làm báo cần phải thực hiện tốt việc "phò chính". Tức là tính chất bảo vệ của người làm báo phải được thực hiện đầy đủ thì việc "trừ tà" mới thực sự có tác dụng!

Có thể bạn quan tâm

Chiêu trò nguy hại

Chiêu trò nguy hại

Những ngày vừa qua, một cuộc tranh cãi đã diễn ra trên mạng xã hội, bắt nguồn từ nhiều ý kiến cá nhân trước một hoạt động của doanh nghiệp. Cuộc tranh cãi đã trở nên ồn ào, gây nhiều phản ứng hơn khi xuất hiện một làn sóng định hướng thông tin bằng phương pháp seeding.

Thể chế minh bạch

Thể chế minh bạch

Chính phủ sẽ phải nỗ lực nhiều hơn trong việc xây dựng thể chế, pháp luật nâng cao hiệu quả từ chi tiêu công đến hoạt động kiến tạo để doanh nghiệp phát triển.

Rạng rỡ Việt Nam

Rạng rỡ Việt Nam

Hôm nay, người dân TPHCM cùng cả nước hân hoan Lễ kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước - thành quả vĩ đại nhất trong sự nghiệp giải phóng dân tộc, bảo vệ Tổ quốc do Đảng ta và Chủ tịch Hồ Chí Minh lãnh đạo, trong niềm vui, tự hào và xúc động dâng trào.

Để giang sơn gấm vóc mãi mãi yên bình, cường thịnh

Để giang sơn gấm vóc mãi mãi yên bình, cường thịnh

(GLO)- Nửa thế kỷ hòa bình thống nhất là nửa thế kỷ xây dựng lại non sông từ vỡ vụn chiến tranh. Vượt qua những trở lực từ bên ngoài, dám nhìn nhận những sai lầm nội tại, chúng ta tiến hành công cuộc đổi mới và đạt được những thành tựu mà 40 năm trước, nhiều người không thể hình dung.

Tự hào là người Việt Nam

Tự hào là người Việt Nam

Mỗi người Việt Nam, dù ở đâu, cũng đều tự hào mình là con dân đất Việt, tự hào về một Việt Nam đang trên đà đổi mới, phát triển. Niềm tự hào đó chính là sức mạnh nội sinh, để mỗi người có thể góp sức mình làm “rạng danh đất nước” trong kỷ nguyên mới của dân tộc.

Hòa bình cho tất cả chúng ta

Hòa bình cho tất cả chúng ta

Trong những ngày cả nước hướng về đại lễ của dân tộc, câu chuyện hào hùng được tiếp nối qua bao thế hệ, người trẻ hôm nay kể về niềm tự hào bằng ngôn ngữ thế hệ gen Z, gen Y, những video, hình ảnh, bài viết ngập sắc cờ đỏ sao vàng phủ kín mạng xã hội.

Tương lai viết nên từ bản lĩnh văn hóa

Tương lai viết nên từ bản lĩnh văn hóa

Di sản nếu không được số hóa, không được kể lại theo cách của thời đại sẽ dần bị đứt gãy trong trí nhớ cộng đồng. Một thế hệ lớn lên không thấy được những giá trị đã tạo nên cội nguồn sẽ khó tìm thấy niềm tự hào, khó kiến tạo tương lai có chiều sâu văn hóa.

Tự hào là người Việt Nam

Tự hào là người Việt Nam

(GLO)- Càng đến gần lễ kỷ niệm 50 năm Ngày giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975-30/4/2025), không khí trên khắp mọi miền Tổ quốc lại càng thêm rộn ràng, náo nhiệt. Cờ đỏ sao vàng phấp phới tung bay. Gương mặt mỗi người con đất Việt cũng ánh lên niềm tự hào.