Gia Lai: Nâng cao tỷ lệ hộ dân khu vực đô thị sử dụng nước sạch

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
(GLO)- Với sự tích cực tuyên truyền của các cấp, ngành và sự nỗ lực của các doanh nghiệp trong mở rộng hệ thống đường ống cấp nước, toàn tỉnh Gia Lai đã có 75% số hộ dân ở khu vực đô thị được cung cấp nước sạch từ các công trình cấp nước tập trung.

Tỷ lệ hộ dân sử dụng nước sạch tăng cao

Nếu như vào năm 2020, tỷ lệ hộ dân sử dụng nước sạch từ công trình cấp nước tập trung của thành phố mới chỉ đạt 44,03%, thì đến nay, với sự nỗ lực trong tuyên truyền, vận động của các cấp chính quyền, số hộ dân khu vực đô thị của thành phố sử dụng nước sạch đã đạt gần 78%.

Đưa chúng tôi đi thăm một số hộ dân trên địa bàn, ông Lê Đăng Nguyên-Bí thư Chi bộ tổ dân phố 1 (phường Đống Đa, TP.Pleiku) cho biết: Toàn tổ hiện có 425 hộ với hơn 5.000 nhân khẩu. Nhận thức được tầm quan trọng của nước sạch đối với sức khỏe nên gần 100% hộ dân của tổ đã chuyển sang sử dụng nước sạch từ công trình cấp nước tập trung.

Nhận thức được tầm quan trọng của nước sạch, nhiều hộ dân tại TP. Pleiku đã chuyển từ nước giếng sang sử dụng nước sạch từ công trình cấp nước tập trung. Ảnh: Nhật Hào
Nhận thức được tầm quan trọng của nước sạch, nhiều hộ dân tại TP. Pleiku đã chuyển từ nước giếng sang sử dụng nước sạch từ công trình cấp nước tập trung. Ảnh: Nhật Hào

Nói về niềm vui khi được sử dụng nước sạch, bà Nguyễn Thị Lân (tổ 1, phường Đống Đa, TP. Pleiku) cho biết: “Khu vực chúng tôi sinh sống trũng thấp, các hộ xung quanh khi trồng rau màu thường sử dụng các loại thuốc bảo vệ thực vật nên chúng tôi lo ngại nguồn nước giếng không đảm bảo về chất lượng. Vì thế, khi Công ty cổ phần Cấp thoát nước Gia Lai đầu tư hệ thống đường ống để cấp nước cho khu vực này, người dân chúng tôi đã đăng ký sử dụng.

Tại huyện Krông Pa, với sự vào cuộc tuyên truyền của các cấp, ngành, đến nay đã có 99,5% hộ dân thị trấn Phú Túc đã đăng ký sử dụng nguồn nước sạch từ công trình cấp nước tập trung.

Ông Trần Văn Lương-Trưởng phòng Kinh tế-Hạ tầng huyện Krông Pa-cho biết: Để đạt được tỷ lệ này, UBND huyện thường xuyên chỉ đạo Trạm Cấp nước thị trấn Phú Túc quan tâm sửa chữa và mở rộng mạng lưới đường ống cấp nước để đảm bảo cấp nước cho người dân. Từ năm 2019 đến nay, Trạm đã mở rộng và nâng cấp 2,275 km đường ống với kinh phí hơn 339 triệu đồng, nâng tổng chiều dài hệ thống mạng lưới tuyến ống cung cấp nước sạch trên địa bàn huyện lên 103,6 km. Bên cạnh đó, từ nguồn vốn ngân sách, năm 2020, huyện cũng đã triển khai Dự án đầu tư hệ thống cấp nước sinh hoạt với tổng kinh phí hơn 3,8 tỷ đồng. Ngoài ra, huyện cũng đẩy mạnh tuyên truyền về lợi ích của nước sạch từ công trình cấp nước tập trung đối với sức khỏe. Nhờ vậy, người dân hiểu nên đã chuyển từ sử dụng nước giếng, nước suối sang sử dụng nước sạch…

Đến nay, huyện Krông Pa đã đạt tỷ lệ 99,5% hộ dân đô thị sử dụng nước sạch. Ảnh: Nhật Hào
Đến nay, huyện Krông Pa đã đạt tỷ lệ 99,5% hộ dân đô thị sử dụng nước sạch. Ảnh: Nhật Hào

Trao đổi với P.V, ông Lý Tấn Toàn-Phó Giám đốc Sở Xây dựng-cho biết, với sự nỗ lực của các cấp ngành và các doanh nghiệp cấp nước, đến cuối năm 2023, tỷ lệ dân số đô thị được cung cấp nước sạch qua hệ thống cấp nước tập trung trên địa bàn tỉnh đã đạt 75%. Trong đó, thị trấn Phú Túc (huyện Krông Pa) và thị xã Ayun Pa là 2 địa phương có tỷ lệ người dân sử dụng nước sạch đạt tỷ lệ gần 100%. Ngoài ra, các địa phương thực hiện tương đối tốt việc tăng tỷ lệ dân số đô thị được cung cấp nước sạch qua hệ thống cấp nước tập trung là TP. Pleiku và thị xã An Khê.

Tiếp tục nâng cao tỷ lệ hộ dân đô thị sử dụng nước sạch

Theo Quyết định số 762/QĐ-UBND ngày 16/12/2023 của UBND tỉnh về việc giao chỉ tiêu kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội năm 2024, tỷ lệ người dân đô thị sử dụng nước sạch từ công trình cấp nước tập trung trên toàn tỉnh đạt 80%. Để đạt kết quả này, các cấp ngành, doanh nghiệp cấp nước đang nỗ lực đầu tư mở rộng đường ống cấp nước cũng như tuyên truyền về lợi ích của nước sạch đến người dân.

Trưởng phòng Kinh tế-Hạ tầng huyện Krông Pa-cho biết thêm: Trạm cấp nước thị trấn Phú Túc có công suất thiết kế là 4.000 m³/ngày đêm, cung cấp nước sạch cho khu vực thị trấn và một số thôn, buôn của 2 xã Phú Cần, Chư Gu. Hiện nay, Trạm đang hoạt động vượt công suất là 4.032 m³/ngày đêm. Do đó, huyện đã xây dựng kế hoạch nâng công suất của Trạm cấp nước lên 6.000-8.000 m3/ngày đêm; đồng thời, chỉ đạo Trạm cấp nước điều tiết việc cấp nước để đảm bảo đủ nước cho người dân sử dụng. Ngoài ra, huyện cũng chỉ đạo thị trấn Phú Túc có biện pháp tuyên truyền để người dân hiểu lợi ích của việc sử dụng nước sạch và có kế hoạch hỗ trợ đấu nối miễn phí nhằm vận động người dân chuyển sang sử dụng nước sạch từ công trình cấp nước tập trung.

Theo kế hoạch, năm 2024, tỉnh Gia Lai phấn đấu nâng tỷ lệ hộ dân khu vực đô thị được cung cấp nước sạch đạt 80%. Ảnh: Nhật Hào.jpg
Theo kế hoạch, năm 2024, tỉnh Gia Lai phấn đấu nâng tỷ lệ hộ dân khu vực đô thị được cung cấp nước sạch đạt 80%. Ảnh: Nhật Hào.jpg

Trao đổi với P.V, ông Phạm Xuân Hào-Phó Tổng Giám đốc Công ty cổ phần Cấp thoát nước Gia Lai-thông tin: Để cung cấp nước sạch cho người dân, Công ty đã xây dựng kế hoạch 5 năm và định hướng 10 năm để mở rộng hệ thống cấp nước. Dựa theo kế hoạch này, hàng năm Công ty sẽ tiến hành mở rộng tuyến ống cấp nước. Bên cạnh đó, theo kiến nghị của Cử tri của các xã, phường về nhu cầu sử dụng nước hoặc kiến nghị lắp đặt ống cấp nước kết hợp cùng việc thi công đường, hẻm thì Công ty sẽ lập hồ sơ bổ sung thêm vào kế hoạch đầu tư. Đến nay, Công ty đã mở rộng đường ống cấp nước trên địa bàn TP. Pleiku là 380 km. Tới đây, Công ty sẽ tiếp tục mở rộng và phát triển hệ thống cấp nước sạch trên toàn địa bàn thành phố theo kế hoạch đã đề ra. Đồng thời, thực hiện chuyển đổi số để quản lý vận hành hệ thống cấp nước nhằm đảm bảo chất lượng và áp dụng các công nghệ mới trong quản lý và vận hành hệ thống cấp nước.

Ông Lý Tấn Toàn-Phó Giám đốc Sở Xây dựng-cho biết thêm: Ngay từ đầu năm, Sở Xây dựng đã triển khai lập kế hoạch để tổ chức thực hiện và đề nghị các địa phương hàng quý phải rà soát về tỷ lệ số hộ dân sử dụng nước sạch, có giải pháp nâng cao tỷ lệ dân số đô thị được cung cấp nước sạch qua hệ thống cấp nước tập trung. Tuy nhiên, khó khăn chung của các địa phương hiện nay là tỷ lệ phủ kín các tuyến ống thứ cấp tại các khu dân cư đô thị còn thấp. Trong khi đó, kinh phí đầu tư hệ thống đường ống lớn nhưng vốn đầu tư từ nguồn ngân sách còn hạn chế. Bên cạnh đó, nhiều hộ dân vẫn duy trì thói quen sử dụng các nước khác như nước giếng đào, giếng khoan, nước mưa nên tỷ lệ dân cư sử dụng nước sạch tăng chậm; một số thị trấn chưa có hệ thống nhà máy sản xuất nước sạch cũng ảnh hưởng đến tỷ lệ dân số đô thị được sử dụng nước sạch qua hệ thống cấp nước tập trung.

Đoàn công tác của Sở Xây dựng và Sở Tài nguyên và Môi trường kiểm tra hệ thống cấp nước tập trung tại huyện Chư Păh. Ảnh: Nhật Hào

Đoàn công tác của Sở Xây dựng và Sở Tài nguyên và Môi trường kiểm tra hệ thống cấp nước tập trung tại huyện Chư Păh. Ảnh: Nhật Hào

“Để nâng cao tỷ lệ hộ dân khu vực đô thị sử dụng nước sạch từ công trình cấp nước tập trung, Sở Xây dựng đề nghị các địa phương cần tiếp tục đẩy mạnh tuyên truyền bằng các chuyên đề cụ thể về lợi ích đảm bảo sức khỏe của việc sử dụng nước sạch đến người dân; có kế hoạch xây dựng lộ trình đầu tư, mở rộng và phát triển hệ thống cấp nước phù hợp với quy hoạch xây dựng, kế hoạch phát triển hệ thống cấp nước trên địa bàn quản lý. Ngoài ra, phối hợp với các ngành, địa phương chủ động bố trí nguồn lực và lồng ghép nhiều hình thức nhằm ưu tiên đầu tư hệ thống cấp nước sạch đảm bảo cung ứng đầy đủ, liên tục phục vụ nhu cầu sinh hoạt của nhân dân và phát triển kinh tế-xã hội trên địa bàn. Bên cạnh đó, cần nghiêm túc thực hiện Quyết định số 244/QĐUBND ngày 20/4/2021 của UBND tỉnh về việc phê duyệt kết quả Đề án Điều tra, đánh giá, khoanh định, công bố vùng hạn chế khai thác, sử dụng nước dưới đất trên địa bàn tỉnh Gia Lai đến năm 2030, tầm nhìn đến 2040; tổ chức thực hiện việc hạn chế hoặc ngừng khai thác các giếng đào, giếng khoan trong các khu vực đã được đấu nối với hệ thống cấp nước tập trung theo quy định"-Phó Giám đốc Sở Xây dựng nhấn mạnh.

Có thể bạn quan tâm

Quy hoạch tỉnh Bình Phước thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050: TẦM NHÌN MỚI, CƠ HỘI MỚI, GIÁ TRỊ MỚI

E-magazineQuy hoạch tỉnh Bình Phước thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050: TẦM NHÌN MỚI, CƠ HỘI MỚI, GIÁ TRỊ MỚI

VỚI TẦM NHÌN DÀI HẠN NHẰM PHÁT HUY HIỆU QUẢ CÁC LỢI THẾ CỦA TỈNH, QUY HOẠCH LÀ CĂN CỨ KHOA HỌC VÀ THỰC TIỄN ĐỂ BÌNH PHƯỚC SẮP XẾP, BỐ TRÍ HIỆU QUẢ CÁC KHÔNG GIAN PHÁT TRIỂN, HỆ THỐNG ĐÔ THỊ VÀ PHÂN BỐ DÂN CƯ, KẾT CẤU HẠ TẦNG, PHÂN BỔ ĐẤT ĐAI…

Gia Lai: Không ban hành văn bản quy phạm pháp luật đối với 4 loại giấy tờ về sở hữu đất và nhà ở

Gia Lai: Không ban hành văn bản quy phạm pháp luật đối với 4 loại giấy tờ về sở hữu đất và nhà ở

(GLO)- Ủy ban nhân dân tỉnh Gia Lai vừa thống nhất không ban hành văn bản quy phạm pháp luật theo quy định tại điểm n khoản 1 Điều 137 Luật Đất đai năm 2024 đối với 4 loại giấy tờ do UBND TP. Pleiku và Văn phòng Đăng ký đất đai chi nhánh thành phố đề xuất.

Gia đình bà Nguyễn Thị Kim Hương (tổ 2, phường Ngô Mây) tự nguyện tháo dỡ hàng rào, hiến đất để mở rộng đường. Ảnh: M.N

An Khê huy động nguồn lực hoàn thiện hạ tầng giao thông

(GLO)- Những năm qua, thị xã An Khê đã tập trung nguồn lực đầu tư phát triển hạ tầng giao thông từ nội thị đến nông thôn. Nhờ đó, mạng lưới giao thông được kết nối, đáp ứng nhu cầu giao thương hàng hóa, đi lại của người dân và giúp địa phương hoàn thành chỉ tiêu, nhiệm vụ phát triển kinh tế-xã hội.