“Làng văn hóa” trong trường nội trú huyện Ia Grai

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
0:00 / 0:00
0:00
  • Nam miền Bắc
  • Nữ miền Bắc
  • Nữ miền Nam
  • Nam miền Nam

(GLO)- Thầy và trò Trường THCS Dân tộc nội trú huyện Ia Grai (tỉnh Gia Lai) cùng gia đình các em học sinh vừa tạo nên ngày hội thấm đẫm phong vị văn hóa các dân tộc. Đây là năm thứ hai nhà trường tổ chức Ngày hội Văn hóa dân tộc giúp học sinh đến gần hơn với di sản.

Hiểu để yêu văn hóa dân tộc

Màn trình diễn cồng chiêng của học sinh Trường THCS Dân tộc nội trú huyện Ia Grai trước khuôn viên nhà rông là kết quả sau một thời gian luyện tập miệt mài, say sưa. Đông đảo phụ huynh chứng kiến màn trình diễn ấy không khỏi thích thú, xúc động. Các em học sinh cũng không giấu niềm tự hào và hứng khởi.

Trong ngày hội này, các em là nhân vật chính của mọi hoạt động, thỏa thích vui chơi và thể hiện những gì mình hiểu biết về văn hóa dân tộc.

Sôi động nhất ngày hội là không gian các trò chơi dân gian. Từ trò bịt mắt đập niêu, nhảy bao bố đến trò chơi ô ăn quan, các em đều hết sức hào hứng. Bên cạnh đó, những bức vẽ của học sinh được lồng khung kính trang trọng, trưng bày dọc lối đi khiến không gian thêm phần sinh động. Những nét vẽ có khi ngây ngô, hồn nhiên nhưng thấm hơi thở cuộc sống.

Không gian các trò chơi dân gian. Ảnh: M.C

Không gian các trò chơi dân gian. Ảnh: M.C

Em Ksor Thư (lớp 6) là tác giả bức tranh về người phụ nữ giã gạo dưới hiên nhà sàn, bên dưới tán cây kơ nia tỏa bóng tròn như quả trứng gà. Em giới thiệu: “Đây là không gian làng O (xã Ia O) của em. Còn bóng cây kơ nia thì em nghe người già tả lại và vẽ theo tưởng tượng. Mỗi tuần em về nhà 1 lần nên đây là bức vẽ về nỗi nhớ làng của em”.

Cũng tại ngày hội, Câu lạc bộ Đan móc len của trường giới thiệu các sản phẩm thủ công của học sinh. Em Rơ Mah Thư-Học sinh lớp 8, thành viên Câu lạc bộ-hào hứng: “Thành viên Câu lạc bộ có các bạn người Jrai, Bahnar, Mường… Ai cũng khéo tay, móc được túi xách, hoa tai, móc khóa, băng đô cài đầu.

Tại ngày hội, các sản phẩm được bán gần hết. Đây là năm thứ hai nhà trường tổ chức ngày hội. Em được tham gia các trò chơi của các dân tộc phía Bắc như nhảy sạp, thưởng thức món ăn ngon. Học sinh dân tộc nào cũng mặc trang phục truyền thống rất đẹp”.

Học sinh hòa tấu nhạc cụ dân tộc trong đêm hội. Ảnh: M.C

Học sinh hòa tấu nhạc cụ dân tộc trong đêm hội. Ảnh: M.C

Còn em Siu H’Trà My (lớp 6) thì cho hay: “Nhà em ở xã Ia Khai. Đây là năm đầu tiên em vào học nội trú và rất thích các hoạt động ở trường. Ngoài kiến thức, em còn tham gia trồng rau, được dạy móc len, hát dân ca, vẽ tranh và nhiều hoạt động văn hóa khác. Em rất vui khi được học tập và sinh hoạt cùng các bạn học sinh dân tộc khác. Ngày hội là dịp để học sinh toàn trường thể hiện năng khiếu và hiểu biết của mình về văn hóa”.

“Làng văn hóa” nội trú

Sáng kiến tổ chức ngày hội văn hóa dân tộc của Trường THCS Dân tộc nội trú huyện Ia Grai nhận được sự ủng hộ hết mình của phụ huynh lẫn học sinh. Một dãy nhà rông, nhà sàn do phụ huynh học sinh thuộc 11 xã, thị trấn dựng nên ở một góc khuôn viên tạo không gian văn hóa đặc trưng. Sự xuất hiện của cối giã gạo, các loạt hạt giống, bếp lửa, chiêng, trống… mang đến không gian sinh hoạt quen thuộc của mỗi ngôi nhà.

Ông Phạm Văn Đại-Trưởng phòng Giáo dục và Đào tạo huyện Ia Grai: “Trường THCS Dân tộc nội trú huyện tổ chức nhiều hoạt động sáng tạo nhằm giáo dục truyền thống văn hóa cho học sinh. Khơi dậy tình yêu với văn hóa cho học sinh cũng là khơi dậy lòng yêu nước, yêu quê hương. Thế hệ trẻ bằng tri thức, tình yêu di sản sẽ càng có ý thức trách nhiệm bảo tồn và phát huy vốn quý của cha ông”.

Anh Puih Hoeng (làng Kmông, xã Ia Tô) cho biết: “Nhà trường tổ chức nhiều hoạt động khuyến khích học sinh gìn giữ di sản văn hóa và chúng tôi luôn sẵn sàng hỗ trợ. Xã có hơn 10 gia đình có con đang học nội trú, mỗi gia đình góp một ít vật liệu để làm mô hình nhà rông.

Ngoài dựng nhà rông truyền thống, tôi còn tự tay làm một cây nêu. Đời sống của người Jrai không tách rời với nhà sàn và các lễ hội truyền thống. Tôi mong muốn các con không quên điều này”.

Anh Hoeng cho biết thêm: Con gái lớn là Siu Hoa từng học tại Trường THCS Dân tộc nội trú huyện. Hiện nay, Siu Hoa đã tốt nghiệp Trường Đại học Quy Nhơn. Con gái nhỏ là Siu Sen đang học lớp 6.

“Tôi rất an tâm khi con được học tập trong môi trường này, vừa được học kiến thức, vừa được giáo dục truyền thống văn hóa rất tốt”-anh nói.

Không gian ẩm thực. Ảnh: M.C

Không gian ẩm thực. Ảnh: M.C

Tại ngày hội, không gian ẩm thực truyền thống của các dân tộc Jrai, Bahnar, Mông, Mường, Tày, Nùng… do phụ huynh đảm trách luôn thu hút sự quan tâm của nhiều người. Mỗi dân tộc đều có những món ẩm thực đặc sắc, hấp dẫn.

Bà Lê Thị Hương (dân tộc Mường, làng Organg, xã Ia Pếch) cho biết: “Người Mường có những món truyền thống như: môn nấu da trâu, thịt gà nấu măng chua… Tại ngày hội này, chúng tôi muốn giới thiệu truyền thống văn hóa của dân tộc Mường qua món ăn. Để dù sinh sống ở đâu, con cháu chúng tôi vẫn nhớ về nó, biết chế biến nó và luôn tự hào với bản sắc của dân tộc mình”.

Trò chuyện cùng P.V, thầy Trần Anh Vũ-Phó Hiệu trưởng nhà trường-thông tin: Trường có 150 học sinh thuộc 8 dân tộc. Nhà trường tổ chức ngày hội nhằm tạo cơ hội cho học sinh tìm hiểu về bản sắc văn hóa mỗi dân tộc, khuyến khích các em thể hiện năng khiếu, tham gia các trò chơi, văn nghệ, tìm hiểu văn hóa của dân tộc mình. Từ đó tạo cho các em sự hứng thú trong học tập và tham gia các hoạt động khác.

Có thể bạn quan tâm

Tình thương riêng dành học trò vùng khó - Kỳ cuối: Trở về nối nhịp yêu thương

E-magazineTình thương riêng dành học trò vùng khó - Kỳ cuối: Trở về nối nhịp yêu thương

(GLO)- Hành trình thắp sáng ước mơ tri thức cho học sinh dân tộc thiểu số (DTTS) ở Gia Lai có sự tham gia của không ít thầy cô giáo từng lớn lên từ làng. Ý thức mạnh mẽ về giá trị của việc học, họ quyết tâm quay trở về nơi mình bắt đầu để chung tay dìu dắt, “truyền lửa” và lan tỏa tình yêu con chữ.
Sẵn sàng bước vào năm học mới

Gia Lai sẵn sàng bước vào năm học mới

(GLO)- Với sự chủ động trong công tác chuẩn bị từ cơ sở vật chất đến huy động học sinh ra lớp, tới thời điểm này, các cơ sở giáo dục trên địa bàn tỉnh Gia Lai đã sẵn sàng bước vào năm học 2024-2025 cùng quyết tâm thực hiện tốt chủ đề “Đổi mới sáng tạo, nâng cao chất lượng, đoàn kết kỷ cương”.

Những món quà ý nghĩa trong mùa khai trường

Những món quà ý nghĩa trong mùa khai trường


(GLO)- Bàn ghế, sách vở, đồ dùng học tập…là những món quà thiết thực mà các cơ quan, đơn vị, tổ chức, doanh nghiệp, Mạnh Thường Quân gửi trao đến nhà trường, học sinh có hoàn cảnh khó khăn trên địa bàn tỉnh Gia Lai trước thềm năm học mới với ý nghĩa chung tay xây dựng xã hội học tập.

Trái tim của thầy giáo Sang

Trái tim của thầy giáo Sang

Tính đến tháng 8.2024, anh Trương Chấn Sang (28 tuổi, giáo viên tiếng Anh Trường TH-THCS-THPT Phan Chu Trinh, TP.Dĩ An, Bình Dương) đã tặng được hơn 3.000 chiếc ba lô, 1.000 áo ấm, cùng 100 suất học bổng (khoảng 50 triệu đồng) cho các em học sinh khó khăn ở nhiều tỉnh thành, vùng miền.
Huyện Đoàn Ia Pa phối hợp tổ chức chương trình “Tiếp sức đến trường và Trung thu sớm” cho các em học sinh Trường Tiểu học và THCS Quang Trung (xã Ia Broăi). Ảnh: Vũ Chi

Ia Pa huy động nguồn lực tiếp sức học sinh nghèo mùa tựu trường

(GLO)- Với mục tiêu không để học sinh nghèo, học sinh có hoàn cảnh khó khăn phải bỏ học, các ban, ngành, đoàn thể huyện Ia Pa (tỉnh Gia Lai) tổ chức nhiều hoạt động tiếp sức đến trường. Mỗi suất học bổng, chiếc xe đạp, cặp sách…là động lực để những “mầm xanh” tiếp tục nuôi dưỡng ước mơ con chữ.
Lớp học chạy bộ miễn phí của cô giáo làng

Lớp học chạy bộ miễn phí của cô giáo làng

(GLO)- Trong làng chạy bộ Gia Lai, Nguyễn Thị Duyên (SN 1990, thôn Chư Đông, xã Chư Gu, huyện Krông Pa) là vận động viên cừ khôi với nhiều thành tích đáng nể. Không những vậy, cô giáo làng còn mở lớp dạy chạy bộ miễn phí với mong muốn thắp lên niềm đam mê cho các em nhỏ vùng “chảo lửa” Krông Pa.