Trường học đầu tiên tại Việt Nam đào tạo về trí tuệ nhân tạo

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
Học viện Công nghệ Bưu chính Viễn thông là trường ĐH đầu tiên tại Việt Nam có khoa trí tuệ nhân tạo (AI). Chương trình đào tạo AI sẽ được cập nhật liên tục, sát với các chương trình giảng dạy về AI của các đại học trên thế giới.

Ngày 28-8, Học viện Công nghệ Bưu chính Viễn thông vừa công bố nghị quyết thành lập và ra mắt Khoa Trí tuệ nhân tạo.

Lãnh đạo Bộ Thông tin Truyền thông và Học viện Bưu chính Viễn thông bấm nút ra mắt Khoa Trí tuệ nhân tạo.

Lãnh đạo Bộ Thông tin Truyền thông và Học viện Bưu chính Viễn thông bấm nút ra mắt Khoa Trí tuệ nhân tạo.

Phát biểu tại buổi lễ, Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông Nguyễn Mạnh Hùng gửi lời chúc mừng đến thầy và trò của học viện, đồng thời, mong rằng học viện sẽ gặt hái được nhiều thành công, góp phần quan trọng vào sự phát triển lĩnh vực AI của Việt Nam.

Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng cũng nhấn mạnh chương trình đào tạo của học viện cần được cập nhật liên tục, theo sát tình hình quốc tế, các chương trình giảng dạy về AI của các đại học trên thế giới.

Bộ trưởng Bộ Thông tin Truyền thông phát biểu tại buổi lễ quyết định thành lập và ra mắt Khoa Trí tuệ nhân tạo, Học viện Bưu chính Viễn thông.

Bộ trưởng Bộ Thông tin Truyền thông phát biểu tại buổi lễ quyết định thành lập và ra mắt Khoa Trí tuệ nhân tạo, Học viện Bưu chính Viễn thông.

"AI là mới với tất cả các nước, Việt Nam không phải là nước theo sau, bởi vậy, không có lý do gì để học viện theo sau. Cùng với đó, học viện phải tích cực hợp tác với các doanh nghiệp AI trong nước và quốc tế. Đào tạo nhân lực AI thì phải kết hợp đào tạo đại học, cao học, tiến sĩ và đào tạo lại. Các kỹ sư điện tử, viễn thông, công nghệ thông tin, có thể reskill để trở thành kỹ sư AI, để đáp ứng nhanh nhu cầu về nhân lực AI trong ngắn hạn" - bộ trưởng nói.

Đối với sinh viên AI của học viện, bộ trưởng cho rằng các sinh viên có thể tự hào, và cần phải tự hào là những sinh viên AI đầu tiên của Việt Nam. "Các bạn là thế hệ tiên phong của một lĩnh vực tiên phong. Hãy tận dụng mọi cơ hội để học hỏi. Người mở đường thì sẽ không có giới hạn, không bị giới hạn, vì chưa có định nghĩa" - bộ trưởng nhắn nhủ.

Theo ông Hùng, AI là để phục vụ sự thịnh vượng và hạnh phúc con người. Tuy nhiên, phải đảm bảo sự minh bạch, công bằng và không phân biệt đối xử, tôn trọng các giá trị đạo đức, quyền con người, bảo vệ quyền riêng tư, tiếp cận bao trùm, đảm bảo an ninh và bảo mật, kiểm soát được, quản lý dựa trên rủi ro, đổi mới có trách nhiệm và khuyến khích hợp tác quốc tế.

Cũng tại buổi lễ, GS-TS Từ Minh Phương, Chủ tịch Hội đồng Học viện Công nghệ Bưu chính Viễn thông cho biết Khoa AI ra đời không chỉ là nơi đào tạo những chuyên gia hàng đầu trong lĩnh vực AI, mà còn là trung tâm nghiên cứu và phát triển những giải pháp công nghệ tiên tiến nhất, đáp ứng nhu cầu cấp bách của xã hội với nhu cầu nhân lực trong ngành AI liên tục tăng cao.

"Học viện nỗ lực sẽ trở thành đơn vị số 1 đào tạo AI của cả nước về nghiên cứu, chất lượng đào tạo. Đồng thời, phấn đấu từ năm 2025-2035 sẽ nằm trong top 400-450 trường đại học hàng đầu thế giới về nghiên cứu AI" - GS Phương nói.

Đồng thời, GS. TS. Từ Minh Phương cũng cho biết Học viện đẩy mạnh hoạt động của các Phòng Lab nghiên cứu chuyên sâu về AI theo hướng xuất sắc và chất lượng công bố ấn phẩm khoa học theo chuẩn mực quốc tế; mở rộng sự hợp tác với các nhóm nghiên cứu mạnh trên thế giới về AI trong khi tiếp tục hỗ trợ, hợp tác phát triển các sản phẩm AI với các tập đoàn công nghệ lớn.

PGS-TS Phạm Văn Cường, Trưởng Khoa AI cho biết chương trình đào tạo ngành AI của học viện được xây dựng theo chuẩn mực quốc tế với 2 mảng chính gồm: Học máy và AI ứng dụng dựa trên các chương trình đào tạo của một số trường đại học như Stanford University, Carnegie Mellon University.

Chương trình cũng bao gồm 1 học kỳ thực tập tại doanh nghiệp hàng đầu về AI trong nước và nước ngoài. Sinh viên học ngành AI tại học viện còn được dẫn dắt bởi các chuyên gia thỉnh giảng giàu kinh nghiệm đến từ các trường đại học lớn trên thế giới như: Stanford, MIT, Deakin, UC David, JAIST, KAIST… và các công ty công nghệ lớn như NVIDIA, Intel, Microsoft, Amazon, Meta, VinAI, FPT, Samsung, NAVER...

Theo Hải Yến (NLĐO, ảnh: Học viện Bưu chính Viễn thông)

Có thể bạn quan tâm

Bí quyết giỏi ngoại ngữ của nam sinh Gia Lai từng "mất gốc" tiếng Anh

Bí quyết giỏi ngoại ngữ của nam sinh Gia Lai từng "mất gốc" tiếng Anh

(GLO)- Từ một người "mất gốc" tiếng Anh, em Phạm Anh Kiệt-Lớp 11C5, Trường THPT Lê Lợi (TP. Pleiku, tỉnh Gia Lai) đã có sự bứt phá đầy ấn tượng. Ngoài nâng điểm trung bình môn lên trên 9, nam sinh này còn trở thành "thủ lĩnh" CLB tiếng Anh của trường và MC Anh ngữ cho nhiều chương trình ngoại khóa.

'Lớp học đảo ngược' với ChatGPT

'Lớp học đảo ngược' với ChatGPT

Chẳng còn gì ngạc nhiên khi nghe chuyện học trò sử dụng ChatGPT và có thể là nhiều hỗ trợ AI khác nữa để "xử đẹp" các bài tập môn này môn kia. Nhưng cũng chẳng có lý do gì để đặt ra chuyện cấm dùng những hỗ trợ đó.

Chuyện về “đại sứ văn hóa đọc” Bùi Phạm Thùy Linh

Chuyện về “đại sứ văn hóa đọc” Bùi Phạm Thùy Linh

(GLO)- Cuối tháng 10 vừa qua, Bộ Văn hóa-Thể thao và Du lịch tổ chức lễ tổng kết và trao giải Đại sứ văn hóa đọc năm 2024. em Bùi Phạm Thùy Linh-Học sinh lớp 5A, Trường Tiểu học Kim Đồng (thị trấn Ia Kha, huyện Ia Grai) đã đạt giải nhì toàn quốc và giải “Truyện ngắn khuyến đọc hay nhất”.

Thầy giáo 'Idol'

Thầy giáo 'Idol'

Ở Trường Tiểu học Võ Thị Sáu, xã Hỏa Lựu, thành phố Vị Thanh, tỉnh Hậu Giang, học sinh gọi thầy giáo Phùng Văn Tráng, SN 1990, Bí thư Đoàn trường, là Idol (thần tượng). Không chỉ dạy giỏi, thầy luôn “sống cho đi”, giản dị.