Emagazine

E-magazine Tình thương riêng dành học trò vùng khó - Kỳ 2: "Người cha đặc biệt" của trò nghèo

Pờ Tó là một trong những xã vùng sâu của huyện Ia Pa. Tháng 11-2023, một thầy giáo công tác tại địa phương này đã được tôn vinh trong chương trình “Chia sẻ cùng thầy cô” do Trung ương Hội LHTN Việt Nam phối hợp với Bộ Giáo dục và Đào tạo, Ủy ban Dân tộc tổ chức. Đó là thầy Vũ Văn Tùng-giáo viên Trường Tiểu học và THCS Đinh Núp. Thầy còn được Bộ Giáo dục và Đào tạo vinh danh nhà giáo tiêu biểu nhân kỷ niệm 41 năm Ngày Nhà giáo Việt Nam 20-11; được Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam vinh danh trong chương trình “Vinh quang Việt Nam” năm 2024.

Đều đặn 3 năm qua, vào 4 giờ 30 phút mỗi ngày, thầy giáo Tùng lại khởi hành với chiếc xe máy từ nhà (xã Chư Băh, thị xã Ayun Pa) đến trường. Trên quãng đường dài 40 km ấy, thầy ghé vào tiệm bánh mì để lấy phần ăn sáng cho hơn 200 học sinh. 6 giờ sáng, các em đã xếp hàng ngay ngắn, háo hức nhận những ổ bánh mì nóng hổi từ tay thầy giáo.

Từ ý tưởng của thầy, một chủ lò bánh mì đã nhận hỗ trợ 60 ổ bánh mì để phát vào sáng thứ 2. Bánh ít, trò đông, các em phải bẻ đôi, bẻ ba để chia nhau. Thương học trò, thầy Tùng trích tiền lương của mình để mua đủ bánh mì phát cho hơn 200 em vào các ngày thứ 2, 4, 6 hàng tuần.

Dần dần, “Tủ bánh mì 0 đồng” nhận được sự ủng hộ thường xuyên của các nhà hảo tâm. Từ những ổ bánh mì không, các em được thưởng thức bánh mì có sữa, xúc xích; thỉnh thoảng thay thế bằng bánh bao. Kinh phí mua bánh mì để phát cho học sinh khoảng 1 triệu đồng/buổi. 6 giờ 30 phút sáng, việc phát bánh mì kết thúc, thầy Tùng quay lại công việc chuyên môn của một giáo viên Lịch sử.

Lo cho học sinh no cái bụng xong, thầy Tùng lại nhìn ra những vấn đề khác để níu chân học trò vùng khó đến lớp, đó là sinh kế, là nơi trú ngụ. Từ năm 2021 đến nay, thầy đã kết nối nguồn lực để tặng 16 mô hình sinh kế, 4 căn nhà và hàng ngàn suất quà, hàng chục tấn gạo cho học trò nghèo.

Thầy Vũ Văn Tùng-Giáo viên Trường Tiểu học và THCS Đinh Núp (xã Pờ Tó, huyện Ia Pa) dành tình yêu thương cho học sinh dân tộc thiểu số. Clip: Nhóm P.V

Mọi sự “tiếp sức” của giáo viên đều hy vọng trò nghèo chuyên cần đến lớp, vượt khó học tốt. Không nằm ngoài mục tiêu đó, từ tháng 7-2024, thầy Nguyễn Đắc Kiên Bình-giáo viên Trường Tiểu học Hùng Vương (thị trấn Chư Prông, huyện Chư Prông) đã khởi xướng một dự án mang tên “Hy vọng” nhằm giúp học sinh mồ côi ở huyện biên giới này có thêm cơ hội đến trường.

Triển khai dự án trên, thầy Bình đã kết nối với các nhà hảo tâm, Bí thư Đoàn các xã, thị trấn trên địa bàn huyện khảo sát, nắm bắt hoàn cảnh của từng em. Mỗi học sinh được lập một mã số riêng, ứng với thông tin chi tiết về hoàn cảnh, địa chỉ, hình ảnh nhận diện. Một mã số sẽ có 10 nhà hảo tâm nhận giúp đỡ; mỗi người ủng hộ 100 ngàn đồng/tháng cho 1 trường hợp. Để công khai, minh bạch, dự án lập nhóm Zalo cho mỗi mã số để các nhà hảo tâm thuận tiện theo dõi hoạt động thăm hỏi, trao tiền hỗ trợ.

Nhờ sự kết nối của thầy Bình, trước thềm năm học mới, 23 học sinh trên địa bàn huyện Chư Prông đã được nhận được trợ giúp với kinh phí 1 triệu đồng/tháng/em.

Hơn 20 năm gắn bó giáo dục vùng khó, thầy Nguyễn Văn Hào-Hiệu trưởng Trường Tiểu học và THCS Lê Lợi (xã Đak Tơ Pang, huyện Kông Chro) đã thấu cảm tất thảy những thiếu thốn, nhọc nhằn của học sinh nơi đây. Dù ở cương vị nào, thầy Hào cũng luôn đau đáu tìm cách để “tiếp sức” cho học sinh tới trường.

Ngoài chung tay cùng với tập thể sư phạm nhà trường kêu gọi hỗ trợ sách giáo khoa, vở trắng, đồ dùng học tập… cho học sinh khó khăn trước thềm năm học mới, hơn 3 năm qua, thầy Hào còn kết nối thành công với các Mạnh Thường Quân để hỗ trợ bữa ăn trưa cho các em học 2 buổi/ngày theo Chương trình giáo dục phổ thông 2018.

Trước tình hình đó, một cô giáo trong trường đã khởi xướng nấu ăn trưa cho học sinh. Cô tự bỏ tiền mua bếp, nồi cơm, chén, đũa… để nhờ tại nhà thôn trưởng rồi nấu ăn cho học sinh lớp mình chủ nhiệm. Thấy được tâm huyết của giáo viên, thầy Hào đã lan tỏa hình ảnh này trên mạng xã hội và đón nhận được sự hỗ trợ của Quỹ thiện nguyện “Kết nối yêu thương” do 2 cựu học sinh Trường THPT chuyên Hùng Vương (TP. Pleiku) thành lập.

Theo đó, năm học 2021-2022, Quỹ đã hỗ trợ kinh phí nấu ăn cho 70 học sinh Bahnar học 2 buổi/ngày nhằm động viên các em tới lớp. Đến năm học 2022-2023, số học sinh được Quỹ hỗ trợ kinh phí ăn trưa là 136 em và tiếp tục tăng lên 193 em trong năm học 2023-2024. Nhà trường tận dụng phòng học dư, thềm hè để làm nơi ăn trưa cho học sinh; riêng bàn ghế ngồi do các nhà hảo tâm tài trợ.

Gắn bó với Trường Tiểu học và THCS Đinh Núp từ ngày mới thành lập với vô vàn gian khó cũng là ngần ấy năm, tình thương mà thầy Tùng dành cho học trò nghèo không ngừng được nhân lên. Để rồi, “quả ngọt” của sự nỗ lực ấy chính là việc không còn học sinh nào nghỉ học giữa chừng.

Em Nay H’Lại (lớp 7) là một học trò từng được thầy Tùng tiếp sức đến trường. Gia cảnh khó khăn khiến H’Lại đang học tốt bỗng lơ là đến trường để ở nhà phụ giúp bố mẹ việc nương rẫy. Hay tin, thầy Tùng đến tận nhà để thuyết phục H’Lại từ bỏ ý định, bởi chỉ đi học thì mới có cơ hội thay đổi cuộc sống khốn khó.

Thấy ngôi nhà sàn của gia đình em xập xệ, xuống cấp, thầy Tùng kết nối với nhà hảo tâm xây tặng ngôi nhà sàn rộng hơn 40m2 trị giá 80 triệu đồng. Từ sự động viên của thầy Tùng, H’Lại bắt đầu chăm chỉ học tập trở lại, trở thành một trong những học sinh có điểm tổng kết cao trong năm học 2023-2024.

Nhắc đến tâm huyết với trò nghèo của người đồng nghiệp, thầy Lê Công Tấn-Hiệu trưởng Trường Tiểu học và THCS Đinh Núp không giấu được khâm phục: “Nhà thầy Tùng cách trường 40 km, đến trường từ lúc 4 rưỡi sáng, nhiều lúc về tới nhà khi trời đã gần khuya. Thời gian dành cho học trò nhiều gấp mấy lần thời gian dành cho gia đình. Năm 2022, thầy Tùng có cơ hội về công tác tại một trường học gần nhà, song vì tình thương với học trò, thầy đã từ chối.

Với những học trò mồ côi, chặng đường đến trường càng gian nan gấp bội. Đơn cử như trường hợp của em Ksor Đuin (lớp 2; Trường Tiểu học Đoàn Thị Điểm, xã Ia Me, huyện Chư Prông). Mẹ mất sớm, bố lập gia đình mới, Đuin cùng chị gái phải dựa vào nhau để vượt qua nỗi buồn và bao khó khăn. Người chị mải lo bươn chải kiếm tiền trang trải cuộc sống nên ít quan tâm đến việc học tập của em gái. Nắm bắt hoàn cảnh, thầy Bình cùng dự án “Hy vọng” đã hỗ trợ em Đuin mỗi tháng 1 triệu đồng và duy trì đến khi em đủ 18 tuổi.

Thầy giáo Nguyễn Đắc Kiên Bình cùng các thành viên Dự án “Hy vọng” đến thăm và trao tiền hỗ trợ cho em Ksor Đuin (làng Đê, xã Ia Me, huyện Chư Prông). Clip: Nhóm P.V

Cùng với dự án “Hy vọng”, trong 12 năm gắn bó với nghề giáo, thầy Bình đã kết nối với các nhà hảo tâm trao tặng hơn 10.000 phần quà cho học sinh; xây dựng 30 ngôi nhà cho học sinh khó khăn. Tại các trường học, thầy kết nối thực hiện 11 “giọt nước tình thương” bằng hình thức: khoan giếng, lắp bồn rửa tay, máy bơm. Tổng kinh phí thực hiện các hoạt động hỗ trợ giáo dục của thầy hơn 4 tỷ đồng.

Năm học này, Trường Tiểu học và THCS Lê Lợi có 334 học sinh (trong đó có 331 em dân tộc Bahnar). Trò chuyện với chúng tôi, thầy Hào phấn khởi cho biết, nhà trường đã kết nối thành công với 1 công ty ở Hà Nội hỗ trợ 14 triệu đồng tiền mặt/tháng để tặng quà cho 22 em học sinh khó khăn nhất của trường và nấu bữa ăn trưa cho học sinh tiểu học.

Đơn cử như trường hợp của em Đinh Thị Nguyệt. Mồ côi cả cha lẫn mẹ, gia cảnh khó khăn khiến Nguyệt có ý định bỏ học từ đầu năm học lớp 8. Tuy nhiên, nhờ số tiền hỗ trợ 250 ngàn đồng/tháng của các nhà hảo tâm, Nguyệt đã tiếp tục đến lớp, hoàn thành chương trình THCS. Hiện em đang theo học lớp 11 tại Trường THPT Dân tộc Nội trú Đông Gia Lai (thị xã An Khê). Mặt khác, khi áp dụng mô hình ăn trưa, tỷ lệ chuyên cần của học sinh cấp tiểu học đạt gần 100% (trước đây khoảng 90%), chất lượng giáo dục toàn trường từng bước được nâng lên.

Trưởng phòng Giáo dục và Đào tạo huyện Kông Chro Nguyễn Thanh Phong cho hay, dưới sự dẫn dắt của Hiệu trưởng Nguyễn Văn Hào, Trường Tiểu học và THCS Lê Lợi đã làm khá tốt công tác xã hội hóa giáo dục, tiếp sức đến trường cho nhiều học sinh khó khăn. Đáng chú ý là việc kết nối nguồn lực để duy trì bữa ăn trưa cho học sinh tiểu học học 2 buổi/ngày suốt 3 năm qua.

Có thể bạn quan tâm

Hướng tới Đại hội đại biểu Hội Liên hiệp thanh niên Việt Nam tỉnh lần thứ VIII: Tin tưởng và kỳ vọng

E-magazineHướng tới Đại hội đại biểu Hội Liên hiệp thanh niên Việt Nam tỉnh Gia Lai lần thứ VIII: Tin tưởng và kỳ vọng

(GLO)- Đại hội đại biểu Hội LHTN Việt Nam tỉnh Gia Lai lần thứ VIII (nhiệm kỳ 2024-2029) diễn ra vào ngày 5 và 6-11. Trong niềm hân hoan, phấn khởi, nhiều cán bộ, hội viên và đại diện các câu lạc bộ, nhóm tình nguyện trên địa bàn tỉnh đã bày tỏ sự tin tưởng, kỳ vọng vào đại hội.

Pleiku sẵn sàng cho Ngày hội Văn hóa-Du lịch 2024

E-magazinePleiku sẵn sàng cho Ngày hội Văn hóa-Du lịch 2024

(GLO)- Từ ngày 15 đến 17-11, TP. Pleiku tổ chức Ngày hội Văn hóa-Du lịch năm 2024 với nhiều hoạt động hấp dẫn nhằm giới thiệu, quảng bá các giá trị văn hóa đặc sắc, nổi bật về tài nguyên du lịch, ẩm thực của phố núi, đặc biệt là không gian văn hóa cồng chiêng.

Chờ đón mùa hoa trên núi

E-magazineChờ đón mùa hoa trên núi

(GLO)- Mùa hoa dã quỳ sắp về trên ngọn núi lửa triệu năm tuổi Chư Đang Ya. Nhiều du khách gần xa đang đón đợi để được đắm mình trong sắc hoa và không khí lễ hội hấp dẫn, đậm nét bản sắc cao nguyên tại Tuần lễ hoa dã quỳ-núi lửa Chư Đang Ya năm 2024, diễn ra từ ngày 6 đến 12-11.

Thúc đẩy khởi nghiệp từ cây dược liệu bản địa

InfographicThúc đẩy khởi nghiệp từ cây dược liệu bản địa

(GLO)- Thời gian qua, các ngành, địa phương tỉnh Gia Lai luôn nỗ lực thúc đẩy khởi nghiệp đổi mới sáng tạo trong lĩnh vực dược liệu với mục tiêu xây dựng chuỗi giá trị bền vững, góp phần phát triển ngành dược liệu của địa phương và tìm kiếm các giải pháp công nghệ mới phù hợp với thực tiễn.

Gia Lai 24h: Chung kết Đường lên đỉnh Olympia kịch tính, hấp dẫn

Gia Lai 24h: Chung kết Đường lên đỉnh Olympia kịch tính, hấp dẫn

(GLO)- Trải qua 4 phần thi đầy gay cấn, Võ Quang Phú Đức (Trường THPT chuyên Quốc học Huế) đã xuất sắc trở thành nhà vô địch Đường lên đỉnh Olympia lần thứ 24. Chàng trai Gia Lai Nguyễn Quốc Nhật Minh cùng 2 “nhà leo núi” còn lại cũng cho thấy bản lĩnh và trí tuệ của mình tại vòng chung kết cuộc thi diễn ra vào sáng 13-10.

Người dân làng Đaklah-Tờ Rah (xã Lơ Pang, huyện Mang Yang) vui mừng khi được UBND xã giao đất, giao rừng cho cộng đồng làng quản lý.

E-magazineQuản lý, phát triển rừng cộng đồng: Cần có thêm cơ chế chính sách phù hợp

(GLO)- Việc triển khai công tác quản lý, phát triển rừng cộng đồng đã đem lại nguồn thu nhập ổn định cho người dân, gắn quyền lợi các hộ sống gần rừng với trách nhiệm bảo vệ rừng. Tuy nhiên, để chính sách này mang lại hiệu quả cao thì cần có thêm các cơ chế chính sách phù hợp.

Thanh niên Gia Lai hướng về ngày hội lớn

E-magazineThanh niên Gia Lai hướng về ngày hội lớn

(GLO)- Với tinh thần đoàn kết, xung kích và sáng tạo, đoàn viên, thanh niên trong tỉnh đã thực hiện nhiều công trình, phần việc ý nghĩa nhằm hưởng ứng đợt thi đua cao điểm “68 ngày thanh niên Gia Lai chào mừng Đại hội đại biểu Hội LHTN Việt Nam tỉnh lần thứ VIII, nhiệm kỳ 2024-2029”.

Cô gái Jrai và hành trình lan tỏa ẩm thực truyền thống

E-magazineCô gái Jrai và hành trình lan tỏa ẩm thực truyền thống

(GLO)- Từng hờ hững với những món ăn truyền thống của dân tộc mình nhưng giờ đây, chị Rơ Châm H’Liên (SN 1989; làng Ó, xã Ia Sao, huyện Ia Grai) đã trở thành “sứ giả” của ẩm thực Jrai. Nhiều đoạn video clip ngắn của H'Liên về những món ăn dân dã đang gây sốt trên mạng xã hội với hàng triệu lượt xem.

Dấu ấn “Kỳ nghỉ hồng”

E-magazineDấu ấn “Kỳ nghỉ hồng”

(GLO)- “Kỳ nghỉ hồng” là chiến dịch cao điểm của đoàn viên, thanh niên (ĐVTN) khối công chức, viên chức, công nhân và doanh nhân trẻ. Chiến dịch giúp ĐVTN phát huy tinh thần tình nguyện chung tay thực hiện các công trình, phần việc ý nghĩa vì cộng đồng.
9X nối nghiệp nghề phở gia truyền

E-magazine9X nối nghiệp nghề phở gia truyền

(GLO)-

Từ năm 1964 đến nay, lò phở của gia đình họ Khưu tồn tại cùng những thăng trầm của vùng đất cao nguyên. Nối nghiệp cha ông, 2 anh em 9X Khưu Triều Bảo và Khưu Triều Long cùng nhau giữ gìn và phát huy giá trị cốt lõi của hương vị phở truyền thống trong lò phở gia đình