Một sinh viên ở Khánh Hòa hôn mê, diễn biến nặng do nhiễm cúm gia cầm

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
Một sinh viên ở trong ký túc xá một trường đại học ở Nha Trang (Khánh Hòa) được chẩn đoán nhiễm cúm gia cầm (cúm A H5) trong tình trạng hôn mê, diễn biến nặng.

Ngày 22.3, ông Võ Đình Thoan, Phó giám đốc Sở Y tế Khánh Hòa, cho biết sở đã có văn bản khẩn về việc tăng cường các biện pháp phòng chống cúm A H5.

Động thái trên được thực hiện sau khi ngành y tế ghi nhận một trường hợp là sinh viên nhiễm cúm gia cầm A H5.

Nam sinh viên tại Khánh Hòa bị nhiễm cúm A H5 đang trong tình trạng hôn mê, diễn tiến nặng
Nam sinh viên tại Khánh Hòa bị nhiễm cúm A H5 đang trong tình trạng hôn mê, diễn tiến nặng

Theo đó, bệnh nhân B.T.Đ (21 tuổi, trú tại TX.Ninh Hòa, sinh viên một trường ĐH trên địa bàn TP.Nha Trang), khởi phát bệnh ngày 11.3, với triệu chứng sốt, ho nhẹ, bệnh nhân tự mua thuốc uống nhưng bệnh không giảm.

Ngày 15.3, bệnh nhân về nhà chỉ tiếp xúc với mẹ và em gái, sau đó đến khám bệnh tại cơ sở 2 của Trung tâm Y tế TX.Ninh Hòa và được chẩn đoán viêm họng - thanh quản cấp/theo dõi sốt xuất huyết Dengue và đề nghị nhập viện. Tuy nhiên, bệnh nhân không đồng ý nên được kê đơn thuốc điều trị ngoại trú.

Sau 1 ngày, bệnh nhân mệt nhiều nên vào khoa Cấp cứu, Bệnh viện đa khoa khu vực Ninh Hòa trong tình trạng sốt cao, đau bụng quanh rốn, đi cầu lỏng, được chẩn đoán nhiễm khuẩn ruột, nhiễm trùng huyết có dấu hiệu cảnh báo và chuyển vào khoa Truyền nhiễm điều trị. Ngày 17.3, bệnh diễn biến nặng nên bệnh nhân Đ. được chuyển vào Bệnh viện đa khoa tỉnh Khánh Hòa điều trị và được lấy mẫu bệnh phẩm gởi Viện Pasteur Nha Trang để xét nghiệm.

Ngày 20.3, kết quả xét nghiệm từ Viện Pasteur cho thấy bệnh nhân dương tính với cúm A H5. Hiện tại, bệnh nhân diễn biến nặng, hôn mê đang chuyển cách ly điều trị tại Bệnh viện Bệnh nhiệt đới tỉnh Khánh Hòa.

Ngay khi có thông tin, CDC Khánh Hòa đã tiến hành tiếp cận, điều tra, xử trí ca bệnh, hướng dẫn người nhà bệnh nhân các biện pháp phòng chống dịch. Đồng thời, lập danh sách 14 cán bộ tại Bệnh viện đa khoa tỉnh và 6 cán bộ tại Bệnh viện Bệnh nhiệt đới để theo dõi sức khỏe, thực hiện khử khuẩn các khu vực khám, điều trị, xe vận chuyển. Lập danh sách người nhà bệnh nhân gồm 4 người (mẹ, dì và em gái) để theo dõi sức khỏe.

Ngày 21.3, CDC Khánh Hòa tiến hành khử khuẩn bằng Cloramin B phòng ở và các phòng trong dãy nhà ký túc xá nơi bệnh nhân đang theo học; lập danh sách 6 bạn cùng phòng, 60 sinh viên học cùng lớp với bệnh nhân để tiến hành theo dõi sức khỏe. Đồng thời, lấy 6 mẫu bệnh phẩm là người cùng phòng ký túc xá với bệnh nhân đưa đi xét nghiệm, kết quả âm tính với cúm A H5.

Người bị nhiễm cúm A H5 thường có những triệu chứng giống với cúm thông thường và kèm theo một số dấu hiệu cảnh báo nguy hiểm hơn (trong vòng 2-5 ngày kể từ ngày bị vi rút cúm A H5 xâm nhập). Cụ thể: sốt cao đột ngột trên 38 độ C; rét run, đau đầu; đau ngực, khó thở, tim đập nhanh; đau họng, ho, thường ho khan, ho có đờm; đau nhức cơ, mệt mỏi rã rời. Chỉ sau nửa ngày, các triệu chứng cúm A H5 diễn tiến trầm trọng hơn, người bệnh có thể bị suy hô hấp cấp như khó thở, thở nhanh, da tím tái, thậm chí đau toàn thân, ý thức mê man.

Có thể bạn quan tâm

Trung Quốc phản đối gọi HMPV là 'vi-rút lạ'

Trung Quốc phản đối gọi HMPV là 'vi-rút lạ'

Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Guo Jiakun ngày 10/1 cho biết, quy mô lây lan các bệnh truyền nhiễm đường hô hấp ở Trung Quốc năm nay thấp hơn so với cùng kỳ năm ngoái, và metapneumovirus ở người (HMPV) đã lưu hành hơn 60 năm, không phải chủng vi-rút mới.

Bệnh viêm phổi do virus HMPV nguy hiểm như thế nào?

Bệnh viêm phổi do virus HMPV nguy hiểm như thế nào?

Virus gây viêm phổi trên người (Human Metapneumovirus - HMPV) gây ra biến chứng nghiêm trọng như viêm phổi, viêm phế quản, cơn hen suyễn hoặc bùng phát bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính (COPD), suy hô hấp, viêm tiểu phế quản nặng đặc biệt là trẻ em.

Bác sĩ chỉ cách phát hiện sớm dấu hiệu tăng huyết áp ở trẻ nhỏ

Bác sĩ chỉ cách phát hiện sớm dấu hiệu tăng huyết áp ở trẻ nhỏ

Tăng huyết áp, hay còn gọi là cao huyết áp, là một tình trạng mà áp lực máu trong động mạch cao hơn mức bình thường. Ở trẻ em, bệnh này ít được nhận biết hơn so với người lớn nhưng không kém phần nguy hiểm. Vậy bố mẹ làm thế nào để phát hiện con mình có dấu hiệu của một bệnh nhân cao huyết áp?