Xây dựng kế hoạch giao đất cho các hộ dân tộc thiểu số thiếu đất ở, đất sản xuất

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
(GLO)- Ủy ban nhân dân tỉnh Gia Lai vừa có công văn về việc triển khai các kiến nghị, đề xuất của Ban Thường trực Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh về thực hiện Dự án 1, Dự án 2 của Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế-xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi.

Theo đó, UBND tỉnh yêu cầu UBND các huyện, thị xã, thành phố tiếp tục chỉ đạo các phòng, ban liên quan xây dựng kế hoạch tổ chức thực hiện việc giao đất cho các hộ đồng bào dân tộc thiểu số thiếu đất ở, đất sản xuất của chương trình.

Việc đề xuất các công trình, dự án thuộc chương trình phải đảm bảo phù hợp với Quy hoạch tỉnh, quy hoạch xây dựng, kế hoạch sử dụng đất 5 năm 2021-2025 của tỉnh và quy hoạch sử dụng đất cấp huyện đã được phê duyệt.

Chỉ đạo các phòng liên quan phối hợp với phòng giao dịch Ngân hàng Chính sách Xã hội cấp huyện hướng dẫn các hộ dân vay vốn theo Nghị định số 28/2022/NĐ-CP ngày 26-4-2022 về chính sách tín dụng ưu đãi thực hiện chương trình để được hưởng mức lãi suất thấp, thời gian vay dài.

Rà soát các quy trình, thủ tục triển khai dự án để đảm bảo theo quy định của pháp luật. Đẩy nhanh tiến độ thực hiện dự án để giải ngân kinh phí theo kế hoạch nếu đã được phân bổ vốn. Chỉ đạo các cơ quan liên quan đẩy nhanh tiến độ cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất (lần đầu) cho người dân, trong đó, ưu tiên cho các hộ được hưởng chính sách hỗ trợ.

Trường hợp địa phương không còn quỹ đất để hỗ trợ đất sản xuất thì kịp thời trình HĐND cấp huyện điều chỉnh vốn sang hỗ trợ nhà ở đảm bảo không làm thay đổi tiêu chí, nhiệm vụ của Dự án 1.

Ủy ban nhân dân tỉnh yêu cầu UBND huyện Ia Grai có trách nhiệm tổ chức kiểm tra quy trình, thủ tục thẩm định và phê duyệt thiết kế xây dựng triển khai sau thiết kế cơ sở của chủ đầu tư (Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng huyện Ia Grai) đối với 2 dự án quy hoạch, bố trí, sắp xếp ổn định dân cư trên địa bàn huyện và chỉ đạo việc điều chỉnh, bổ sung thủ tục (nếu có), xử lý theo đúng quy định của pháp luật, báo cáo kết quả về Ban Dân tộc tỉnh, Sở Xây dựng trước ngày 10-3-2024.

Đối với 3 dự án quy hoạch, bố trí, sắp xếp ổn định dân cư chưa có quyết định đầu tư, UBND tỉnh yêu cầu UBND huyện Chư Păh, Đak Đoa khẩn trương hoàn thiện thủ tục đầu tư, phê duyệt dự án trong quý I-2024.

Bên cạnh đó, UBND tỉnh giao Ban Dân tộc tỉnh phối hợp với các sở, ban, ngành liên quan và UBND các huyện, thị xã, thành phố tăng cường công tác hướng dẫn, kiểm tra, giám sát tại địa phương để kịp thời tháo gỡ các khó khăn, vướng mắc trong quá trình triển khai thực hiện chương trình.

Tổ chức tập huấn nâng cao trình độ, năng lực cho cán bộ, công chức làm công tác dân tộc; cán bộ, công chức phụ trách, theo dõi và thực hiện chương trình ở địa phương để góp phần nâng cao chất lượng, hiệu quả trong thực hiện nhiệm vụ.

Sở Kế hoạch và Đầu tư chủ trì, phối hợp với Sở Tài chính và các sở, ban, ngành liên quan tham mưu UBND tỉnh bố trí đủ nguồn vốn đối ứng của địa phương hàng năm để thực hiện chương trình.

Có thể bạn quan tâm

Quy định mới về đầu tư điểm dừng xe, đỗ xe trên đường cao tốc

Quy định mới về đầu tư điểm dừng xe, đỗ xe trên đường cao tốc

(GLO)- Sở Giao thông-Vận tải (GT-VT) tỉnh Gia Lai vừa có công văn gửi các sở, ngành, địa phương và đơn vị có liên quan, phổ biến Thông tư số 58/2024/TT-BGTVT ngày 15-11-2024 của Bộ GT-VT quy định về đầu tư điểm dừng xe, đỗ xe và vị trí, quy mô trạm dừng nghỉ, điểm dừng xe, đỗ xe trên đường cao tốc.

Gia đình bà Nguyễn Thị Kim Hương (tổ 2, phường Ngô Mây) tự nguyện tháo dỡ hàng rào, hiến đất để mở rộng đường. Ảnh: M.N

An Khê huy động nguồn lực hoàn thiện hạ tầng giao thông

(GLO)- Những năm qua, thị xã An Khê đã tập trung nguồn lực đầu tư phát triển hạ tầng giao thông từ nội thị đến nông thôn. Nhờ đó, mạng lưới giao thông được kết nối, đáp ứng nhu cầu giao thương hàng hóa, đi lại của người dân và giúp địa phương hoàn thành chỉ tiêu, nhiệm vụ phát triển kinh tế-xã hội.

Nhiều dự án trùm mền hàng thập kỷ sắp được 'hồi sinh'

Nhiều dự án trùm mền hàng thập kỷ sắp được 'hồi sinh'

Ngày 3.12, UBND TP.HCM đã phân công cho Chủ tịch, 5 Phó chủ tịch theo dõi, chỉ đạo giải quyết cụ thể từng dự án tồn đọng, dừng thi công để khẩn trương triển khai, hoàn thành, đưa vào sử dụng chống lãng phí, thất thoát. Điều này hứa hẹn sẽ giúp cho các dự án trùm mền nhiều năm trời có cơ hội hồi sinh trở lại.