Xây dựng kế hoạch giao đất cho các hộ dân tộc thiểu số thiếu đất ở, đất sản xuất

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
0:00 / 0:00
0:00
  • Nam miền Bắc
  • Nữ miền Bắc
  • Nữ miền Nam
  • Nam miền Nam
(GLO)- Ủy ban nhân dân tỉnh Gia Lai vừa có công văn về việc triển khai các kiến nghị, đề xuất của Ban Thường trực Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh về thực hiện Dự án 1, Dự án 2 của Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế-xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi.

Theo đó, UBND tỉnh yêu cầu UBND các huyện, thị xã, thành phố tiếp tục chỉ đạo các phòng, ban liên quan xây dựng kế hoạch tổ chức thực hiện việc giao đất cho các hộ đồng bào dân tộc thiểu số thiếu đất ở, đất sản xuất của chương trình.

Việc đề xuất các công trình, dự án thuộc chương trình phải đảm bảo phù hợp với Quy hoạch tỉnh, quy hoạch xây dựng, kế hoạch sử dụng đất 5 năm 2021-2025 của tỉnh và quy hoạch sử dụng đất cấp huyện đã được phê duyệt.

Chỉ đạo các phòng liên quan phối hợp với phòng giao dịch Ngân hàng Chính sách Xã hội cấp huyện hướng dẫn các hộ dân vay vốn theo Nghị định số 28/2022/NĐ-CP ngày 26-4-2022 về chính sách tín dụng ưu đãi thực hiện chương trình để được hưởng mức lãi suất thấp, thời gian vay dài.

Rà soát các quy trình, thủ tục triển khai dự án để đảm bảo theo quy định của pháp luật. Đẩy nhanh tiến độ thực hiện dự án để giải ngân kinh phí theo kế hoạch nếu đã được phân bổ vốn. Chỉ đạo các cơ quan liên quan đẩy nhanh tiến độ cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất (lần đầu) cho người dân, trong đó, ưu tiên cho các hộ được hưởng chính sách hỗ trợ.

Trường hợp địa phương không còn quỹ đất để hỗ trợ đất sản xuất thì kịp thời trình HĐND cấp huyện điều chỉnh vốn sang hỗ trợ nhà ở đảm bảo không làm thay đổi tiêu chí, nhiệm vụ của Dự án 1.

Ủy ban nhân dân tỉnh yêu cầu UBND huyện Ia Grai có trách nhiệm tổ chức kiểm tra quy trình, thủ tục thẩm định và phê duyệt thiết kế xây dựng triển khai sau thiết kế cơ sở của chủ đầu tư (Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng huyện Ia Grai) đối với 2 dự án quy hoạch, bố trí, sắp xếp ổn định dân cư trên địa bàn huyện và chỉ đạo việc điều chỉnh, bổ sung thủ tục (nếu có), xử lý theo đúng quy định của pháp luật, báo cáo kết quả về Ban Dân tộc tỉnh, Sở Xây dựng trước ngày 10-3-2024.

Đối với 3 dự án quy hoạch, bố trí, sắp xếp ổn định dân cư chưa có quyết định đầu tư, UBND tỉnh yêu cầu UBND huyện Chư Păh, Đak Đoa khẩn trương hoàn thiện thủ tục đầu tư, phê duyệt dự án trong quý I-2024.

Bên cạnh đó, UBND tỉnh giao Ban Dân tộc tỉnh phối hợp với các sở, ban, ngành liên quan và UBND các huyện, thị xã, thành phố tăng cường công tác hướng dẫn, kiểm tra, giám sát tại địa phương để kịp thời tháo gỡ các khó khăn, vướng mắc trong quá trình triển khai thực hiện chương trình.

Tổ chức tập huấn nâng cao trình độ, năng lực cho cán bộ, công chức làm công tác dân tộc; cán bộ, công chức phụ trách, theo dõi và thực hiện chương trình ở địa phương để góp phần nâng cao chất lượng, hiệu quả trong thực hiện nhiệm vụ.

Sở Kế hoạch và Đầu tư chủ trì, phối hợp với Sở Tài chính và các sở, ban, ngành liên quan tham mưu UBND tỉnh bố trí đủ nguồn vốn đối ứng của địa phương hàng năm để thực hiện chương trình.

Có thể bạn quan tâm

Hạ tầng giao thông đổi thay vùng khó

Hạ tầng giao thông đổi thay vùng khó

(GLO)- Mạng lưới giao thông kết nối đang được tỉnh Gia Lai quan tâm đầu tư, nhiều dự án nâng cấp, cải tạo, mở rộng đường đến vùng khó đang dần hoàn thiện mang đến cơ hội phát triển, giúp người dân nâng cao chất lượng cuộc sống.
Ghi trên đường 14

Ghi trên đường 14

(GLO)- Từ hạ tuần tháng 4, những cơn mưa đầu mùa đã làm dịu đi cái nắng nóng cực điểm của mùa khô Tây Nguyên. Những cánh rừng khộp thôi lá đỏ, thay vào đó là màu xanh biếc vĩnh cửu của đại ngàn.

Thời hạn chuyển nhượng quyền thu phí sử dụng tài sản kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ tối đa là 10 năm

Thời hạn chuyển nhượng quyền thu phí sử dụng tài sản kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ tối đa là 10 năm

(GLO)- Chính phủ ban hành Nghị định số 44/2024/NĐ-CP quy định việc quản lý, sử dụng và khai thác tài sản kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ. Trong đó, chuyển nhượng quyền thu phí sử dụng tài sản kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ tối đa là 10 năm.