Giữ đất cho người sản xuất ở Tây Nguyên

Theo dõi Báo Gia Lai trênGoogle News

Ở vùng Tây Nguyên, giá cà-phê và các loại cây công nghiệp đang biến động theo chiều hướng tốt lên, điều đó đồng nghĩa với việc giá trị đất canh tác nông nghiệp cũng tăng lên từng ngày.

 

Cây cà phê là cây công nghiệp xóa đói giảm nghèo của đồng bào ở Tây Nguyên. (Ảnh: Hoài Nam/TTXVN)
Cây cà phê là cây công nghiệp xóa đói giảm nghèo của đồng bào ở Tây Nguyên. (Ảnh: Hoài Nam/TTXVN)


Một hệ lụy kéo theo là nhiều người có sẵn đồng vốn sẽ tìm cách để chuyển nhượng, tích tụ ruộng đất, nương rẫy về tay mình nhằm thu lợi nhiều hơn. Trong khi đó, những nông dân nghèo, đồng bào dân tộc thiểu số, do thiếu vốn đầu tư, thiếu nhà cửa, thiếu phương tiện sinh hoạt, đã nhượng đi một phần đất đai-tư liệu sản xuất thiết yếu trong sinh kế của họ.

Những năm gần đây thị trường bất động sản vùng Tây Nguyên lên “cơn sốt” chưa từng có. Từ những bản quy hoạch, các dự án mới về giao thông, công nghiệp, du lịch và các lĩnh vực khác cùng với sự tự ý đồn thổi, tung thông tin giả của các đối tượng môi giới khiến thị trường đất đai nóng lên từ đô thị cho tới tận các buôn làng xa xôi. “Cò” đất bủa vây khắp các buôn làng, họ dùng rất nhiều chiêu trò nhằm thổi giá gây sốt ảo, thậm chí còn sử dụng hành vi dụ dỗ, lừa lọc những người dân thiếu thông tin; kể cả cách bỏ tiền ra xây nhà cho bà con rồi đổi lại bằng việc lấy một phần diện tích đất của gia chủ.

Sau những cuộc chuyển nhượng đất đai mà phần thiệt thường rơi về phía người bán, không ít người trắng tay, đi làm thuê ngay chính trên ruộng nương mà trước đó họ đã được Nhà nước cấp quyền sử dụng. Từ những báo động phát sinh từ thực tế, các địa phương đã ban hành nhiều chủ trương, chính sách quyết tâm hạn chế tình trạng nêu trên nhằm giữ đất thổ cư và đất sản xuất cho đồng bào. Song song với việc triển khai các dự án đầu tư khai hoang, chuyển đổi mục đích để mở rộng diện tích canh tác là thực hiện các giải pháp chế tài, nghiêm cấm, hạn chế sự trao đổi, mua bán đất mà đồng bào đã được Nhà nước cấp quyền sử dụng.

Đã có một thời gian, chính quyền các tỉnh Tây Nguyên đã đưa ra chính sách cấm chuyển nhượng đất ở và đất sản xuất, nhưng nhiều nhà đầu cơ đất đai vẫn tìm cách “lách” qua các quy định chế tài. Trong các chuyến khảo sát thực tế, chúng tôi ghi nhận có nhiều người từ nơi khác đến vùng đồng bào dân tộc thiểu số mua đất và nhiều hộ đồng bào đồng ý chuyển nhượng. Để đối phó, những người mua đất đã tìm ra cách làm hết sức tinh vi để qua mặt chính quyền. Một trong những “chiêu thức” được áp dụng là người bán và người mua thỏa thuận viết tay hai giấy: một giấy mua bán đất thì người mua giữ sau khi “tiền trao, cháo múc”, một giấy mượn đất sản xuất do người bán giữ. Thế là người nào cũng “cầm đầu cán”. Khi chính quyền hỏi thì người bán sẽ trưng ra cái giấy “cho người ta mượn đất”, mà cho mượn thì luật pháp không cấm…

Nhiều năm qua, Đảng và Nhà nước đặc biệt quan tâm giải quyết đất sản xuất, tạo thêm những cơ hội cải thiện cuộc sống cho đồng bào các dân tộc thiểu số Tây Nguyên. Thế nhưng, đất-tư liệu sản xuất của đồng bào vẫn đang trôi nổi trong một thị trường không mấy minh bạch như thế. Để hạn chế tình trạng này, rất cần sự vào cuộc quyết liệt hơn nữa của các cơ quan chức năng.

Theo UÔNG THÁI BIỂU (NDĐT)

Có thể bạn quan tâm

Khôn lỏi !

Khôn lỏi !

Hành vi trồng cây, xây dựng tạm trong phạm vi dự án để chờ đền bù thể hiện sự khôn lỏi, cố tình trục lợi bất chính từ chính sách của nhà nước.

Chi tiêu đúng chỗ là đầu tư cho tương lai

Chi tiêu đúng chỗ là đầu tư cho tương lai

Một vấn đề bao trùm được các đại biểu Quốc hội quan tâm, trước hết là chúng ta nên triển khai quyết liệt, hiệu quả công cuộc cải cách thể chế - một trong 3 đột phá chiến lược nhằm giải quyết các thách thức phát triển, mở ra tiềm năng lớn hơn nữa.

Lãng phí khổng lồ từ quy hoạch treo

Lãng phí khổng lồ từ quy hoạch treo

Một bán đảo nằm ngay trung tâm thành phố lớn nhất cả nước, được ví như 'ngọc trong ngọc' nhưng treo 30 năm, lãng phí nếu quy ra tiền là bao nhiêu? Không ai có thể tính đúng tính đủ, nhưng chắc chắn đó là một con số khổng lồ.

Phục hồi và tăng tốc

Phục hồi và tăng tốc

Sau hơn 1 tháng bão số 3 (Yagi) đổ bộ, tàn phá các tỉnh phía Bắc, những hậu quả nặng nề đã được cơ quan chức năng thống kê với mức thiệt hại ước tính trên 81.500 tỷ đồng, tác động tiêu cực đáng kể đến tốc độ tăng trưởng GDP trong quý 3 và kéo theo cả năm 2024 sẽ giảm 0,15%.

Lấp đầy khoảng trống định giá đất

Lấp đầy khoảng trống định giá đất

Doanh nghiệp từ chối thẩm định giá khiến hàng ngàn dự án trị giá hàng triệu tỉ đồng bị tắc nghẽn là vấn đề nổi cộm lâu nay. Vấn đề này đã được đưa ra thảo luận tại nghị trường Quốc hội thế nhưng "khoảng trống thẩm định giá" đến nay vẫn chưa thể lấp đầy.