Xây dựng đường sắt qua Gia Lai: Chờ nhà đầu tư

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
0:00 / 0:00
0:00
  • Nam miền Bắc
  • Nữ miền Bắc
  • Nữ miền Nam
  • Nam miền Nam

(GLO)- Quyết định số 1769/QĐ-TTg ngày 19-10-2021 của Thủ tướng Chính phủ nêu rõ: Trong giai đoạn 2030-2050 sẽ đầu tư xây dựng tuyến đường sắt kết nối các tỉnh khu vực Tây Nguyên (Đà Nẵng-Kon Tum-Gia Lai-Đak Lak-Đak Nông-Bình Phước) với tổng chiều dài dự kiến khoảng 550 km.

Gia Lai là vùng đất giàu tiềm năng để phát triển. Tuy nhiên, nhiều năm qua, kinh tế-xã hội của tỉnh vẫn chỉ ở mức phát triển trung bình so với cả nước, chưa phát huy thế mạnh cũng như chưa khai thác hiệu quả tiềm năng vốn có. Một trong những nguyên nhân dẫn đến tình trạng này là hạn chế về hạ tầng giao thông.

Với vị thế là cửa ngõ khu vực Tây Nguyên, Gia Lai không chỉ trở thành đầu mối giao thương, trung chuyển hàng hóa, dịch vụ thương mại trong khu vực mà còn mở rộng ra khu vực Tam giác phát triển Campuchia-Lào-Việt Nam.

Phó Giám đốc Sở Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Hữu Nguyên cho biết, để tăng hiệu quả kêu gọi, thu hút đầu tư, những năm qua, tỉnh đã chú trọng đầu tư phát triển hạ tầng giao thông đồng bộ với các tuyến quốc lộ 19 (từ TP. Pleiku đến Cảng Quy Nhơn), quốc lộ 25 (từ TP. Pleiku đến TP. Tuy Hòa), đường Hồ Chí Minh (đoạn qua địa phận Gia Lai). Cảng Hàng không Pleiku cũng được nâng cấp mở rộng, góp phần rút ngắn khoảng cách giữa Gia Lai với nhiều địa phương trong cả nước.

Cùng với các tuyến giao thông đường bộ, Gia Lai kỳ vọng sớm có tuyến đường sắt ngang qua địa bàn để tăng khả năng thu hút đầu tư. Ảnh: Hà Duy

Cùng với các tuyến giao thông đường bộ, Gia Lai kỳ vọng sớm có tuyến đường sắt ngang qua địa bàn để tăng khả năng thu hút đầu tư. Ảnh: Hà Duy

Tuy nhiên, hạ tầng giao thông của tỉnh hiện vẫn chỉ có các tuyến đường bộ. Tại buổi làm việc mới đây với đoàn giám sát của HĐND tỉnh về tình hình thực hiện các dự án đầu tư giai đoạn 2018-2022, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Hữu Quế cho hay: “Nguyên nhân khách quan khiến công tác thu hút đầu tư của tỉnh thời gian qua chưa đạt được kết quả như mong muốn là không có đường thủy, không có đường sắt nên việc vận chuyển nguyên vật liệu đầu vào và sản phẩm đầu ra phụ thuộc rất lớn vào đường bộ, làm ảnh hưởng không nhỏ đến giá thành sản phẩm”.

Đường sắt là loại hình vận tải có ưu điểm vượt trội về năng lực và tốc độ vận chuyển trên cự ly trung bình và dài, có vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy phát triển kinh tế-xã hội, tăng cường kết nối giữa các vùng miền. Bởi vậy, để tăng khả năng vận chuyển hàng hóa, hành khách, đồng thời rút ngắn được khoảng cách từ vùng nguyên liệu của tỉnh đến các cảng biển, tạo sự liên kết vùng hiệu quả, việc phát triển hệ thống đường sắt là yêu cầu cấp thiết.

Phó Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Hữu Quế phát biểu tại buổi làm việc với đoàn giám sát của HĐND tỉnh về tình hình triển khai các dự án đầu tư giai đoạn 2018-2022. Ảnh: Hà Duy

Phó Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Hữu Quế phát biểu tại buổi làm việc với đoàn giám sát của HĐND tỉnh về tình hình triển khai các dự án đầu tư giai đoạn 2018-2022. Ảnh: Hà Duy

Trong buổi làm việc với Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Trần Duy Đông ngày 3-7-2022, đại diện lãnh đạo tỉnh cho biết, Gia Lai đang thiếu công nghiệp chế biến, logistics. Để các ngành này phát triển, tỉnh cần được đầu tư hoàn thiện hạ tầng giao thông. Cụ thể, cần sớm đầu tư triển khai xây dựng cao tốc phía Tây, tiếp tục nâng cấp Cảng Hàng không Pleiku để có đường bay quốc tế và đặc biệt là đầu tư cho tỉnh xây dựng đường sắt.

Đầu tư hệ thống đường sắt qua Gia Lai là nhu cầu cấp thiết để tỉnh có thêm “cú hích” nhằm phát triển kinh tế-xã hội, tăng khả năng thu hút đầu tư, nhất là công nghiệp chế biến sâu để nâng cao giá trị sản phẩm. Điều này cũng phù hợp với quy hoạch mạng lưới đường sắt thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 theo Quyết định số 1769/QĐ-TTg ngày 19-10-2021 của Thủ tướng Chính phủ. Quyết định nêu rõ: Trong giai đoạn 2030-2050 sẽ đầu tư xây dựng tuyến đường sắt kết nối các tỉnh khu vực Tây Nguyên (Đà Nẵng-Kon Tum-Gia Lai-Đak Lak-Đak Nông-Bình Phước) với tổng chiều dài dự kiến khoảng 550 km.

Vừa qua, nhiều nhà đầu tư nước ngoài quan tâm đến việc đầu tư các tuyến đường sắt ở Việt Nam. Trong đó, Công ty Đường sắt Đông Nhật Bản (East Japan Railway Company) bày tỏ sự quan tâm tới Dự án nâng cấp, cải tạo tuyến đường sắt Hà Nội-Hải Phòng và Dự án đường sắt vào cảng cửa ngõ quốc tế Hải Phòng; Ngân hàng Thế giới (WB), Nhật Bản, Tây Ban Nha cũng có sự quan tâm tới đầu tư đường sắt tốc độ cao tại Việt Nam, nhất là Dự án đường sắt cao tốc Bắc-Nam.

Bên cạnh đó, Công ty cổ phần Thương mại-Dịch vụ khách sạn Bạch Đằng đã gửi báo cáo nghiên cứu tiền khả thi Dự án khôi phục tuyến đường sắt Tháp Chàm-Đà Lạt theo phương thức PPP để Bộ Giao thông-Vận tải thẩm định.

Với nguồn vốn đầu tư công hạn chế như hiện nay, việc có tuyến đường sắt ngang qua Gia Lai có lẽ còn phải chờ rất lâu. Vì vậy, để rút ngắn thời gian cho “ước mơ thành hiện thực”, việc kêu gọi đầu tư ngoài nhà nước cho dự án này cũng là một giải pháp có thể nghĩ tới.

Có thể bạn quan tâm

Bảo tồn địa hình để tạo lập bản sắc đô thị

Bảo tồn địa hình để tạo lập bản sắc đô thị

(GLO)- Nhiều khách phương xa rất thích thú khi được lên xuống trên những con dốc dài giữa phố núi Pleiku. Địa hình đồi núi mang đến sự khác lạ về tầm mắt, thay đổi về cảm xúc và đầy thêm trải nghiệm về một vùng đất. Bản sắc ấy của đô thị cao nguyên đang được bảo tồn một cách đầy chủ ý.
Đề xuất quy định mới về tính tiền sử dụng đất khi cấp sổ đỏ

Đề xuất quy định mới về tính tiền sử dụng đất khi cấp sổ đỏ

Bộ Tài chính đang lấy ý kiến góp ý với dự thảo Nghị định của Chính phủ quy định về tiền sử dụng đất, tiền thuê đất theo Luật Đất đai 2024, trong đó đề xuất quy định mới về miễn, giảm tiền thuê đất, việc tính tiền sử dụng đất khi cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất...