Văn hóa... đeo khẩu trang

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
(GLO)- Theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, kể từ ngày 16-3-2020, người dân thực hiện nghiêm việc đeo khẩu trang tại các nơi công cộng có tập trung đông người như: siêu thị, sân bay, nhà ga, bến xe, trên các phương tiện giao thông công cộng... để phòng-chống dịch Covid-19.
Người dân thực hiện nghiêm việc đeo khẩu trang tại nơi công cộng tập trung đông người. Ảnh: Thảo Nguyên
Người dân thực hiện nghiêm việc đeo khẩu trang tại nơi công cộng. Ảnh: Thảo Nguyên
Để mọi người dân biết và chấp hành quy định trên, việc phổ biến, tuyên truyền, vận động, giáo dục là rất cần thiết. Trên các kênh truyền thông, chúng tôi được biết, đa số người dân đã chấp hành khi đi tới những nơi công cộng có tập trung đông người. Chủ các sự kiện, phương tiện, điểm dịch vụ... cũng đã tạo điều kiện cho người tham gia thực hiện đeo khẩu trang. Đó là những việc làm rất đáng khuyến khích, biểu dương, phát huy, nhân rộng.
Tuy vậy, theo quan sát của chúng tôi, nhiều nơi và không ít người chưa chấp hành việc bắt buộc đeo khẩu trang khi đến những nơi đông người. Trên địa bàn tỉnh Gia Lai nói chung, TP. Pleiku nói riêng, nhiều người vẫn không đeo khẩu trang, nhất là người mua bán ở các chợ dân sinh, chợ tạm, công viên, quảng trường, các điểm bán hàng vỉa hè, đường phố... Trong những ngày Tết cổ truyền vừa qua, học sinh, sinh viên từ các nơi về Pleiku đón Tết, có điều kiện tụ tập, sinh hoạt tập thể... nhưng nhiều người trong số họ không chấp hành việc đeo khẩu trang.
Tuyên truyền, vận động, khuyến cáo... để mọi người biết, thực hiện các quy định là việc làm tích cực, rất cần thiết. Song chưa đủ, mà cần phải có chế tài điều chỉnh; trong đó, chính quyền cơ sở và ngành chức năng thường xuyên kiểm tra, thanh tra, xử phạt là một trong những biện pháp buộc các đối tượng trong khuôn khổ điều chỉnh của các quy định phải chấp hành.
Về vấn đề này, chúng ta làm chưa nghiêm túc. Nhiều địa phương thực hiện chức trách quản lý nhà nước trên địa bàn chưa tốt, thiếu tinh thần trách nhiệm hoặc do trình độ yếu kém, chủ quan, coi công tác phòng-chống dịch là của... cấp trên?
Vấn đề nữa, chúng tôi được biết, những người không đeo khẩu trang ở nơi công cộng bị phạt hành chính; nhưng khi đeo rồi vứt khẩu trang bừa bãi ra nơi công cộng cũng bị phạt. Theo báo cáo của UBND TP. Pleiku, tính đến 17 giờ ngày 23-2, các đơn vị chức năng của thành phố đã xử phạt 216 trường hợp không đeo khẩu trang tại nơi công cộng với số tiền 216 triệu đồng. Tuy nhiên, chưa thấy công bố có bao nhiêu trường hợp bị phạt về hành vi vứt khẩu trang sau khi đã sử dụng ra nơi công cộng?
Nâng cao ý thức của cộng đồng về chấp hành các quy định luật pháp nói chung và những quy định về phòng-chống dịch Covid-19 là một quá trình. Trong quá trình ấy, ngoài công tác tuyên truyền, giáo dục thì cần phải có biện pháp hành chính mạnh, chế tài xử phạt nghiêm nhằm điều chỉnh những hành vi của người dân theo khuôn khổ của pháp luật.
Thiết nghĩ, nếu coi hành động, mối quan hệ của cộng đồng và mọi cá nhân là văn hóa thì việc chấp hành các quy định của pháp luật nói chung và quy định về việc đeo khẩu trang nơi công cộng nhằm phòng-chống dịch Covid-19 là một việc làm có văn hóa-văn hóa đeo khẩu trang. Cán bộ, công chức, viên chức hãy là những nguời có văn hóa trong việc đeo khẩu trang phòng-chống dịch bệnh nơi công cộng.
Và, nếu có thể, cùng với những nội dung cần có trong quy ước, nội quy, quy chế của các cơ quan, trường học, bệnh viện, nhà máy, xí nghiệp, khu dân cư... thì việc đeo khẩu trang phòng-chống dịch ở nơi công cộng là một trong những nội dung cần nghiên cứu, bổ sung.
BÍCH HÀ

Có thể bạn quan tâm

Chung tay hỗ trợ người dân thoát nghèo

Chung tay hỗ trợ người dân thôn 5 thoát nghèo

(GLO)- Thực hiện Chỉ thị số 13-CT/TU của Ban Thường vụ Tỉnh ủy Gia Lai về tăng cường công tác kết nghĩa giữa các cơ quan, đơn vị với thôn, làng đồng bào dân tộc thiểu số, Sở Nông nghiệp và PTNT đã có nhiều giải pháp hỗ trợ theo nhu cầu thực tế để người dân thôn 5 (xã Pờ Tó, huyện Ia Pa) thoát nghèo.
Mang Yang tích cực làm thay đổi nếp nghĩ, cách làm trong đồng bào dân tộc thiểu số

Mang Yang tích cực làm thay đổi nếp nghĩ, cách làm trong đồng bào dân tộc thiểu số

(GLO)- Với hơn 60% dân số là người dân tộc thiểu số (DTTS), những năm qua, huyện Mang Yang luôn quan tâm tổ chức thực hiện cuộc vận động “Làm thay đổi nếp nghĩ, cách làm trong đồng bào DTTS để từng bước vươn lên thoát nghèo bền vững”, góp phần giảm nghèo và xây dựng nông thôn mới tại địa phương.
Hạnh phúc của cậu bé Rơ Mah Tú ở làng Nú 2

Cậu bé Rơ Mah Tú hạnh phúc trong ngôi nhà mới

(GLO)- Thiếu vắng hơi ấm của cha từ nhỏ, đến ngày 27-8 vừa qua, em Rơ Mah Tú (làng Nú 2, xã Ia Chía, huyện Ia Grai, tỉnh Gia Lai) mới cảm nhận được tình cảm này. Em được Đồn Biên phòng Ia Chía nhận làm “Con nuôi Đồn Biên phòng” và đón về nuôi tại tổ công tác địa bàn của đơn vị tại làng Beng.

Gia Lai hân hoan chào mừng Quốc khánh 2-9

Gia Lai hân hoan chào mừng Quốc khánh 2-9

(GLO)- Ngày 2-9, tiết trời Gia Lai trong xanh, nắng vàng rực rỡ. Hòa chung không khí rộn ràng của cả nước kỷ niệm 79 năm Quốc khánh nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2/9/1945-2/9/2024), từ phố thị đến nông thôn rợp bóng cờ hoa. Người dân vui đón Tết Độc lập trong niềm hân hoan, phấn khởi.
Chung sức giúp học sinh nghèo Gia Lai bước vào năm học mới

Chung sức giúp học sinh nghèo Gia Lai bước vào năm học mới

(GLO)- 12 em học sinh mồ côi, gia đình nghèo, khó khăn ở xã Ia Pết (huyện Đak Đoa, tỉnh Gia Lai) được Quỹ Hỗ trợ bệnh nhân nghèo Gia Lai vận động Mạnh Thường Quân hỗ trợ chi phí mua sắm sách vở. Món quà nhỏ nhưng ý nghĩa, thiết thực góp phần tiếp sức các em bước vào năm học mới.
Tết Độc lập của những người con quê Bác tại Gia Lai

Tết Độc lập của những người con quê Bác tại Gia Lai

(GLO)-

Như một lời hẹn ước, 2-9 hàng năm, những người con của mảnh đất Nam Đàn (tỉnh Nghệ An) hiện sinh sống tại Gia Lai lại hội tụ cùng nhau. Với họ, đó là một ngày Tết Độc lập rất đặc biệt khi được ngồi bên nhau hàn huyên trong niềm tự hào là người con của mảnh đất nơi Bác Hồ sinh ra.

Những “cô gái mở đường” Trường Sơn huyền thoại

Những “cô gái mở đường” Trường Sơn huyền thoại

(GLO)- Nhắc đến đường Trường Sơn huyền thoại trong kháng chiến chống Mỹ cứu nước không thể không nhớ đến những “cô gái mở đường”. Những câu chuyện ấy vẫn in đậm trong ký ức biết bao cựu thanh niên xung phong (TNXP) để mỗi lần gặp mặt, họ lại tự hào nhắc nhớ về một thời thanh xuân sôi nổi, quả cảm.

Báo động lộ lọt thông tin từ camera an ninh

Báo động lộ lọt thông tin từ camera an ninh

Hệ thống giám sát của Bộ TT-TT đã phát hiện hơn 800.000 camera giám sát của VN đang bị chia sẻ dữ liệu hình ảnh công khai trên mạng internet, trong số đó có 360.000 camera (chiếm 45%) có nguy cơ, điểm yếu, lỗ hổng dễ bị khai thác tấn công, chiếm quyền điều khiển.