Tuần văn hoá-du lịch tỉnh Gia Lai đón 10 ngàn lượt khách tham quan, mua sắm

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

(GLO)- Sau 5 ngày diễn ra (từ 22 đến 26-12), các hoạt động trong Tuần văn hoá-du lịch Gia Lai năm 2022 đã khép lại thành công tốt đẹp, thu hút khoảng 10 ngàn lượt người dân và du khách đến mua sắm, vui chơi, trải nghiệm các hoạt động văn hoá (bình quân 2.000 lượt khách/ngày).

Hoạt động trình diễn cồng chiêng đường phố, cồng chiêng cuối tuần tại khu vực Quảng trường Đại Đoàn Kết (TP. Pleiku) và phục dựng các nghi lễ bỏ mả, lễ cưới của người Jrai, lễ cúng nhà rông của các nghệ nhân TP. Pleiku tạo dấu ấn mạnh mẽ với người dân và du khách khi đưa di sản cồng chiêng đến gần với mọi người. Đây cũng trở thành hoạt động tâm điểm quảng bá vùng đất, du lịch Gia Lai, đồng thời góp phần bảo tồn và phát huy văn hóa truyền thống các dân tộc để phát triển du lịch bền vững.

Tái hiện lễ bỏ mả tại Tuần văn hoá-du lịch
Nghệ nhân phường Yên Đổ (TP. Pleiku) tái hiện lễ bỏ mả tại Tuần văn hoá-du lịch. Ảnh: Hoàng Ngọc 

Nằm trong chuỗi hoạt động văn hoá-thể thao của TP. Pleiku, giải Marathon gây quỹ “Áo ấm cho em” thu hút trên 600 vận động viên trong và ngoài tỉnh tham gia thi đấu ở 2 cự ly 5 km và 10 km. Giải cũng đã quyên góp được hàng trăm triệu đồng gây quỹ để ủng hộ trẻ em nghèo.

Giải chạy là cơ hội để quảng bá du lịch với nhiều cảnh quan biểu tượng của thành phố Pleiku . Ảnh Văn Ngọc
Giải chạy là cơ hội để quảng bá du lịch với nhiều cảnh quan biểu tượng của TP. Pleiku. Ảnh: Văn Ngọc

Trong khuôn khổ tuần văn hoá-du lịch, hội chợ thương mại với gần 150 gian hàng giới thiệu các sản phẩm chủ lực của địa phương, sản phẩm OCOP, công nghiệp nông thôn tiêu biểu thu hút hàn ngàn lượt người dân và du khách tham quan, mua sắm mỗi ngày. Bên cạnh đó, hội thảo khoa học “Thực tiễn và giải pháp thúc đẩy bảo hộ nhãn hiệu, chỉ dẫn địa lý trên địa bàn tỉnh Gia Lai” có sự tham gia của đại diện các doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ sản xuất và người dân trên địa bàn tỉnh được sở Khoa học-Công nghệ tổ chức thành công. Qua đó, đánh giá đầy đủ, toàn diện thực trạng phát triển tài sản trí tuệ cho các sản phẩm chủ lực, đặc sản địa phương trên địa bàn tỉnh trong giai đoạn vừa qua và đề xuất cho giai đoạn 2023-2030.

Các hoạt động văn hoá diễn ra tại Quảng trường Đại Đoàn Kết thu hút đông đảo người dân và du khách. Ảnh Hoàng Ngọc
Các hoạt động văn hoá diễn ra tại Quảng trường Đại Đoàn Kết thu hút đông đảo người dân và du khách. Ảnh: Hoàng Ngọc

Các hoạt động trong khuôn khổ Tuần văn hoá-du lịch để lại nhiều ấn tượng trong lòng người dân, du khách, tạo hiệu ứng xã hội với những hoạt động ý nghĩa, nhân văn. Sự kiện góp phần quảng bá hình ảnh, tiềm năng, thế mạnh của tỉnh trên các lĩnh vực nông nghiệp công nghệ cao, công nghiệp chế biến và du lịch.

HOÀNG NGỌC 

Có thể bạn quan tâm

Huyền thoại thác Drai Măk

Huyền thoại thác Drai Măk

Bắt nguồn từ dòng suối Êa Măk hiền hòa thuộc địa phận buôn Thái, xã Ea Kuêh (huyện Cư M’gar, Đắk Lắk), thác Drai Măk theo tiếng của người Êđê có nghĩa là “thác nước mang tên chàng Măk”.

Du lịch “hành xác”

Du lịch “hành xác”

(GLO)- Đời sống phát triển, ngày càng có nhiều người yêu thích tham quan, nghỉ dưỡng, giải trí, khám phá vùng đất mới. Dù vậy, kiểu du lịch “hành xác” với mục tiêu chụp được những bức ảnh đẹp nhất, chạy đua với thời gian để đến được nhiều nơi nhất lại đang khiến nhiều người cạn kiệt năng lượng.

Dịch vụ câu tôm, cua ở thị xã Ayun Pa hút khách

Dịch vụ câu tôm, cua ở thị xã Ayun Pa hút khách

(GLO)- Tuy mới đi vào hoạt động song mô hình dịch vụ câu tôm, cua tại thị xã Ayun Pa (tỉnh Gia Lai) thu hút rất đông người dân và các “cần thủ”. Không chỉ mang tính chất giải trí, người câu còn được thu “chiến lợi phẩm” để thưởng thức. 

Ruộng bậc thang ở buôn Ma Giai. Ảnh: N.Đ.M

Độc đáo ruộng bậc thang ở buôn Ma Giai

(GLO)- Nằm dưới chân núi Ơi Phí, buôn Ma Giai (xã Đất Bằng, huyện Krông Pa, tỉnh Gia Lai) được biết đến là ngôi làng của đồng bào dân tộc Chăm H’roi có nguồn gốc từ Phú Yên. Nơi đây hiện hữu những chân ruộng bậc thang độc đáo.