Em bé 8 tuổi ở Đà Lạt giành giải nhất cuộc thi viết truyện đồng thoại

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

Mới 8 tuổi, bé Phan Ngọc Đại Ngọc ở thành phố Đà Lạt, tỉnh Lâm Đồng đã giành giải nhất cuộc thi sáng tác truyện ‘Đóa hoa đồng thoại’ lần thứ 3, hạng mục Tiểu học.

Phan Ngọc Đại Ngọc nhỏ tuổi nhất, cùng nhận giải nhất với Phùng Thị Phương Anh (giữa) và Võ Lê Tú Anh - Ảnh: T.ĐIỂU
Phan Ngọc Đại Ngọc nhỏ tuổi nhất, cùng nhận giải nhất với Phùng Thị Phương Anh (giữa) và Võ Lê Tú Anh - Ảnh: T.ĐIỂU


Giải thưởng sáng tác truyện đồng thoại Eneos & Mogu (Đóa hoa đồng thoại) lần thứ ba vừa tổng kết, trao giải vào chiều tối nay, 20-10, tại Hà Nội, với sự tham dự và phát biểu của ông Yamada Takio - Đại sứ đặc mệnh toàn quyền Nhật Bản tại Việt Nam.

Cuộc thi nhằm tạo động lực cho các tác giả người Việt sáng tác truyện cho thiếu nhi Việt Nam, do dự án "Mọt sách Mogu" và quỹ "Bắc cầu" tổ chức, với thành phần giám khảo gồm các nhà văn Việt Nam và Nhật Bản.

Với 3 hạng mục: Tiểu học, Trung học cơ sở và Tự do, ban tổ chức đã trao 3 giải nhất, 6 giải nhì, 9 giải ba và 6 giải khuyến khích.

Bé Phan Ngọc Đại Ngọc (học sinh lớp 3 Trường tiểu học Đoàn Thị Điểm ở TP Đà Lạt, tỉnh Lâm Đồng) đã giành giải nhất hạng mục Tiểu học với truyện ngắn Những hạt mưa đi đâu?.

Đọc truyện của Đại Ngọc nhiều người sẽ khó tin đó là truyện của một bé mới 8 tuổi, cốt truyện hấp dẫn, giàu hiểu biết về thiên nhiên, ngữ pháp và hành văn quá mượt mà.

 

Phan Ngọc Đại Ngọc có năng khiếu thơ văn từ sớm - Ảnh: T.ĐIỂU
Phan Ngọc Đại Ngọc có năng khiếu thơ văn từ sớm - Ảnh: T.ĐIỂU


Tuy nhiên, mẹ của Đại Ngọc - bà Quỳnh Giao - nói với Tuổi Trẻ Online rằng bà chỉ giúp bé chỉnh sửa một số từ dùng chưa thật chính xác, còn lại, câu chuyện là của bé, bà muốn tôn trọng sáng tạo của con.

Lần đầu tiên viết truyện và dự thi đã giành giải nhất, nhưng điều này không quá bất ngờ với mẹ Đại Ngọc và các giáo viên của bé bởi ở trường Ngọc là "ngôi sao", không những học giỏi mà còn liên tục mang về cho nhà trường rất nhiều giải thưởng, huy chương trong các cuộc thi hát, hùng biện tiếng Anh…

Mẹ Đại Ngọc phát hiện bé có năng khiếu thơ văn từ rất sớm, lại rất ham mê đọc sách nên bà rất khuyến khích con viết. Trước khi viết truyện dự thi, Đại Ngọc đã thường xuyên viết "tản văn" và thơ.

Giải nhất hạng mục Trung học cơ sở thuộc về Phùng Thị Phương Anh, 14 tuổi, ở Hà Nội với truyện Ngôi sao và mặt trời. Phương Anh cũng đồng thời giành giải xuất sắc nhất của cuộc thi.

Phương Anh sẽ tham dự lễ trao giải của Giải thưởng Đóa hoa đồng thoại diễn ra tại Nhật Bản trong thời gian tới, khi tình hình dịch bệnh COVID-19 khả quan hơn.

Giải nhất hạng mục Tự do thuộc về Võ Lê Tú Anh (29 tuổi, ở TP.HCM) với truyện Cột đèn tổ chim.


 

Truyện Những hạt mưa đi đâu? của Đại Ngọc - Ảnh: T.ĐIỂU
Truyện Những hạt mưa đi đâu? của Đại Ngọc - Ảnh: T.ĐIỂU


Ngoài ra, ông Đặng Hồng Thái, 81 tuổi, ở Hà Nội, được trao phần quà dành cho người cao tuổi nhất tham gia dự thi.

Các tác phẩm đoạt giải được in sách Đóa hoa đồng thoại và phát hành rộng rãi.

Không chỉ có các đề tài về COVID-19, một số em nhỏ ở ngôi làng từng phải cách ly là thôn Sơn Lôi (tỉnh Vĩnh Phúc) cũng tham gia dự thi, trong đó một em được trao giải khuyến khích, là em Lê Nguyễn Thu Hương, 11 tuổi, với truyện Những quả trứng thần kỳ.

Là trưởng ban giám khảo của cả ba mùa giải, nhà văn Lê Phương Liên cho biết mùa giải năm nay tăng đột biến về số lượng với 1.351 tác phẩm được gửi đến từ 51 tỉnh thành khắp cả nước.

Cùng với sự gia tăng về số lượng, các tác phẩm dự thi năm nay có nhiều tác phẩm rất sáng tạo, các em quan tâm tới những câu chuyện vừa trừu tượng lại vừa gần gũi, hướng tới thiên nhiên và tình cảm gia đình.

Điều đặc biệt là nhiều tác phẩm cho thấy các em "có một cái nhìn khác hẳn thế hệ trước, cực kỳ chân thật trong cảm xúc, biểu hiện tâm lý thời đại mới".

Theo THIÊN ĐIỂU (TTO)

Có thể bạn quan tâm

Nhà văn Nguyễn Nhật Ánh tiết lộ cách viết '3 trong 1' ở 'Tiệm sách của nàng'

Nhà văn Nguyễn Nhật Ánh tiết lộ cách viết '3 trong 1' ở 'Tiệm sách của nàng'

Trong số các tác phẩm của nhà văn Nguyễn Nhật Ánh, đã có nhiều tựa sách đề cập đến nhân vật nữ cá tính như: Nữ sinh, Những cô em gái, Út Quyên và tôi… nhưng đây là lần đầu tiên từ khóa “sách” và “nàng” cùng xuất hiện trên bìa tác phẩm mới, tạo cho bạn đọc sự tò mò thú vị.

Phương án sắp xếp cơ quan báo chí thuộc Chính phủ và bộ, ngành

Phương án sắp xếp cơ quan báo chí thuộc Chính phủ và bộ, ngành

Quán triệt nội dung định hướng sắp xếp, tinh gọn tổ chức bộ máy của Chính phủ theo yêu cầu của Ban Chỉ đạo Trung ương về tổng kết việc thực hiện Nghị quyết số 18-NQ/TW và của Bộ Chính trị, Ban Chỉ đạo của Chính phủ về tổng kết việc thực hiện Nghị quyết số 18-NQ/TW đã xây dựng phương án sắp xếp, tinh gọn tổ chức bộ máy của Chính phủ, trong đó có các cơ quan báo chí thuộc Chính phủ.

Các nghệ nhân xã Glar (huyện Đak Đoa) chụp ảnh lưu niệm trước tác phẩm “Nét Tây Nguyên”. Ảnh: N.A.M

“Nét Tây Nguyên”

(GLO)- Tại Ngày hội Di sản văn hóa năm 2024 vừa diễn ra ở khu vực Bảo tàng tỉnh Gia Lai, tác phẩm “Nét Tây Nguyên” gồm 1 cụm 5 trụ gỗ của nhà điêu khắc Nguyễn Nam-Hội viên Hội Văn học Nghệ thuật tỉnh đã tạo nên điểm nhấn, một nét Tây Nguyên riêng có giữa lòng phố núi.

Tranh minh họa (nguồn internet).

Thơ Đại Dương: Kính rượu thầy giáo cũ

(GLO)- Bài thơ "Kính rượu thầy giáo cũ" của tác giả Đại Dương chứa đựng nhiều tình cảm và lòng tri ân sâu sắc. Mỗi câu thơ là hình ảnh rất chân thật về một thời gian khó cắp sách đến trường, về những hy sinh thầm lặng của thầy giáo và cả sự khắc khoải, trăn trở của người học trò đã trưởng thành...

Thơ Hà Hoài Phương: Những ngôi sao xanh

Thơ Hà Hoài Phương: Những ngôi sao xanh

(GLO)- Hình ảnh "những ngôi sao xanh" trong thơ Hà Hoài Phương tượng trưng cho ánh sáng hy vọng không bao giờ tắt, dẫu rằng có bao nhiêu khó khăn, thử thách hay bóng tối bao phủ. Những ngôi sao ấy là niềm tin, sức mạnh tinh thần giúp con người vượt qua mọi gian truân cuộc sống...

Tặng em nỗi nhớ ngược chiều

Thơ Từ Dạ Linh: Tặng em nỗi nhớ ngược chiều

(GLO)- "Tặng em nỗi nhớ ngược chiều" của Từ Dạ Linh mang vẻ đẹp mộc mạc, đầy hoài niệm về tuổi thơ, về những khoảnh khắc hồn nhiên mà người ta thường dễ dàng quên đi. Ẩn chứa trong đó cũng là nỗi nhớ, sự lưu luyến về tình yêu đầu đời với những xúc cảm tinh khôi, thuần khiết...

Ảnh minh họa. Nguồn : Internet

Niềm vui đọc sách

(GLO)- Từ lâu, đọc sách đã là một hoạt động được ưa thích của nhiều người, được khích lệ ở nhiều nơi vì những lợi ích mà nó mang lại. Tôi vẫn giữ thói quen đọc đều đặn mỗi ngày. Điều đó vừa cần thiết cho công việc, vừa là cách để tôi giải trí và tìm hiểu về thế giới xung quanh.