Pleiku: Vỉa hè đường Trần Phú bị lấn chiếm

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
(GLO)- Tại nhiều đoạn đường Trần Phú (TP. Pleiku, tỉnh Gia Lai), hàng hóa được bày ra tận sát mép đường, người đi bộ phải bước xuống lòng đường mới có thể di chuyển. Đã vậy, đoạn này lưu lượng xe cộ và người đi lại tấp nập, rất nguy hiểm cho người và phương tiện tham gia giao thông. 
Trong những năm qua, TP. Pleiku đã nhiều lần đầu tư sửa chữa, tôn tạo hệ thống giao thông nội-ngoại thành phục vụ việc đi lại của người dân. Đặc biệt, để chuẩn bị cho sự kiện thành phố trở thành đô thị loại I trực thuộc tỉnh, TP. Pleiku đã triển khai dự án chỉnh trang, nâng cấp, mở rộng nhiều đường phố ở khu vực trung tâm.
Riêng Dự án nâng cấp, mở rộng đường Trần Phú có chiều dài 770 m, điểm đầu từ Km0 giao với đường Lê Lai, điểm cuối tại Km 0+694,2 giao với đường Lý Thái Tổ. Mặt đường được mở rộng, xây dải phân cách cứng và trồng cây xanh ở giữa, hệ thống vỉa hè được san bằng không lồi lõm, gồ ghề như trước và lót đá. Sau khi hoàn thành, bộ mặt Phố núi hoàn toàn thay đổi, văn minh hiện đại hơn.
Cứ tưởng khi đường thông, hè thoáng thì nếp sống đô thị của cư dân Pleiku sẽ khác. Thế nhưng, thực tế không phải vậy. Một bộ phận người dân lại tiếp tục lấn chiếm vỉa hè để mua bán.
Đường Trần Phú cũng chịu chung “nghịch cảnh”, nhất là đoạn từ điểm giao với đường Lê Lai đến ngã tư Đinh Tiên Hoàng, thuộc địa bàn phường Diên Hồng. Tại đây, hàng hóa được bày ra tận sát mép đường, người đi bộ phải bước xuống lòng đường mới có thể di chuyển. Đã vậy, đoạn này lưu lượng xe cộ và người đi lại tấp nập, rất nguy hiểm cho người và phương tiện tham gia giao thông.
Theo Quy định một số biện pháp và trách nhiệm của các ngành, các cấp trong công tác bảo đảm trật tự, an toàn giao thông trên địa bàn tỉnh (ban hành kèm theo Quyết định số 83/2006/QĐ-UBND ngày 19-10-2006 của UBND tỉnh): “Hè phố có chiều rộng lớn hơn 3 m thì dành tối thiểu 3 m tính từ mép bó vỉa hè trở vào dành cho người đi bộ, phần còn lại UBND các huyện, thị xã, thành phố cho phép sử dụng tạm thời không quá 3 m tính từ chỉ giới xây dựng trở ra làm nơi kinh doanh”.
Đường Trần Phú (TP. Pleiku). Ảnh: Nguyên Anh
Một đoạn vỉa hè đường Trần Phú (TP. Pleiku) bị lấn chiếm để bày bán hàng hóa, dựng xe máy. Ảnh: Nguyên Anh
Quy định của UBND tỉnh rõ ràng là vậy, nhưng thực tế lâu nay các gia chủ trên đoạn đường Trần Phú nói trên vẫn ngang nhiên lấn chiếm, không chỉ 3 m tính từ chỉ giới xây dựng trở ra (đây chỉ là cho phép có tính tạm thời) mà sử dụng toàn bộ vỉa hè phía trước nhà mình để kinh doanh, lấn hết phần dành cho người đi bộ.
Có ý kiến cho rằng, tình trạng lấn chiếm hè phố là điều không thể chấp nhận ở một đô thị loại I như TP. Pleiku. Cá nhân người viết bài này thì không nghĩ vậy, bởi ngay cả đô thị loại II, loại III, loại IV và đường giao thông nông thôn cũng không được phép lấn chiếm vỉa hè, lề đường. Đó là hành vi vi phạm pháp luật, ảnh hưởng lớn đến môi trường, đời sống và trật tự, an toàn giao thông.
Trước thực trạng này, đề nghị chính quyền TP. Pleiku và nhất là chính quyền phường Diên Hồng có biện pháp xử lý ngay để trả lại hè phố cho người đi bộ, thể hiện nét đẹp văn minh đô thị!
NGUYÊN ANH

Có thể bạn quan tâm

Quân và dân chung tay làm sạch môi trường suối Hội Phú

Quân và dân chung tay làm sạch môi trường suối Hội Phú

(GLO)- Những ngày cuối năm 2024, bờ kè suối Hội Phú (TP. Pleiku) như được khoác lên mình tấm áo mới khi các cán bộ, chiến sĩ Trung đoàn 1 (Sư đoàn 2, Quân khu 5), Trung đoàn 48 (Sư đoàn 320, Quân đoàn 34) và đoàn viên, thanh niên cùng nhau phát quang cỏ dại, cải tạo cảnh quan để chào đón năm mới.

Người dân trên địa bàn tỉnh khoan giếng để lấy nước sinh hoạt và tưới cho cây trồng. Ảnh: Lê Nam

Báo cáo tình hình khai thác tài nguyên nước và lắp đặt thiết bị giám sát tài nguyên nước trước ngày 30-1-2025

(GLO)- Triển khai thực hiện Luật Tài nguyên nước năm 2023, Sở TN-MT Gia Lai vừa có Công văn số 4642/STNMT-KS-TNN, yêu cầu các tổ chức, cá nhân hoạt động khai thác tài nguyên nước trên địa bàn tỉnh thực hiện lập báo cáo tình hình khai thác tài nguyên nước gửi về Sở trước ngày 30-1-2025.

Quy hoạch tỉnh Bình Phước thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050: TẦM NHÌN MỚI, CƠ HỘI MỚI, GIÁ TRỊ MỚI

E-magazineQuy hoạch tỉnh Bình Phước thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050: TẦM NHÌN MỚI, CƠ HỘI MỚI, GIÁ TRỊ MỚI

VỚI TẦM NHÌN DÀI HẠN NHẰM PHÁT HUY HIỆU QUẢ CÁC LỢI THẾ CỦA TỈNH, QUY HOẠCH LÀ CĂN CỨ KHOA HỌC VÀ THỰC TIỄN ĐỂ BÌNH PHƯỚC SẮP XẾP, BỐ TRÍ HIỆU QUẢ CÁC KHÔNG GIAN PHÁT TRIỂN, HỆ THỐNG ĐÔ THỊ VÀ PHÂN BỐ DÂN CƯ, KẾT CẤU HẠ TẦNG, PHÂN BỔ ĐẤT ĐAI…

Gia Lai: Không ban hành văn bản quy phạm pháp luật đối với 4 loại giấy tờ về sở hữu đất và nhà ở

Gia Lai: Không ban hành văn bản quy phạm pháp luật đối với 4 loại giấy tờ về sở hữu đất và nhà ở

(GLO)- Ủy ban nhân dân tỉnh Gia Lai vừa thống nhất không ban hành văn bản quy phạm pháp luật theo quy định tại điểm n khoản 1 Điều 137 Luật Đất đai năm 2024 đối với 4 loại giấy tờ do UBND TP. Pleiku và Văn phòng Đăng ký đất đai chi nhánh thành phố đề xuất.

Gia đình bà Nguyễn Thị Kim Hương (tổ 2, phường Ngô Mây) tự nguyện tháo dỡ hàng rào, hiến đất để mở rộng đường. Ảnh: M.N

An Khê huy động nguồn lực hoàn thiện hạ tầng giao thông

(GLO)- Những năm qua, thị xã An Khê đã tập trung nguồn lực đầu tư phát triển hạ tầng giao thông từ nội thị đến nông thôn. Nhờ đó, mạng lưới giao thông được kết nối, đáp ứng nhu cầu giao thương hàng hóa, đi lại của người dân và giúp địa phương hoàn thành chỉ tiêu, nhiệm vụ phát triển kinh tế-xã hội.