Pleiku khởi sắc từ hạ tầng giao thông

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

(GLO)-Thành phố Pleiku là trung tâm kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội của tỉnh Gia Lai. 50 năm sau ngày giải phóng, phố núi đã khoác lên mình diện mạo mới của một đô thị trẻ giàu tiềm năng phát triển. Trong đó, đáng chú ý nhất là hạ tầng giao thông được đầu tư đồng bộ, hiện đại và khang trang.

Trong nội thành, những con đường chính như: Hai Bà Trưng, Trần Phú, Phạm Văn Đồng, Nguyễn Tất Thành... đã được mở rộng thành 2 làn đường, ở giữa trồng hoa và cây xanh, trang bị hệ thống điện chiếu sáng, thùng rác đa chức năng, góp phần nâng tầm mỹ quan đô thị.

Không những thế, một số con đường cũng đã được nâng cấp mở rộng mặt đường, vỉa hè sạch đẹp như: Quyết Tiến, Đồng Tiến, Wừu, Trần Hưng Đạo, Hoàng Văn Thụ, Nguyễn Thiện Thuật... Ngoài ra, tuyến đường Nguyễn Văn Linh nối 2 bờ Đông Tây thành phố hiện cũng bước vào thi công giai đoạn 2.

Bên cạnh đó còn phải kể đến hệ thống giao thông ven đô với các tuyến đường như: Trần Can, Trần Nhật Duật, Phạm Hùng, Tôn Đức Thắng, Nguyễn Chí Thanh, Đào Duy Từ, Lý Thường Kiệt, Lý Chính Thắng, Nguyễn Bá Lại, Trần Văn Bình đang được nâng cấp, mở rộng; đường làng ngoại ô, hẻm trong phố cũng dần được bê tông hóa, nhựa hóa.

duong-hai-ba-trung-tp-pleiku-duoc-dau-tu-nang-cap-ngay-cang-hien-dai-va-khang-trang-anh-minh-tien.jpg
Đường Hai Bà Trưng (TP. Pleiku) được đầu tư nâng cấp ngày càng hiện đại và khang trang. Ảnh: Minh Tiến

Theo lời kể của những người có mặt tại Pleiku từ những ngày đầu mới giải phóng (17-3-1975), thị xã ngày ấy chỉ có khoảng vài chục con đường lớn nhỏ nhưng được quy hoạch rất bài bản. Trong đó, Trịnh Minh Thế (nay là đường Trần Hưng Đạo) được xem là con đường đẹp nhất Pleiku thời ấy nhờ những tán cây lâu năm hai bên đường vắt qua nhau, tạo nên những vòm lá xanh như cổng trời.

Đường sá Pleiku trước giải phóng hẹp và ngắn (khoảng 5-6 m). Đường trải nhựa chỉ có ở nội thành và quốc lộ đi ngang qua, còn lại là đường đất, nhỏ, mùa mưa trơn trượt, mùa nắng bụi bay mù trời.

Dài nhất là đường Hoàng Diệu (nay là đường Hùng Vương) với khoảng 3 km; ngắn nhất là đường Phan Châu Trinh (nối Hoàng Diệu với Quang Trung, nay là con dốc ngã ba Diệp Kính, không có tên đường) với chiều dài chỉ 200 m.

Con phố chính của Pleiku ngày ấy rất ngắn, bắt đầu từ ngã ba Diệp Kính, trên đường Hoàng Diệu thẳng đến ngã ba Bưu điện, vòng qua các đường Trịnh Minh Thế, Phó Đức Chính, Quang Trung, rồi quay về lại ngã ba Diệp Kính và đoạn đường Phan Bội Châu.

Vì vậy, trong bài thơ: ‘‘Còn một chút gì để nhớ’’ của Vũ Hữu Định có câu: ‘‘...Phố xá không xa nên phố tình thân/Đi dăm phút đã về chốn cũ”. Sau này, nhạc sĩ Phạm Duy đã phổ nhạc cho bài thơ này và ca khúc được khá nhiều người biết đến.

Sau 50 năm giải phóng, TP. Pleiku đã hình thành thêm rất nhiều tuyến đường lớn nhỏ (theo thống kê sơ bộ khoảng trên 400 tuyến đường), được trải nhựa hoặc bê tông và ngày càng mở rộng.

Nếu như trước đây, cửa ngõ vào Pleiku ở phía Đông chỉ có quốc lộ 19 giao với quốc lộ 14 và đường Hùng Vương, hợp thành ngã ba Phù Đổng thì nay đã mở thêm rất nhiều tuyến đường như: Nguyễn Chí Thanh, Lý Nam Đế, Nguyễn Tất Thành, Phù Đổng, Cách Mạng Tháng Tám, Tôn Thất Tùng... và trong tương lai không xa sẽ hình thành đường hành lang kinh tế phía Đông đi qua các xã: Trà Đa, Biển Hồ.

Ở cửa ngõ phía Bắc cũng mở ra nhiều con đường mới như: Trường Sơn, Ký Con, Lê Quang Định, Nguyễn Kiệm, Lê Văn Hưu, Trần Đại Nghĩa... Ở cửa ngõ phía Nam cũng đường nối đường gồm: Trường Sa, Nguyễn Siêu, Vũ Lăng, Lý Chính Thắng... Cùng với việc mở rộng đường giao thông, nhiều khu đô thị mới, khu dân cư cũng mọc lên san sát, tạo sự nhộn nhịp, năng động cho đô thị Pleiku giàu bản sắc và hiện đại.

Có thể bạn quan tâm

 “Chợ dân sinh giảm thiểu rác thải nhựa-túi nilon” nâng cao ý thức bảo vệ môi trường

“Chợ dân sinh giảm thiểu rác thải nhựa-túi nilon” nâng cao ý thức bảo vệ môi trường

(GLO)- Mô hình “Chợ dân sinh giảm thiểu rác thải nhựa-túi nilon” do Đoàn phường Yên Thế (TP. Pleiku) triển khai tại chợ Yên Thế đã góp phần nâng cao ý thức của người dân trong việc giảm thiểu sử dụng túi nilon và sản phẩm nhựa dùng một lần khi đi chợ để bảo vệ môi trường.

Tổ thu gom rác thải thôn 1 (xã Nghĩa Hưng, huyện Chư Păh) được thành lập từ tháng 10-2022, duy trì các hoạt động thu gom rác thải, góp phần bảo vệ môi trường. Ảnh: Văn Dư

Nông dân xử lý rác để giảm phát thải khí nhà kính

(GLO)- Sáng 24-3, tại Trung tâm Hội nghị Pleiku Palace (TP. Pleiku), Hội Nông dân tỉnh tiến hành hội thảo và tổng kết Dự án “Tuyên truyền, vận động nông dân xử lý rác thải tại Việt Nam, góp phần vào nỗ lực giảm phát thải khí nhà kính của cộng đồng quốc tế” tại Gia Lai.

Drim House, ngôi nhà đậm chất Bắc giữa phố núi Pleiku

Drim House, ngôi nhà đậm chất Bắc giữa phố núi Pleiku

(GLO)- Giữa lòng phố núi Pleiku, Drim House nổi bật như một điểm nhấn kiến trúc mang đậm dấu ấn vùng quê Bắc Bộ. Không chỉ là không gian sống, Drim House còn là “hơi thở” Bắc Bộ hòa quyện cùng bản sắc Tây Nguyên, tạo nên một tổ ấm vừa quen thuộc vừa mới mẻ cho 3 thế hệ trong gia đình.

Các đơn vị khẩn trương thi công hồ thị trấn Phú Hòa theo tiến độ. Ảnh: N.D

Dự án hồ thị trấn Phú Hòa: Kỳ vọng phát triển du lịch sinh thái

(GLO)- Dự án hồ thị trấn Phú Hòa (huyện Chư Păh, tỉnh Gia Lai) được khởi công vào cuối tháng 12-2023, dự kiến hoàn thành trong năm 2025. Công trình được kỳ vọng làm thay đổi cảnh quan môi trường, kết hợp du lịch sinh thái khu vực trung tâm huyện và mang lại nguồn nước phục vụ sản xuất nông nghiệp.

Nhờ chương trình xây dựng nông thôn mới, nhiều tuyến đường giao thông ở buôn Bluk (xã Phú Cần) được bê tông hóa giúp người dân đi lại thuận tiện. Ảnh: L.N

Krông Pa ưu tiên nguồn lực phát triển mạng lưới giao thông

(GLO)-Huyện Krông Pa ưu tiên nguồn lực để đầu tư phát triển mạng lưới giao thông nông thôn, nhất là vùng đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS). Nhờ đó, đến nay, hệ thống giao thông trên địa bàn huyện đã cơ bản đáp ứng nhu cầu đi lại của người dân và tạo động lực cho khu vực vùng sâu, vùng xa phát triển.