Pleiku: 36 trường học được đầu tư trong dự án "Giảm tốc độ-Trường học an toàn"

Theo dõi Báo Gia Lai trênGoogle News

(GLO)- Từ Dự án “Giảm tốc độ-Trường học an toàn”, trên địa bàn TP. Pleiku đã có 36 trường học được đầu tư các hạng mục về đảm bảo an toàn giao thông.

Trong đó, giai đoạn 1 triển khai từ tháng 4-2018 đến tháng 6-2020 tại 2 Trường Tiểu học: Nguyễn Lương Bằng và Phan Đăng Lưu. Giai đoạn 2 triển khai từ tháng 7-2020 đến tháng 3-2022 tại 28 trường tiểu học; triển khai mở rộng dự án TP. Pleiku chủ động triển khai đầu tư 6 khu vực “Giảm tốc độ-Trường học an toàn” tại các trường học trên địa bàn.

Công an TP. Pleiku điều tiết giao thông giúp học sinh qua đường giờ cao điểm. Ảnh: Bá Bính
Công an TP. Pleiku điều tiết giao thông giúp học sinh qua đường giờ cao điểm. Ảnh: Bá Bính

Dự án “Giảm tốc độ-Trường học an toàn” do Quỹ Phòng-chống Thương vong Châu Á (Quỹ AIP) tài trợ được triển khai trên địa bàn tỉnh Gia Lai (từ năm 2018-2022). Đến nay, các hoạt động của dự án góp phần cải tạo hạ tầng đường bộ khu vực trường học như: cổng trường được bố trí một cách phù hợp với địa hình giao thông, thông thoáng, có vạch kẻ sang đường dành cho người đi bộ, vỉa hè, lan can inox để tách lối đi bộ và khu vực đậu xe cho phụ huynh, biển báo giao thông thông báo giới hạn tốc độ theo mốc chuẩn an toàn giao thông quy định…

Qua khảo sát, về đánh giá hạng sao sau cải tạo hạ tầng tại các trường học tối thiểu đạt mức 3/5 sao. Trong đó, có 21 trường tiểu học đạt 5 sao, 3 trường đạt 4 sao. Tình hình giao thông qua khu vực trường học ổn định, vi phạm tốc độ qua trường học có đặt biển báo hạn chế tốc độ giảm; va chạm giao thông trong khu vực các trường giảm từ 1,2% trong quý I năm 2021 xuống còn 0,8% trong quý II năm 2022. Nhờ đó, ý thức chấp hành Luật Giao thông đường bộ, nhất là tầm quan trọng của việc giảm tốc độ khu vực trường học của phụ huynh, học sinh và người tham gia giao thông được nâng lên rõ rệt, hạn chế nguy cơ tai nạn giao thông, đảm bảo an toàn cho học sinh, đặc biệt là vào các khung giờ cao điểm.

Hiện dự án đang tập trung cho giai đoạn mở rộng. Theo đó, TP. Pleiku tiếp tục quan tâm cải tạo hạ tầng đường bộ khu vực trường học; tuyên truyền nâng cao nhận thức của học sinh, phụ huynh và cộng đồng về giảm tốc độ; phát triển và triển khai giảng dạy thí điểm giáo trình điện tử an toàn giao thông làm cơ sở cho việc áp dụng trên toàn quốc; hỗ trợ, tư vấn cho cơ quan quản lý quyết định giới hạn tốc độ tại khu vực trường học ở TP. Pleiku bằng các giải pháp tổng thể về công tác quản lý Nhà nước; hệ thống kết cấu hạ tầng giao thông và tổ chức giao thông; phương tiện giao thông qua khu vực trường học; tuyên truyền, giáo dục về an toàn giao thông, nhằm đảm bảo an toàn cho học sinh trong nội bộ trường học và trên đường đến trường, về nhà.

 

BÁ BÍNH
 

Có thể bạn quan tâm

Thích ứng với sụt lún

Tp Hồ Chí Minh cần thích ứng với sụt lún

Những nghiên cứu về tình trạng sụt lún công bố gần đây cho thấy nguy cơ 'chìm dần' của TP.HCM không thể xem thường, đặc biệt là tốc độ lún nền đất cao gấp khoảng hai lần mực nước biển dâng (khoảng 1 cm/năm). Đáng lo ngại hơn, sụt lún chưa có dấu hiệu dừng lại.

Nhiều con hẻm trên địa bàn phường Ngô Mây được đổ bê tông xi măng tạo điều kiện cho người dân đi lại thuận lợi hơn. Ảnh: N.M

Phường Ngô Mây nỗ lực đạt chuẩn đô thị văn minh

(GLO)- Thực hiện Quyết định số 04/2022/QĐ-TTg ngày 18-2-2022 của Thủ tướng Chính phủ về quy định tiêu chí, trình tự, thủ tục xét công nhận đạt chuẩn đô thị văn minh và chỉ đạo của cấp trên, đến nay, phường Ngô Mây (thị xã An Khê, tỉnh Gia Lai) đã đạt 6/9 tiêu chí, 49/52 tiêu chuẩn đô thị văn minh.