Phú Thiện phát triển nông nghiệp gắn với du lịch

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
(GLO)- Sở hữu nhiều thắng cảnh thiên nhiên, di tích lịch sử, bề dày văn hóa cùng cơ cấu nông nghiệp đa dạng, huyện Phú Thiện (tỉnh Gia Lai) có điều kiện thuận lợi để phát triển các loại hình du lịch, nhất là du lịch trải nghiệm nông nghiệp. Đây là hướng đi mà các hợp tác xã trên địa bàn đang hướng tới.
Nền tảng nông nghiệp
Xã Ayun Hạ hiện có 3 hợp tác xã (HTX) gồm: HTX Nuôi trồng thủy sản, HTX Nông nghiệp Đoàn Kết và HTX Nông nghiệp và Du lịch Phú Vượng. Trong đó, HTX Nông nghiệp và Du lịch Phú Vượng được chọn là 1 trong 2 HTX điểm của tỉnh. Đồng thời, đây cũng là HTX được chọn xây dựng mô hình HTX nông nghiệp gắn với du lịch nông thôn của huyện Phú Thiện. Trên cơ sở đó, năm 2020, HTX Nông nghiệp và Du lịch Phú Vượng tập hợp 26 thành viên với vốn điều lệ 150 triệu đồng. Ông Lê Xuân Mạnh-Chủ tịch UBND xã Ayun Hạ, thành viên HTX-cho hay: “Gia đình tôi trồng xen canh các loại cây ăn quả như: cam, mít, xoài, bưởi trên diện tích 2 ha. Tôi định hướng phát triển vườn cây theo hướng nông trại, mùa nào thức nấy, vừa đa dạng cây trồng, tăng nguồn thu, vừa có thể thu hút khách đến tham quan, trải nghiệm thu hoạch trái cây”.
Phát triển vườn cây ăn quả gắn với du lịch là hướng đi mới của các HTX nông nghiệp ở Phú Thiện. Ảnh: Vũ Chi
Phát triển vườn cây ăn quả gắn với du lịch là hướng đi mới của các HTX nông nghiệp ở Phú Thiện. Ảnh: Vũ Chi
Ông Nguyễn Hoàng Phong-Bí thư Huyện ủy Phú Thiện: Cùng với kinh tế nông nghiệp, phát triển du lịch là một trong những định hướng mũi nhọn của địa phương trong thời gian tới. Huyện ủy đã giao Phòng Văn hóa-Thông tin phối hợp với các phòng chuyên môn và địa phương xây dựng nghị quyết chuyên đề về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với đẩy mạnh thu hút các nguồn lực đầu tư phát triển nông nghiệp-du lịch và mô hình hợp tác xã nông nghiệp gắn với du lịch nông thôn, phát triển năng lượng tái tạo.

Theo ông Đào Ánh Sáng-Phó Chủ tịch Hội Nông dân xã Ayun Hạ, Phó Giám đốc HTX Nông nghiệp và Du lịch Phú Vượng, tổng diện tích sản xuất nông nghiệp của các thành viên HTX khoảng 75 ha. Ngoài cây lúa, các thành viên còn trồng thêm cây ăn quả, đào ao nuôi cá theo mô hình VAC. Tất cả đều được canh tác theo hướng nông nghiệp sạch nhằm tạo ra sản phẩm an toàn, đáp ứng nhu cầu của người tiêu dùng. “Hiện tại, một số thành viên có vườn cây ăn quả trồng xung quanh khu vực Di tích lịch sử-văn hóa cấp quốc gia Plei Ơi, gần hồ thủy lợi Ayun Hạ. Trước mắt, HTX xây dựng các vườn cây, ruộng lúa đạt chất lượng, đủ điều kiện, quy mô để từng bước hình thành các sản phẩm du lịch nông nghiệp phù hợp”-ông Sáng thông tin.

Trong khi đó, HTX Nông nghiệp Chư A Thai (xã Ia Ake) là HTX điểm của tỉnh. Mục tiêu chính của HTX là đẩy mạnh chuỗi liên kết bền vững trong sản xuất lúa nước, hướng đến mở rộng thêm một số cây trồng, trong đó có cây ăn quả. Ông Phạm Ngọc Nghĩa-Chủ tịch Hội đồng Quản trị kiêm Giám đốc HTX-cho hay: “Định hướng chính của HTX là tập trung phát triển nông nghiệp và liên kết phát triển du lịch. Ngoài ra, HTX còn có trung tâm trưng bày, giới thiệu, kết nối giao thương sản phẩm OCOP và phân phối sản phẩm nông sản sạch nằm sát quốc lộ 25. Đây không chỉ là điểm dừng chân thú vị dành cho du khách trên tuyến tham quan, khám phá các điểm du lịch trong huyện mà còn là nơi để họ lựa chọn các sản phẩm nông nghiệp sạch, chất lượng của địa phương”.
Kết nối các loại hình du lịch
Đứng chân ở điểm tiếp giáp giữa huyện Chư Sê và Phú Thiện, nơi có nhiều danh làm thắng cảnh, di tích lịch sử-văn hóa, không khó để các HTX ở xã Ayun Hạ phát triển du lịch, nhất là loại hình du lịch trải nghiệm nông nghiệp. Phó Giám đốc HTX Nông nghiệp và Du lịch Phú Vượng chia sẻ: “Phát triển nông nghiệp gắn với du lịch là hướng đi rất khả quan, giúp người dân tăng thêm thu nhập, khai thác hiệu quả các tiềm năng của địa phương. Chúng tôi cũng đã định hướng hình thành một số sản phẩm du lịch trải nghiệm như: trồng, thu hoạch lúa; tham quan và hái quả trong các vườn cây; tham quan Khu di tích lịch sử văn hóa quốc gia Plei Ơi cùng nghi thức cúng cầu mưa đặc sắc, khám phá lòng hồ Ayun Hạ, chùa Quang Sơn, một số ngôi làng Jrai truyền thống, thưởng thức ẩm thực địa phương…”.
Nghi thức cúng cầu mưa sẽ tạo điểm nhấn trong liên kết phát triển du lịch của huyện Phú Thiện
Nghi thức cúng cầu mưa sẽ tạo điểm nhấn trong liên kết phát triển du lịch của huyện Phú Thiện. Ảnh: Phương Linh

Theo đó, trong 2 năm tới, cùng với xây dựng nền tảng nông nghiệp vững chắc, chất lượng, HTX cũng tiến hành khôi phục một số nét văn hóa truyền thống của người Jrai trên địa bàn Ayun Hạ như: cồng chiêng, dệt thổ cẩm, phục hồi các món ăn truyền thống như cà đắng, gà nướng, cơm lam… Ông Đào Ánh Sáng thông tin: “Hiện tại, chúng tôi kêu gọi bà con Plei Ơi và Plei Ring Đáp thành lập đội cồng chiêng, khuyến khích chị em dệt thổ cẩm, mặc trang phục truyền thống trong những dịp lễ, hội hoặc tiếp đón du khách. Vừa qua, một số hộ dân 2 làng tham gia lớp tập huấn làm du lịch cộng đồng nhằm nâng cao kiến thức, kỹ năng, hình thành các dịch vụ phục vụ cho du khách khi đến tham quan trải nghiệm”. Bên cạnh đó, HTX cũng liên kết trưng bày, giới thiệu các sản phẩm OCOP và phân phối sản phẩm nông sản sạch tại HTX Nông nghiệp Chư A Thai như: chả cá thác lác, cá rô phi một nắng…

Mô hình nông nghiệp gắn với du lịch mới triển khai trên địa bàn nên Ban Quản trị HTX không tránh khỏi những bỡ ngỡ ban đầu. Chủ tịch UBND xã Ayun Hạ Lê Xuân Mạnh cho biết: “Để hỗ trợ HTX phát triển sản xuất nông nghiệp gắn với du lịch, kế hoạch kinh tế-xã hội hàng năm của xã chú trọng nhất định vào ngành kinh tế du lịch trên cơ sở kế hoạch tổng thể của huyện. Cùng với đó, chú trọng tạo mối liên kết phát triển du lịch giữa xã với xã, huyện với huyện để hình thành các tuyến trải nghiệm, những điểm dừng chân khám phá hợp lý, tạo sự hấp dẫn du khách”.
PHƯƠNG LINH

Có thể bạn quan tâm

Điểm hẹn xanh An Toàn

Điểm hẹn xanh An Toàn

An Toàn là một xã vùng cao của An Lão - huyện miền núi nằm ở phía Tây Bắc tỉnh Bình Định, vùng đất còn giữ được vẻ đẹp nguyên sơ, trong lành, điểm đến lý tưởng cho những ai muốn được chữa lành giữa thiên nhiên xanh tươi, thế giới tự nhiên hài hòa.

Quảng Ngãi: Đảo Bé Lý Sơn có gì mà được ví như 'thiên đường' giữa biển khơi?

Quảng Ngãi: Đảo Bé Lý Sơn có gì mà được ví như 'thiên đường' giữa biển khơi?

Đảo Bé, huyện Lý Sơn, tỉnh Quảng Ngãi được ví như “thiên đường” du lịch giữa biển khơi, nơi đây sở hữu cảnh sắc hoang sơ, những vách đá trầm tích núi lửa hàng triệu năm, bờ cát trắng mịn, bờ biển đẹp... Chính vẻ đẹp vừa mộc mạc, vừa thơ mộng ấy đã mang lại sức hút riêng biệt cho vùng đất này.

Săn chỗ xem diễu binh dịp đại lễ

Săn chỗ xem diễu binh dịp đại lễ

Những ngày qua, từ khóa được nhắc tới nhiều nhất tại TP.HCM có lẽ là "lễ diễu binh, diễu hành 30.4". Hình ảnh từng khối diễu binh khổ luyện và buổi hợp luyện đầu tiên lần lượt được chia sẻ khắp các nền tảng, khiến người người, nhà nhà càng thêm háo hức, cấp tập đi "săn" chỗ đón sự kiện lịch sử.

Núi lửa Chư Đang Ya, thác K50 góp mặt trong clip quảng bá nhân dịp Hội nghị thượng đỉnh P4G

Núi lửa Chư Đang Ya, thác K50 góp mặt trong clip quảng bá nhân dịp Hội nghị thượng đỉnh P4G

(GLO)- Nhân sự kiện Hội nghị thượng đỉnh P4G lần thứ 4 do Việt Nam đăng cai tổ chức, Trung tâm Thông tin du lịch (Cục Du lịch Quốc gia Việt Nam) vừa chính thức ra mắt 3 video clip quảng bá vẻ đẹp du lịch Việt Nam. Trong đó, Gia Lai góp mặt với 2 đại diện là núi lửa Chư Đang Ya và thác K50.

'Nóng' với du lịch dịp lễ 30-4 và 1-5

'Nóng' với du lịch dịp lễ 30-4 và 1-5

Kỳ nghỉ lễ 30-4 và 1-5 kéo dài 5 ngày, tạo cơ hội cho nhiều gia đình lên lịch vui chơi. Đặc biệt, tour nội địa có xu hướng dịch chuyển ngược, khi lượng khách đổ về TPHCM khá đông nhân dịp kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước.

Không gian văn hóa ẩm thực Kon Tum

Không gian văn hóa ẩm thực Kon Tum

Phát huy lợi thế và tiềm năng về phát triển kinh tế đêm của địa phương, UBND phường Quyết Thắng (thành phố Kon Tum) triển khai xây dựng Không gian văn hóa ẩm thực Kon Tum với quy mô 51 gian hàng trên khu đất rộng hơn 5.100m2 tại khu vực đường Bạch Đằng.

Độc đáo ruộng bậc thang ở xã Dun

E-magazineĐộc đáo ruộng bậc thang ở xã Dun

(GLO)- Ở xã Dun (huyện Chư Sê, tỉnh Gia Lai), những thửa ruộng bậc thang không chỉ là kết quả của quá trình lao động miệt mài mà còn thể hiện sự sáng tạo và khả năng thích nghi của người Jrai với thiên nhiên.