Phú Thiện đẩy mạnh xã hội hóa cơ sở vật chất trường học

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
(GLO)- Theo bà Nguyễn Thị Hoa-Trưởng phòng Giáo dục và Đào tạo huyện Phú Thiện (tỉnh Gia Lai), những năm qua, ngoài việc sử dụng nguồn ngân sách nhà nước, nhiều trường học đã đẩy mạnh công tác xã hội hóa, kêu gọi sự chung tay của xã hội để hoàn thiện cơ sở vật chất trường lớp.

Đến thăm Trường THCS Lê Quý Đôn (xã Ia Peng), chúng tôi không chỉ ngạc nhiên bởi cảnh quan xanh-sạch-đẹp mà cơ sở vật chất khá hiện đại với đầy đủ đồ dùng thiết bị dạy học. Thầy Phan Công Đương-Hiệu trưởng nhà trường-cho biết: Trường hiện có 8 lớp với 313 học sinh. Do số lượng đầu lớp ít nên nguồn kinh phí cấp trên phân bổ rất hạn hẹp. Trước thực trạng đó, Ban Giám hiệu nhà trường huy động sự chung tay của toàn xã hội để cải tạo, nâng cấp cơ sở vật chất phòng học, các công trình phụ trợ như: bếp ăn, nhà vệ sinh, hệ thống nước uống, khu vui chơi cho học sinh…

Các đại biểu cắt băng khánh thành phòng học tại điểm trường thôn Mơ Nai Trang (Trường Tiểu học Lý Tự Trọng, xã Ia Piar). Ảnh: V.C

Các đại biểu cắt băng khánh thành phòng học tại điểm trường thôn Mơ Nai Trang (Trường Tiểu học Lý Tự Trọng, xã Ia Piar). Ảnh: V.C

Để huy động các nguồn lực đạt hiệu quả, nhà trường xây dựng kế hoạch kêu gọi tài trợ ngay từ đầu năm với các hạng mục còn thiếu, kết nối với các tổ chức, cá nhân, Mạnh Thường Quân nhờ giúp đỡ. Quá trình sử dụng nguồn kinh phí đảm bảo công khai, minh bạch, tổ chức bàn giao, thường xuyên liên lạc trao đổi, báo cáo hiệu quả sử dụng cho các đơn vị tài trợ. Qua đó, nhà trường tạo niềm tin và giữ được mối liên kết với các đơn vị, doanh nghiệp, nhà hảo tâm.

Một số công trình hình thành nhờ công tác xã hội hóa gồm: khu vui chơi cho học sinh trị giá 25 triệu đồng, hệ thống nước uống 54 triệu đồng, một dãy phòng học 1,5 tỷ đồng… Đầu tháng 5 vừa qua, nhà trường tổ chức khánh thành nhà để xe mới cho học sinh trị giá 40 triệu đồng do thầy Nguyễn Huy Hoàng-giáo viên Vật lý của trường kêu gọi tài trợ, trong đó thầy Hoàng hỗ trợ 50% kinh phí.

Chia sẻ về việc làm của mình, thầy Hoàng cho biết: “Năm 2019, từ nguồn đóng góp của người dân trong xã, nhà trường đã xây dựng nhà để xe học sinh trị giá trên 30 triệu đồng. Tuy nhiên, phương tiện học sinh đến trường ngày càng nhiều khiến nhà xe quá tải. Chính vì vậy, đầu năm học 2022-2023, khi nhà trường kêu gọi tài trợ mở rộng thêm nhà để xe, tôi đã trích một phần tiết kiệm và huy động thêm sự chung tay đóng góp của các nhà hảo tâm để hoàn thành công trình”.

Em Đỗ Quỳnh Giao (học sinh lớp 9A) bộc bạch: “Diện tích nhà để xe cũ không đủ, nhiều hôm trời mưa vừa bị ngập, xe lại bị ướt nên rất bất tiện. Có nhà để xe mới rồi chúng em yên tâm hơn rất nhiều, cùng nhắc nhở nhau dựng xe gọn gàng, giữ vệ sinh chung”.

Niềm vui của các em học sinh Trường Tiểu học Lý Tự Trọng (điểm trường thôn Mơ Nai Trang, xã Ia Piar) bên dãy phòng học mới. Ảnh: Vũ Chi

Niềm vui của các em học sinh Trường Tiểu học Lý Tự Trọng (điểm trường thôn Mơ Nai Trang, xã Ia Piar) bên dãy phòng học mới. Ảnh: Vũ Chi

Cô Hoàng Diệu Loan-giáo viên Trường THPT Trần Quốc Tuấn (thị trấn Phú Thiện) thấu hiểu những khó khăn trong dạy và học khi cơ sở vật chất trường lớp chưa đảm bảo. Từ trăn trở đến hành động, 2 năm học gần đây, cô đã kết nối với Quỹ Những tấm lòng nhân ái kêu gọi tài trợ, xây dựng cơ sở vật chất cho 4 trường học trong huyện với kinh phí hơn 2 tỷ đồng. Mới đây nhất là 2 phòng học, sân trường, tường rào với tổng kinh phí 450 triệu đồng do Quỹ Những tấm lòng nhân ái phối hợp với Công ty cổ phần Dịch vụ địa ốc MGV tài trợ cho Trường Tiểu học Lý Tự Trọng (điểm trường buôn Mơ Nai Trang, xã Ia Piar).

Thầy Bùi Văn Thắng-Hiệu trưởng Trường Tiểu học Lý Tự Trọng-cho biết: Điểm trường buôn Mơ Nai Trang trước đây chỉ có 2 phòng học với 3 lớp nên việc dạy trái buổi, phụ đạo học sinh yếu gặp nhiều khó khăn. Nhờ có sự tài trợ của Quỹ Những tấm lòng nhân ái và các Mạnh Thường Quân, đầu năm 2023, nhà trường đã xây dựng thêm 2 phòng học, đổ bê tông sân trường và làm hàng rào kiên cố.

Có thể bạn quan tâm

Cô giáo Huỳnh Thị Cẩm Hồng: Kiên trì "ươm mầm" tri thức ở vùng khó

Cô giáo Huỳnh Thị Cẩm Hồng: Kiên trì "ươm mầm" tri thức ở vùng khó

(GLO)- Suốt 7 năm công tác tại điểm trường làng Châu (Trường PTDTBT Tiểu học và THCS Nguyễn Khuyến, xã Chư Krêy, huyện Kông Chro), cô Huỳnh Thị Cẩm Hồng luôn vượt khó kiên trì bám lớp. Càng thương học trò, cô càng quyết tâm "ươm mầm" tri thức, giúp các em có một tương lai tươi sáng hơn.

Trường học hạnh phúc

Trường học hạnh phúc

Một “trường học hạnh phúc”, không chỉ ở trường lớp khang trang, cảnh quan đẹp, trang thiết bị hiện đại, mà quan trọng nhất, phải là nơi học sinh, giáo viên, cán bộ nhân viên thấy an toàn, được yêu thương, tôn trọng, hăng say giảng dạy và học tập.

Hun hút giữa mây ngàn

Hun hút giữa mây ngàn

Bám trường lớp ở những nóc heo hút, nhiều thầy cô giáo gần như gởi cả thanh xuân theo cuộc hành trình. Đầu tuần, những người trẻ lầm lụi ôm ba lô ngược núi. Họ như mất hút cho tới cuối tuần, mới có thể ra nơi có sóng điện thoại.

Vừa học vừa run trong ngôi trường chờ… sập

Vừa học vừa run trong ngôi trường chờ… sập

Sau gần 30 năm đưa vào sử dụng, điểm trường Phú Quý thuộc Trường Tiểu học số 2 Bình Châu (xã Bình Châu, huyện Bình Sơn, tỉnh Quảng Ngãi) hiện xuống cấp nghiêm trọng, tường bong tróc, nứt toác… chờ sập. Hàng trăm học sinh và giáo viên thấp thỏm, lo âu vừa học vừa run.

Thầy giáo 'Idol'

Thầy giáo 'Idol'

Ở Trường Tiểu học Võ Thị Sáu, xã Hỏa Lựu, thành phố Vị Thanh, tỉnh Hậu Giang, học sinh gọi thầy giáo Phùng Văn Tráng, SN 1990, Bí thư Đoàn trường, là Idol (thần tượng). Không chỉ dạy giỏi, thầy luôn “sống cho đi”, giản dị.

Nhà vệ sinh bẩn trong trường học: Nhiều hệ lụy

Nhà vệ sinh bẩn trong trường học, nhiều hệ lụy

(GLO)- Những bức tường bám đầy rong rêu, thiết bị vệ sinh bám bẩn ố vàng, bốc mùi khó chịu, quá tải… là hiện trạng chung đang diễn ra tại không ít trường học đứng chân trên địa bàn các xã ở tỉnh Gia Lai. Điều này dẫn đến nhiều hệ lụy về sức khỏe, tâm lý của học sinh lẫn mỹ quan học đường.

'Bà giáo' khó đứng lớp mầm non

'Bà giáo' khó đứng lớp mầm non

Giáo viên mầm non là nghề đặc thù, đòi hỏi có sức khỏe, sự dẻo dai, linh hoạt để đảm bảo an toàn cho trẻ trong quá trình chăm sóc, dạy dỗ. Do đó, nhiều nhà giáo ủng hộ đề xuất cho nhà giáo ở bậc học này nghỉ hưu ở tuổi 55.