Phụ nữ Chư Păh chung tay "chống rác thải nhựa"

Theo dõi Báo Gia Lai trênGoogle News
(GLO)- Với việc xây dựng các mô hình cụ thể, thiết thực, Hội Liên hiệp phụ nữ (LHPN) huyện Chư Păh (tỉnh Gia Lai) đã từng bước vận động hội viên phụ nữ tích cực tham gia phong trào “Chống rác thải nhựa” để bảo vệ môi trường.
Được thành lập từ đầu tháng 7-2021, Câu lạc bộ “Phụ nữ nói không với rác thải nhựa” của Hội LHPN xã Ia Mơ Nông đã cho thấy hiệu quả thiết thực trong việc nâng cao ý thức hội viên, phụ nữ trong hạn chế sử dụng túi ni lông để bảo vệ môi trường. Chị Rơ Châm H’Yúi (làng Phung) bày tỏ: “Sau khi hiểu được tác hại của rác thải nhựa, chúng tôi chuyển sang sử dụng gùi và lá chuối để đựng thực phẩm khi đi chợ. Tôi cũng đã tuyên truyền, vận động chị em trong làng mang gùi đi chợ để tạo sự lan tỏa”. Nói về mô hình này, chị H’Uyên Niê-Phó Chủ tịch Hội LHPN xã-cho hay: Ngay sau khi thành lập mô hình tại làng Phung, Hội LHPN xã đã tặng gùi cho các thành viên Câu lạc bộ; đồng thời, vận động hội viên đi chợ bằng gùi và sử dụng lá chuối, hộp nhựa đựng thức ăn để hạn chế sử dụng túi ni lông. Đến nay, hầu hết hội viên, phụ nữ trong làng đều tích cực thực hiện.
Không chỉ riêng xã Ia Mơ Nông, dưới sự hướng dẫn của Hội LHPN huyện, nhiều địa phương khác trên địa bàn huyện Chư Păh cũng đã thành lập những mô hình hay, thiết thực nhằm chung tay chống rác thải nhựa. Điển hình tại xã Ia Nhin đã thành lập mô hình “Ngôi nhà xanh thu gom rác thải nhựa” và 2 câu lạc bộ “Phụ nữ nói không với rác thải nhựa”. Từ các mô hình này, Hội LHPN xã đã cấp 100 giỏ nhựa; kết hợp vận động các thành viên đi chợ bằng giỏ nhựa; thực hiện phân loại rác thải có thể tái chế để bán gây quỹ. “Việc làm này không chỉ gìn giữ vệ sinh môi trường mà chúng tôi còn có kinh phí để giúp hội viên khó khăn, trẻ em nghèo”-bà Nguyễn Thị Thư-Chủ tịch Hội LHPN xã Ia Nhin-cho hay.
Các thành viên Câu lạc bộ Phụ nữ nói không với rác thải nhựa của Hội LHPN xã Ia Mơ Nông đi chợ bằng gùi. Ảnh: Nhật Hào
Các thành viên Câu lạc bộ "Phụ nữ nói không với rác thải nhựa" của Hội LHPN xã Ia Mơ Nông đi chợ bằng gùi. Ảnh: Nhật Hào
Tại thị trấn Phú Hòa, mô hình “Ngôi nhà xanh tiết kiệm đồng hành cùng phụ nữ và trẻ em nghèo” được thành lập từ tháng 7-2020 đã giúp phụ nữ trên địa bàn thu gom, phân loại rác thải. Đối với rác thải hữu cơ sẽ dùng để ủ làm phân bón cho cây trồng, rác thải không tái chế được chị em gom lại để Trạm Cấp nước và Dịch vụ đô thị huyện đưa đi xử lý; còn rác thải tái chế được quyên góp để bán gây quỹ. Bà Vũ Thị Thắm-Chủ tịch Hội LHPN thị trấn Phú Hòa-cho biết: “Mô hình này đã tạo thói quen tốt cho hội viên, phụ nữ trong tham gia chống rác thải nhựa cũng như tạo được nguồn quỹ để đảm bảo các hoạt động của Hội tốt hơn. Đặc biệt, từ nguồn thu bán phế liệu đã gây quỹ giúp đỡ được một số hội viên, phụ nữ nghèo và trẻ em có hoàn cảnh khó khăn trên địa bàn”.
Trao đổi với P.V, bà Nguyễn Thị Bảy-Chủ tịch Hội LHPN huyện Chư Păh-thông tin: Hội đã chủ động ký cam kết với Phòng Tài nguyên và Môi trường về thực hiện hiệu quả phong trào “Chống rác thải nhựa” bằng những việc làm thiết thực, cụ thể. Theo đó, Hội đã tặng 300 sọt nhựa đựng rác, 800 giỏ nhựa, 200 túi vải sử dụng nhiều lần cho hội viên, phụ nữ. Đồng thời, hướng dẫn các cơ sở Hội lồng ghép tuyên truyền các nội dung về bảo vệ môi trường nói chung, chống rác thải nhựa nói riêng trong các buổi sinh hoạt.
Không chỉ tuyên truyền hạn chế sử dụng túi ni lông, Hội LHPN xã Ia Mơ Nông còn vận động hội viên dọn vệ sinh, trồng con đường hoa để tạo cảnh quan sạch đẹp. Ảnh: Nhật Hào
Không chỉ tuyên truyền hạn chế sử dụng túi ni lông, Hội LHPN xã Ia Mơ Nông còn vận động hội viên phụ nữ dọn vệ sinh, trồng con đường hoa để tạo cảnh quan xanh-sạch-đẹp. Ảnh: Nhật Hào
“Bên cạnh đó, các cấp Hội còn cấp phát hơn 3.000 tờ rơi tuyên truyền về bảo vệ môi trường; tổ chức định kỳ các buổi ra quân dọn dẹp vệ sinh các khu vực công cộng, di dời chuồng trại chăn nuôi ra xa nhà ở, trồng con đường hoa, hàng rào xanh. Đến nay, Hội đã ra mắt được 19 mô hình chống rác thải nhựa, 14 chi hội phụ nữ “5 không, 3 sạch” xây dựng nông thôn mới, 2 câu lạc bộ phụ nữ nói không với rau 2 luống, 34 mô hình tổ phụ nữ tự quản bảo vệ môi trường. Những mô hình, hoạt động này đã góp phần thiết thực trong việc nâng cao ý thức, thay đổi hành vi của hội viên, phụ nữ trong bảo vệ môi trường, góp phần xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh”-Chủ tịch Hội LHPN huyện thông tin thêm.
NHẬT HÀO

Có thể bạn quan tâm

Kbang chú trọng gìn giữ, bảo vệ môi trường

Kbang chú trọng gìn giữ, bảo vệ môi trường

(GLO)- Cùng với đẩy mạnh tuyên truyền, chỉ đạo triển khai thực hiện thu gom, xử lý rác thải đảm bảo quy định, huyện Kbang cũng đã ưu tiên nguồn lực cho công tác bảo vệ môi trường (BVMT), góp phần gìn giữ cảnh quan môi trường xanh-sạch-đẹp.

Ia Grai chú trọng bảo vệ môi trường sinh thái

Ia Grai chú trọng bảo vệ môi trường sinh thái

(GLO)- Những năm qua, huyện Ia Grai (tỉnh Gia Lai) đẩy mạnh tuyên truyền và triển khai có hiệu quả công tác phân loại, thu gom, xử lý rác thải tại nguồn. Nhờ đó, nhận thức của người dân về bảo vệ môi trường sinh thái ngày càng chuyển biến tích cực, chất lượng môi trường từng bước được nâng cao.

Đức Cơ gặp khó trong thực hiện tiêu chí hộ nghèo

Đức Cơ gặp khó trong thực hiện tiêu chí hộ nghèo

(GLO)- Mặc dù đã có nhiều nỗ lực trong huy động nguồn lực thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới nhưng đến nay huyện Đức Cơ vẫn gặp nhiều khó khăn, nhất là trong thực hiện tiêu chí hộ nghèo đa chiều. Đến nay, toàn huyện chỉ có 2/9 xã đạt tiêu chí hộ nghèo đa chiều.

Xu hướng thiết kế nhà ở Gia Lai: Không gian sống hiện đại, thân thiện môi trường

Xu hướng thiết kế nhà ở Gia Lai: Không gian sống hiện đại, thân thiện môi trường

(GLO)-

"Nhà là nơi để trở về" điều này không chỉ phản ánh ý nghĩa tinh thần mà còn gợi nhắc tầm quan trọng của việc thiết kế nhà ở nhằm nâng cao chất lượng sống. Nhà ở hiện đại được bố trí không gian xanh thân thiện với môi trường đang trở thành xu hướng tại Gia Lai.

Khẳng định thế và lực

Khẳng định thế và lực

Số liệu vừa được Cục Thống kê TP HCM công bố cho thấy bức tranh kinh tế-xã hội 8 tháng đầu năm 2024 của thành phố tiếp tục phục hồi-bao gồm sản xuất công nghiệp, tổng mức bán lẻ hàng hóa và dịch vụ, kim ngạch xuất nhập khẩu, giải ngân đầu tư công...
Cứu sông Ba chờ đến bao giờ?

Cứu sông Ba chờ đến bao giờ?

Hơn 1 triệu người dân các tỉnh Gia Lai, Phú Yên ngày đêm bức xúc, mong ngóng các bộ, ngành khắc phục "sai lầm thế kỷ" khi quy hoạch thủy điện An Khê - Ka Nak, trả lại nước cho sông Ba.