Phối hợp ngăn chặn nạn lừa đảo đưa lao động Việt Nam đi làm việc tại Australia trong ngành nông nghiệp

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
(GLO)- Sở Lao động-Thương binh và Xã hội (LĐTB-XH) tỉnh Gia Lai vừa có văn bản về phối hợp thông tin để ngăn chặn tình trạng lừa đảo đưa lao động Việt Nam đi làm việc tại Australia trong ngành nông nghiệp.

Ngày 1-3-2024, Bộ LĐTB-XH Việt Nam và Bộ Ngoại giao và Thương mại Australia đã ký kết Kế hoạch thực hiện Bản ghi nhớ giữa Chính phủ Australia và Chính phủ Việt Nam về hỗ trợ công dân Việt Nam đi làm việc trong ngành nông nghiệp tại Australia (Chương trình PALM).

Lao động làm việc trong trang trại nông nghiệp tại Australia. Ảnh minh họa nguồn: Molisa.gov.vn

Lao động làm việc trong trang trại nông nghiệp tại Australia. Ảnh minh họa nguồn: Molisa.gov.vn

Theo đó, hai bên sẽ thống nhất lựa chọn đơn vị thực hiện để đưa 1.000 lao động Việt Nam đi làm việc trong ngành nông nghiệp tại Australia (bắt đầu trong năm 2024). Triển khai chủ trương đó, hiện nay, Bộ LĐTB-XH và Đại sứ quán Australia tại Việt Nam đang phối hợp lựa chọn doanh nghiệp Việt Nam đủ điều kiện, đơn vị sự nghiệp tham gia vào Chương trình PALM và đơn vị có pháp nhân tại Việt Nam đại diện cho Australia thực hiện nhiệm vụ hỗ trợ, cung cấp thông tin về chương trình đến người lao động, hướng dẫn doanh nghiệp và người lao động làm thủ tục hồ sơ xin cấp thị thực (visa) vào Australia làm việc, tổ chức khóa đào tạo miễn phí cho người lao động trước khi xuất cảnh.

Tuy nhiên, thời gian gần đây đã xuất hiện một số tổ chức, cá nhân mạo danh được Bộ LĐTB-XH và phía Australia lựa chọn để tuyển chọn, thu tiền của người lao động trái quy định của pháp luật, có nguy cơ gây mất an ninh, trật tự tại một số địa phương.

Để ngăn chặn tình trạng cá nhân, tổ chức lợi dụng thông tin Chương trình PALM để lừa đảo, thu tiền của người lao động trên địa bàn tỉnh, Sở LĐTB-XH đề nghị các sở, ban, ngành của tỉnh; các cơ quan báo chí, truyền thông của tỉnh; UBND các huyện, thị xã, thành phố; các hội đoàn thể tỉnh và Trung tâm Dịch vụ việc làm tỉnh thông báo công khai, rộng rãi trên các phương tiện thông tin đại chúng, niêm yết công khai Công văn số 831/SLĐTBXH-CSLĐ, ngày 17-5-2024 của Sở LĐTB-XH về việc phối hợp tuyên truyền thông tin để ngăn chặn tình trạng lừa đảo đưa lao động Việt Nam đi làm việc tại Australia trong ngành nông nghiệp trên bảng tin của sở, Website của cơ quan, đơn vị, địa phương để người dân trên địa bàn tỉnh biết.

Đồng thời, Sở LĐTB-XH đề nghị người dân không nộp tiền cho bất kỳ tổ chức, cá nhân nào để đăng ký tham gia Chương trình PALM cho tới khi Bộ LĐTB-XH và Đại sứ quán Australia tại Việt Nam công bố chính thức danh sách doanh nghiệp dịch vụ Việt Nam, đơn vị sự nghiệp được lựa chọn tham gia Chương trình PALM và đơn vị được phía Australia lựa chọn thực hiện Chương trình.

Có thể bạn quan tâm

Cán bộ, công chức cấp xã nhanh chóng thích ứng mô hình chính quyền mới

Cán bộ, công chức cấp xã thích ứng nhanh với mô hình chính quyền mới

(GLO) - Sau khi sắp xếp lại các đơn vị hành chính, đội ngũ cán bộ, công chức cấp xã trên địa bàn tỉnh Gia Lai đã nhanh chóng thích ứng với mô hình chính quyền mới. Với tinh thần trách nhiệm, tận tụy, họ góp phần đảm bảo bộ máy vận hành thông suốt, phục vụ hiệu quả người dân và doanh nghiệp.

Sử dụng kết quả KPI để sàng lọc cán bộ yếu kém ra khỏi bộ máy

Sử dụng kết quả KPI để sàng lọc cán bộ yếu kém ra khỏi bộ máy

Luật Cán bộ, công chức năm 2025 quy định, cơ quan quản lý sẽ sử dụng kết quả đánh giá để thực hiện khen thưởng, chế độ thu nhập tăng thêm, tiền thưởng hoặc xem xét bố trí vị trí việc làm thấp hơn hoặc cho thôi việc để sàng lọc người không đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ ra khỏi bộ máy.

Giải bài toán nguồn nhân lực để tạo đột phá phát triển

Giải bài toán nguồn nhân lực để tạo đột phá phát triển

(GLO)- Phấn đấu đến năm 2030, trên 25% lao động qua đào tạo có bằng cấp, chứng chỉ; hàng năm thu hút khoảng 3.000 lao động nông thôn tham gia học nghề ở các cấp trình độ thuộc lĩnh vực giáo dục nghề nghiệp là những mục tiêu quan trọng để giải “bài toán” nguồn nhân lực nhằm tạo đột phá phát triển.

Hút chất xám vào khu vực công

Hút chất xám vào khu vực công

Đầu những năm 1990, khi Việt Nam bắt đầu mở cửa phát triển kinh tế, đã có ý kiến của các Việt kiều kiến nghị Chính phủ cần có chính sách sử dụng các chuyên gia giỏi người Việt ở nước ngoài bổ trợ cho phát triển kinh tế đất nước.

null