"Phát sốt" với hot boy 9X có tài vẽ tranh chì như thật

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
Chưa từng qua một trường lớp hội họa nào, dụng cụ đơn giản chỉ là những khổ giấy trắng và chì than nhưng chàng trai 9X đã khiến mọi người phát sốt với những bức tranh chì như thật.
Đó là chàng trai Phạm Thanh Lâm (27 tuổi, trú tại thôn Tân Lập, xã Ia Sao, huyện Ia Grai, Gia Lai). Có ước mơ vẽ tranh từ nhỏ, từ khi còn ngồi trên ghế nhà trường Lâm đã vẽ rất nhiều bức tranh tặng cho các bạn cùng lớp. Tuy nhiên, những bức tranh Lâm vẽ đều bị nhận xét là không giống thực nên anh càng quyết tâm vẽ giống hơn.
Những danh thủ bóng khi qua tay chàng trai đa tài đều giống như người thật.
Những danh thủ bóng khi qua tay chàng trai đa tài đều giống như người thật.
Thế nhưng, khi anh vẽ đều tay hơn và chuẩn bị đi thi đại học ngành hội họa thì gia đình lại không có điều kiện. Chấp nhận gác lại ước mơ, nhưng đôi tay không chấp nhận ngừng nghỉ. Dù làm bất cứ việc gì, anh vẫn dành cho mình một quãng thời gian ngắn để rèn luyện thêm tay nghề cho riêng mình.
Chân dung Bác Hồ do anh Phạm Thanh Lâm vẽ bằng chì.
Chân dung Bác Hồ do anh Phạm Thanh Lâm vẽ bằng chì.
Một thời gian sau, khi những bức tranh anh vẽ giống 100% tranh thật, anh bắt đầu nhận vẽ thuê cho khách hàng sau mỗi buổi đi làm về. “Ước mơ của mình là được làm họa sĩ, nhưng hồi đó gia đình không có điều kiện cho đi học nên đành phải đi làm. Cứ có thời gian rảnh mình lại đem giấy, bút ra vẽ, rồi mê mẩn lúc nào chẳng hay. Cứ như vậy ban ngày mình đi lái xe, làm nhôm kính… tối về mình lấy giấy bút vẽ tranh cho khách hàng. Năm nay là năm thứ 3 mình nhận vẽ tranh than chì cho mọi người…”, anh Lâm bộc bạch.
Từ những tấm ảnh nhỏ của nhân vật, Lâm đã vẽ nên những tác phẩm nghệ thuật.
Từ những tấm ảnh nhỏ của nhân vật, Lâm đã vẽ nên những tác phẩm nghệ thuật.
Theo chàng trai trẻ, để vẽ được một bức tranh than chì như vậy chỉ cần 2 nguyên liệu đó là khổ giấy trắng và than chì. Sẽ có 3 bước để có được một bức tranh chì y như thật, bước đầu tiên là dựng hình, phác họa. Đây cũng là bước khó nhất, nếu như dựng hình không giống, vẽ các chi tiết cũng sẽ không giống. Bước tiếp theo là đánh bóng lên khối cảm nhận sắc độ, ánh sáng và bước cuối cùng là hoàn thiện bản vẽ cảm nhận thần thái, ngũ quan của nhân vật.
Chân dung của đôi vợ chồng ở tuổi xế chiều.
Chân dung của đôi vợ chồng ở tuổi xế chiều.
Chia sẻ với chúng tôi về kỷ niệm nhớ nhất, anh Lâm thổ lộ: “Đó là một lần mình nhận phục hồi ảnh cũ cho một chị ở Hà Nội. Chị ấy chỉ chuyển cho mình bức ảnh cũ của bố, bức ảnh lớn hơn ảnh thẻ một chút, rất mờ, thậm chí đã mất hết nét chỉ còn mỗi bố cục. Theo như chị ấy chia sẻ thì tấm ảnh chị ấy đưa cho mình là bức ảnh chị chụp hồi gần tròn 1 tuổi với cha. Nhìn tấm ảnh mờ, cũ mất nét cùng với những mô tả bằng lời nói của chị, mình đã phác thảo và hoàn thiện bản vẽ trong 1 tuần. Sau đó, mình chuyển giao ảnh thì vị khách này rất hài lòng và nói rất giống với cha chị ấy. Thật sự, đây là kỷ niệm khiến mình rất vui”.
Bức tranh diễn tả niềm hạnh phúc của đôi vợ chồng trẻ trong ngày cưới được Lâm vẽ.
Bức tranh diễn tả niềm hạnh phúc của đôi vợ chồng trẻ trong ngày cưới được Lâm vẽ.
Theo anh Lâm, để hoàn thiện bức tranh A2 sẽ mất từ 3 - 4 ngày, còn khổ A0 sẽ mất khoảng 20 ngày. Bức tranh A0 giá khoảng 1 triệu đồng. Khi vẽ tranh chân dung, đặc biệt là vẽ tranh các vĩ nhân như Bác Hồ hay Đại tướng Võ Nguyên Giáp phải tập trung cao độ, nét sao là phải vẽ vậy không được vẽ sai, vẽ lách như những chân dùng bình thường được. Mỗi bức chân dung, anh Lâm đặc biệt quan tâm đến đôi mắt vì anh cho rằng “đôi mắt là cửa sổ tâm hồn”, nhìn vào đôi mắt có thể thấy thần thái của bức tranh.
Chia sẻ về dự định sắp tới, anh Lâm cho hay: “Hiện mình đang chuẩn bị vẽ hai bức A0 về Bác Hồ và Đai tướng Võ Nguyên Giáp để cống hiến cho bảo tàng. Bên cạnh đó, mình cũng đang có dự định sẽ mở thêm một cửa hàng vừa nhận vẽ tranh vừa làm khung tranh”.
Trần Hiền (Danviet)

Có thể bạn quan tâm

“Lặng lẽ trưởng thành” cùng sách

“Lặng lẽ trưởng thành” cùng sách

(GLO)- “Dáng vẻ của một người yên lặng đọc sách khá giống với những gì tôi cảm thấy khi nghĩ về một người đang trưởng thành trong lặng lẽ”-đó là cảm nhận của chị Trần Thị Kim Phùng Thủy-Trưởng ban Điều hành dự án “Văn hóa đọc Gia Lai” về giá trị sâu bền mà sách mang lại.

Thơ Lenguyen: Mùa qua phố

Thơ Lenguyen: Mùa qua phố

(GLO)- Bài thơ "Mùa qua phố" của tác giả Lenguyen là một bức tranh dịu dàng, gợi cảm xúc, đưa người đọc bước vào không gian phố núi Pleiku trong thời khắc chuyển mùa. Với giọng điệu lãng mạn và sâu lắng, bài thơ khơi gợi vẻ đẹp bình dị nhưng đầy chất thơ của phố núi...

Con đường tất yếu

Con đường tất yếu

Vài năm trở lại đây, các sản phẩm văn hóa - nghệ thuật Việt đã được khai thác với tinh thần mới: vừa trân trọng truyền thống, vừa dấn thân khai phá cái mới.

Xây dựng nghị định về khuyến khích phát triển văn học là cần thiết

Xây dựng nghị định về khuyến khích phát triển văn học là cần thiết

Ngày 4-4, tại Hà Nội, Bộ VH-TT-DL tổ chức hội thảo lấy ý kiến xây dựng Nghị định về khuyến khích phát triển văn học. Đây là một bước quan trọng nhằm tạo dựng hành lang pháp lý hỗ trợ nền văn học Việt Nam phát triển bền vững trong bối cảnh toàn cầu hóa và cách mạng công nghiệp 4.0.

 Thơ Lữ Hồng: Bầu trời trở lại

Thơ Lữ Hồng: Bầu trời trở lại

(GLO)- "Bầu trời trở lại" của Lữ Hồng là bài thơ giàu hình ảnh và cảm xúc, gợi lên sự chuyển mình của thiên nhiên, lòng người. Bài thơ là bức tranh thiên nhiên đẹp đẽ, cũng là một hành trình nội tâm sâu sắc, nơi con người giao hòa với đất trời, với những giấc mơ và niềm tin vào ngày mai.

Thơ Đào An Duyên: Đêm sang mùa

Thơ Đào An Duyên: Đêm sang mùa

(GLO)- Bài thơ "Đêm sang mùa" của Đào An Duyên là một bức tranh thơ mộng về những khoảnh khắc chuyển giao, khi đêm và mùa giao thoa, khi không gian và thời gian hòa quyện vào nhau, tạo nên một cảm giác lạ kỳ, huyền bí...

Chuyện học trong một gia đình trí thức Jrai

Chuyện học trong một gia đình trí thức Jrai

(GLO)- Sinh ra trong một gia đình trí thức người Jrai ở thị xã Ayun Pa (tỉnh Gia Lai), cô Kpă H’Nina-Giáo viên môn Tiếng Anh ở Trường THPT Huỳnh Thúc Kháng (huyện Ia Grai) không chỉ được rèn giũa tinh thần ham học, mở mang kiến thức mà còn được thừa hưởng vẻ đẹp của cả bố và mẹ.